Pô Rômê là tên một vị vua Chăm đã được thần hóa, và được thờ trong ngôi tháp này (nên người dân gọi tên tháp theo tên vua). Biên niên sử người Chăm ghi vua Pô Rômê trị vì từ 1627 đến 1651 (thời kỳ này Chămpa đã là phiên thuộc của Việt Nam). Ông vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua, nên dân chúng vẫn thường gọi ông là ông vua mục đồng.
Là ông vua có công với đất nước nên vua Pô Rômê được thờ cúng trong tháp. Hiện nay trong tháp còn tượng đá của ông, cao 1,2 met và hằng năm vào những ngày lễ, tết người Chăm vẫn thường xuyên làm lễ cầu khấn.
Cũng ở tháp, có 2 pho tượng phụ nữ, đó là 2 hoàng hậu vợ vua. Bên trong tháp là tượng hoàng hậu người Chăm tên Pô Bia Sancan, người đã nhảy vào giàn thiêu chết theo vua. Bên ngoài tháp là tượng hoàng hậu Sucih người Khmer, người không chết theo vua.
Thế nhưng Pô Rômê có đến 3 hoàng hậu, và người mà vua yêu nhất - hoàng hậu Bia Út - thì lại không có bức tượng nào ở tháp cả. Vi sao vậy?
Hoàng hậu Bia Út là một người Việt Nam. Nàng là công nữ Ngọc Khoa, con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Như Huyền Trân đời Trần được gả cho Chế Mân, nhưng câu chuyện về Ngọc Khoa (hoàng hậu Bia Út) không được sử Việt nhắc đến nhiều. (Như người chị của Ngọc Khoa là công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua Miên, cả hai người đều không hề được ghi tiểu sử trong chính sử triều Nguyễn).
Sử Việt không nhắc, nhưng người dân Chăm không quên...
Từ khi thành hoàng hậu, nàng Bia Út bắt đầu dò la bí mật cung đình Chiêm thành cho vua cha. Nàng biết được vương quốc Chiêm Thành còn tồn tại được là nhờ cây krết trong hoàng cung che chở.
Một hôm Bia Út giả vờ lâm bệnh nặng, khiến vua Pô Rômê vô cùng lo lắng. Nàng đổ cho cây krết làm hại nàng, và phải đốn cây thiêng ấy đi nàng mới khỏi bệnh.
Vua Pô Rômê hỏi ý kiến các pháp sư. Mọi người đều không đồng ý, nhưng vì quá yêu Bia Út vua vẫn quyết định cho chặt cây krết.
Suốt ba ngày liền, dù chặt thế nào cây krết vẫn đứng vững, vì vết chặt liền lại ngay. Vua Pô Rômê đùng đùng nổi giận, đích thân cầm búa chặt cây. Sau ba nhát búa trời giáng của vua, cây krết rên rỉ đổ xuống, máu từ thân cây tuôn ra như suối.
Nàng Bia Út khỏi bệnh, nhà vua hân hoan vui mừng, nhưng thần dân nước Chiêm đau đớn vì cây hộ mệnh cho đất nước không còn nữa.
Ít lâu sau, hoàng hậu Bia Út mượn cớ mẹ già ở nước Việt đau ốm phải về thăm. Ít lâu sau nữa, một đoàn quân của chúa Nguyễn theo đường biển tiến đánh Chămpa.
Vua Pô Rômê thua trận và bị bắt nhốt trong cũi sắt. Khi ông chết đi, thi hài được mang về nước hỏa táng theo tập tục.
Nước Chămpa suy sụp dần. Hơn 40 năm sau, năm 1693 Nguyễn Hữu Cảnh đánh bại lực lượng Chămpa cuối cùng. Chúa Nguyễn đổi tên Chiêm Thành Quốc thành Thuận Thành Trấn, sau đó đổi Thuận Thành Trấn thành Bình Thuận Phủ. Chiêm Thành không còn nữa!
---
Người Chăm vẫn cho rằng hoàng hậu Bia Út - nàng Ngọc Khoa - là một trong những nguyên nhân làm vong quốc và oán hận không nguôi. Còn vua Pô Rômê, không biết hồn thiêng của ông trong ngôi tháp cổ ấy có u uất chăng với cuộc tình oan trái.
---
Hậu thế đứng bên tháp cổ chỉ còn biết bùi ngùi hoài niệm...
Rừng trầm cô tịch, đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo, hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm. Tháng, năm buồn ngân...
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu? Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.
Lầu các đâu?Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.
Phạm Hoài Nhân
Trong suốt chiều dài lịch sử Champa luôn luôn gây hấn với Đại Việt. Thời đó vùng đất phía Nam vốn hoang vu sao không tiến về phía đó mà mở mang bờ cõi, cớ sao cứ phải tiến về phía Bắc để đánh nhau với Đại Việt ? Đất đai nhỏ hẹp lại hay chịu giông bão (ở khu vực miền Trung hiện nay)sao không lo tiến về phía Tây mà tránh bão ? lại dùng đất đó để đổi lấy mấy cô công chúa Việt ? như vậy có 2 yếu tố chủ yếu trong cách nghĩ của các vua Cahmpa, 1 là xem vùng đất hay có thiên tai kia không đáng gì nên dể dàng đem cho nước khác để thỏa mãn mong muốn riêng tư chứ không vì quốc gia. 2 là chẳng xem Đại Việt ra gì nên vất cho cục đất đầy thiên tai bão tố để làm quà cưới cô dâu Việt. Người Kinh không bao giờ có ý định tiêu diệt người Champa, ngược lại sống hòa thuận như anh em, cụ thể là người Kinh từ lâu đã tiếp nhận những văn hóa tốt đẹp của người Cha8mpa như thờ cá Ông, thờ bà Po naga tôn Bà là Thiên Y Thánh Mẫu. Ngày nay nước vẫn tiếp tục truyền thống xưa của tổ tiên người Việt là đối đãi tốt và tạo nhiều ưu đãi cho những dân tộc cùng chung sống ở Việt Nam. Không nên giữ thái độ thù nghịch khi cùng chung sống với nhau, ngược lại người Chăm pa nên đóng góp những giá trị văn hóa của dân tộc mình để làm giàu cho nền văn hóa chung Việt Nam.
Trả lờiXóaTrong suốt chiều dài lịch sử Champa luôn luôn gây hấn với Đại Việt. Thời đó vùng đất phía Nam vốn hoang vu sao không tiến về phía đó mà mở mang bờ cõi, cớ sao cứ phải tiến về phía Bắc để đánh nhau với Đại Việt ? Đất đai nhỏ hẹp lại hay chịu giông bão (ở khu vực miền Trung hiện nay)sao không lo tiến về phía Tây mà tránh bão ? lại dùng đất đó để đổi lấy mấy cô công chúa Việt ? như vậy có 2 yếu tố chủ yếu trong cách nghĩ của các vua Cahmpa, 1 là xem vùng đất hay có thiên tai kia không đáng gì nên dể dàng đem cho nước khác để thỏa mãn mong muốn riêng tư chứ không vì quốc gia. 2 là chẳng xem Đại Việt ra gì nên vất cho cục đất đầy thiên tai bão tố để làm quà cưới cô dâu Việt. Người Kinh không bao giờ có ý định tiêu diệt người Champa, ngược lại sống hòa thuận như anh em, cụ thể là người Kinh từ lâu đã tiếp nhận những văn hóa tốt đẹp của người Cha8mpa như thờ cá Ông, thờ bà Po naga tôn Bà là Thiên Y Thánh Mẫu. Ngày nay nước vẫn tiếp tục truyền thống xưa của tổ tiên người Việt là đối đãi tốt và tạo nhiều ưu đãi cho những dân tộc cùng chung sống ở Việt Nam. Không nên giữ thái độ thù nghịch khi cùng chung sống với nhau, ngược lại người Chăm pa nên đóng góp những giá trị văn hóa của dân tộc mình để làm giàu cho nền văn hóa chung Việt Nam.
Trả lờiXóaTheo bạn au lac truong ton nói, nước đại việt của chúng ta vừa ăn cướp vừa la làng rồi.thật là xấu hộ quá.
Trả lờiXóa