29 thg 1, 2013

Tượng gỗ Tây nguyên

Hôm nay không biết làm gì, bèn lôi ảnh chụp tượng gỗ Tây nguyên (tượng nhà mồ Tây nguyên) ra ngắm. Những tác phẩm này được xem là những kiệt tác điêu khắc của núi rừng Tây nguyên.

Sau khi nhìn ngắm những kiệt tác này một hồi, bèn sung sướng rút ra một kết luận: So với những kiệt tác này thì mình vẫn còn... đẹp trai ớn!

:-))


28 thg 1, 2013

Thám hiểm hang dơi Định Quán

Hồi đó khoảng năm 2002, Hai Ẩu đọc đâu đó biết được ở khu vực Định Quán có hang dơi. 

Vùng đất này khoảng 600 đến 700 ngàn năm trước là núi lửa. Dung nham phun trào, lớp trên nguội trước thành lớp đất đỏ bazan, lớp dưới vẫn len lỏi chảy tạo thành hang động ngoằn ngoèo trong lòng đất. Hàng trăm ngàn năm sau, đây trở thành những hang động bí ẩn, lũ dơi chọn làm nơi cư ngụ. Người dân phát hiện ra hang nhờ lũ dơi làm tổ trong hang, bay ra chập choạng, nhưng chưa ai đi hết lòng hang để khám phá ra hang dài bao nhiêu. Chỉ biết là người ta phát hiện ra nhiều miệng hang khác nhau, cách nhau hàng km.

Lúc đó còn sung, Hai Ẩu đọc mà cảm thấy ly kỳ hấp dẫn quá, quyết tâm tới chơi cho biết. Đi một mình hổng dzui, Hai Ẩu rủ cả công ty và 2 nhóc con của mình cùng đi. Nhưng lấy lý do chính là cho cả công ty đi dã ngoại ở Nam Cát Tiên, chứ nếu chỉ đi hang dơi thì họ không chịu đi đâu!

Con đường cái quan - Trường ca của Phạm Duy

Trường ca Con đường Cái quan đưa ra một lữ khách đi trên đường Xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho đến khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước...

Trường ca Con đường Cái quan  gồm có ba phần:
  • Phần thứ nhất: "Từ miền Bắc..." mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ;
  • Phần thứ hai: "... Qua miền Trung..." với tình thương yêu chan chứa niềm xót xa;
  • Phần thứ ba: "... Vào miền Nam" tỏ sự vui mừng của con người cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt.
Trường ca Con đường Cái quan là sự tổng hợp của nhiều đoản ca mang những tên riêng biệt và có thể trình bày lẻ loi. Toàn bài còn là một nhạc cảnh, trình diễn với đầy đủ nhân vật mang sắc phục của ba miền.


27 thg 1, 2013

Trường ca Con đường cái quan

Trường ca Con đường cái quan được Phạm Duy ấp ủ từ năm 1954 và hoàn thành năm 1960.

Hiện giờ qua các trang nhạc trên mạng ta thường nghĩ rằng trường ca này gồm 3 bài: Từ miền BắcQua miền Trung và Vào miền Nam.

Thật ra trường ca này gồm 3 phần, mỗi phần gồm những đoản ca, như Phạm Duy giới thiệu sau đây:


Chuyện Thủ Huồng và thuyết luân hồi

Nhà Phật có thuyết luân hồi, cho rằng người ta khi chết đi sẽ được đầu thai sang kiếp sau. Kiếp trước người ta ăn ở thiện ác như thế nào, điều đó sẽ được báo ứng ở kiếp sau như thế ấy.

Chuyện Thủ Huồng có một tình tiết liên quan đến việc đầu thai.
---

Chuyện kể rằng vua Đạo Quang nhà Thanh bên Tàu khi sinh ra thì trong lòng 2 bàn tay một bên có chữ Thủ, một bên có chữ Huồng. Chữ Thủ thì là chữ Hán rồi, còn chữ Huồng là chữ Nôm. Hồi xưa chưa có Google, Yahoo gì ráo cho nên các đại quan nhà Thanh chả biết làm sao để search coi trên tay của thái tử nhà mình có chữ gì và ý nghĩa ra sao.

25 thg 1, 2013

Bồng bềnh trên mây


Dạo này thiên hạ xôn xao với điện toán đám mây, thế nên thiên thượng - tức là chốn thiên đình – cũng không kém phần chộn rộn. Điểm khác nhau là ở trần gian người ta nói đến điện toán đám mây tức là nói… chuyện trên trời, còn ở trên trời nói điện toán đám mây tức là nói chuyện ngay đây. Bởi vì người thượng giới đi trên mây mà!

Bạn đừng nghĩ người ở trên mây sẽ am tường điện toán đám mây mà lầm nhé. Đã nói là họ đi trên mây! Mỗi vị nghĩ một cách, hiểu một đàng, cứ phiêu phiêu bồng bồng vẩn vơ chẳng đâu vào đâu cả!

23 thg 1, 2013

Vĩnh Tràng thấy Phật muốn tu

Chùa Vĩnh Tràng ở thành phố Mỹ tho, tỉnh Tiền Giang là một ngôi chùa nổi tiếng, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn.


Có một câu ca dao nhắc đến chùa Vĩnh Tràng như vầy:

Vĩnh Tràng thấy Phật muốn tu
Ngặt chui qua cửa đội cu Minh Đàn

Hả? Chỗ chùa chiền tôn nghiêm, đang nói về Phật mà sao lại có... cu vô đây? Và Minh Đàn là ai mà ta phải... đội cu?

22 thg 1, 2013

Tin giật gân

Lúc 14 giờ 30 phút trưa nay, trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa, một vụ án mạng hy hữu đã diễn ra.

Chị Lê thị Tý cùng chồng là anh Nguyễn văn Tèo đi trên một chiếc ghe. Ra tới giữa dòng sông, chị Tý đã dùng thuốc mê làm anh Tèo mê man bất tỉnh. Sau đó, chị đã dùng một con dao Thái Lan mang theo sẵn trong người, thẻo mất của quý của anh Tèo quăng xuống sông.

Được biết cá đã đớp mất "vật lạ" này.

Công an đang điều tra để làm rõ vụ việc.

Tin: PV


Đường trần em đi, hoa vàng mấy độ..


Con đường với hàng cây hoa vàng rực rỡ trong hình là đường Huỳnh văn Nghệ, Biên Hòa - đi về hướng khu du lịch Bửu Long. Cũng là đường về nhà tui ngày nào

Thật đẹp và lãng mạn!

Hàng ngày tui đi về trên con đường ấy, nhưng... không thấy hoa. Thế rồi có người bạn hỏi tui: Anh có thấy gì lạ trên đường về nhà không?

21 thg 1, 2013

Đã từ lâu, Biên Hòa có một kỷ lục Guinness thế giới

Ít nhất là từ năm 1971 Biên Hòa đã có một kỷ lục được ghi vào sách Kỷ lục Guinness thế giới. Tiếc thay, đó là một kỷ lục không vui chút nào!

20 thg 1, 2013

Về Trúc Lâm Tây Thiên

(Viết năm 2006)

Nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào cõi vô vi với câu ca:

Mênh mênh mang mang phù vân Yên tử
Vi vi vu vu Trúc lâm Thiền tự


Đối với tôi, mấy chữ Trúc lâm Thiền tự càng tạo nên một cảm giác khó tả.

6 – 7 năm trước, tôi tự dưng muốn mình trở thành một Trần Nhân Tông, bỏ cả cung đình, bỏ cả vinh quy để vi vi vu vu nơi Trúc lâm Thiền tự. Tôi muốn gác sang một bên mọi nỗi suy tư tính toán trong kinh doanh để được thanh thản tâm hồn.

Và tôi đã làm như thế thật.

Và tôi đã thất bại...

Cuộc kinh doanh như một vòng xoáy đã cuốn ta vào đấy. Ta quay cuồng với cơn lốc.Tôi không thể ra khỏi cơn lốc ấy.

Sự buông tay để tìm cảnh thanh nhàn đã khiến cơn lốc lôi tôi vào vực thẳm.

19 thg 1, 2013

So tài thám tử


Chuyến xe buýt Sài Gòn – Biên Hòa kéo dài hơn một giờ đồng hồ.

Bạn có thể giết thời giờ bằng cách… ngủ. Thế nhưng đối với một thiên tài như Hai Ẩu thì cách đó xoàng quá, Hai Ẩu giết thời giờ bằng cách làm thám tử Sherlock Holmes. Quan sát hành vi của hành khách trên xe, từ đó phân tích họ là ai, ở đâu, làm nghề gì. Quả là một trò tiêu khiển thú vị và đầy chất trí tuệ!

Hành khách trên xe thì nhiều, nam nữ, ông già bà già, trẻ con…, nhưng Hai Ẩu chỉ quan tâm đến phụ nữ trẻ (đẹp càng tốt) vì như thế điệp vụ này mới tăng phần hấp dẫn.

18 thg 1, 2013

Vẫy tay tạ từ Charlie!

Tôi nghe bài Người ở lại Charlie từ năm 1972. Tuổi 13 đã đủ để cảm nhận chất bi tráng của bài hát. Lời ca xúc động đi vào lòng người.

Sau năm 1975 thì... nghe lén. Nghe lén, nhưng mà nhiều người nghe lén lắm chứ không phải một mình mình, vì bài hát hay quá!

Bây giờ thì nghe... nửa công khai. Bạn nào thích thì nghe trên YouTube nhé.



Điều ngạc nhiên là không chỉ những người lớn tuổi như tôi hoặc lớn hơn yêu thích bài hát
Người ở lại Charlie, mà nhiều bạn trẻ sinh sau năm 1975 khá xa cũng rất thích bài này (một ví dụ cụ thể là thằng con của mình, sinh năm 1993!). Các bạn ấy chắc chắn là không thể cảm nhận được cái không khí của mùa hè đỏ lửa 1972, cũng không biết ai là Người ở lại Charlie để hy sinh trong bão lửa... Âm nhạc là vậy đó!

16 thg 1, 2013

Tôi gặp người tình cũ bên đường, bây giờ nàng bạc sương tóc mây..

Thập niên 1960, nhạc sĩ Y Vũ sáng tác bài Năm 2000. Lúc ấy, còn trên ba mươi năm nữa mới đến năm 2000. Quãng thời gian không dài, nhưng cũng là nửa đời người, và nhiều người thuở ấy không mong mình tồn tại trên cõi đời đến một năm tháng xa xôi như vậy. Cũng vì thế nên lời ca man mác u hoài...

Năm 1977, tôi 18 tuổi, năm xa rời trường cũ bạn cũ và cũng xa rời thị trấn Xuân Lộc đìu hiu đất đỏ. Một trong những buổi chiều tà cuối cùng ở Xuân Lộc, Long Khánh, tôi đạp xe vòng quanh những con đường mòn đất đỏ hoang vắng, cỏ lau phất phơ, bụi đỏ bay mờ mịt. 

Còn 23 năm nữa mới đến năm 2000. Tôi bỗng tưởng tượng mình đang ở năm 2000 và đang quay về vùng ký ức xa xôi từ thuở nào.





15 thg 1, 2013

Sao gọi tên là núi Chứa Chan?

Chứa Chan là tên ngọn núi ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ nhì của miền Nam (cao 859 met, chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh cao 986 met).

Ngày xưa, khi Hai Ẩu còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán chưa?

Núi Chứa Chan. Ảnh: www.phuot.vn

14 thg 1, 2013

Bánh tét

Tết thì phải có bánh tét. Không có bánh tét dường như Tết thiếu thiếu một điều gì.

Ngày xưa khi má còn sống và còn khỏe Tết năm nào nhà cũng nấu bánh tét. Giờ má mất rồi, nhà cũng chẳng còn ai nên không nấu bánh tét nữa.

Nhưng không vì thế mà nhà không có bánh tét. Bánh của bà con, của người thân, của bạn bè mang biếu.

Vì là quà biếu nên có nhiều thứ bánh tét khác nhau. Kích thước khác nhau, khẩu vị khác nhau.

Bánh tét ở nhà thường gói dài cỡ 3 tấc, nhân đậu xanh, thịt mỡ. Bánh tét (nhân) chuối thì nhỏ hơn một chút. Năm nay có bánh tét Bến Tre, nhỏ xíu, có chuối và dừa, nhưng thay vì làm nhân chuối thì trộn lẫn chuối và dừa với nếp luôn, không có nhân.

Đặc biệt có một đòn bánh tét của người quê Bình Định, từ một nơi thật xa gởi vào.



Ba nhìn, nói ngay: Đúng là bánh tét Bình Định, không sai đâu được!

Dân miền Tây ăn Tết



Hồi đó Hai Ẩu có một cậu nhân viên quê ở miền Tây. Tết đến là cậu về quê ăn Tết. Hai Ẩu hỏi thăm:
  • Nhà ăn Tết lớn hông em? 
  • Dạ, cũng được sếp ơi, bi giờ đỡ rồi chớ hồi xưa hả, vừa chán vừa buồn. Bởi vì hổng có tiền đó sếp. 
  • Hổng có tiền thì chơi theo kiểu nhà nghèo, cũng đâu có sao? 
  • Mà cũng hổng có gì chơi hết sếp ơi, nhà quê mà. Hồi em còn nhỏ đâu có game online như bi giờ, buồn buồn em chỉ có biết... chơi điếm thôi à! 
Hai Ẩu hết hồn, vừa hỏi vừa liếc qua mấy cô nhân viên nữ đang ngồi gần đó:
  • Hả, chú em nói là... chơi điếm hả? Hồi nhỏ là hồi mấy tuổi? 
  • Lâu rồi sếp ơi, hồi em còn 6 - 7 tuổi gì đó. Đâu biết làm gì, chỉ biết chơi điếm thôi.
Hai Ẩu rụng rời, há hốc miệng thán phục:
  • Má ơi, mới 6 - 7 tuổi mà đã biết... biết chơi điếm rồi sao? 
  • Chớ sao? Dzậy chớ hồi nhỏ sếp hổng có chơi điếm à? 
  • Ơ, ơ, biết gì mà chơi... mà làm sao chơi được? 
  • Sếp giả nai hoài? Thì 6 - 7 tuổi mới đi học, hoc vần, học toán... Buồn buồn mấy đứa ra sau vườn thi điếm cây, 1 - 2 - 3 - 4..., đứa nào điếm nhanh hơn thì thắng... Sau đó thì điếm sao trên trời, 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao... 

Hai Ẩu vỗ đầu cái binh:
  • Vậy ra nãy giờ chú em nói là chơi đếm hả? Đếm mà đọc thành điếm, làm anh cứ tưởng...
Hai Ẩu

13 thg 1, 2013

Đám cưới phường

Văn phòng UBND phường có cái sân khá rộng, nên từ lâu rồi ai đó đã có cái sáng kiến dùng sân này làm nơi tổ chức tiệc cưới.

Cũng là sáng kiến hay. Giữa thời buổi gạo châu củi quế này, thuê nhà hàng - khách sạn sang trọng đâu phải rẻ tiền, tổ chức ở nhà thì làm gì có mặt bằng rộng rãi, thế thì chi cho VP UBND Phường ít tiền để tổ chức lễ cưới ở đấy quả là tiện. Về phía phường, có thêm khoản thu chút chút để bồi dưỡng thêm cho nhân viên văn phòng, mà không ảnh hưởng gì đến công việc vì đám cưới thường tổ chức vào thứ bảy, chủ nhật, là ngày nghỉ làm việc.




Em bao nhiêu tuổi xuân này?

Gần Tết và trong đám cưới thường nghe hát lại bài Thiên duyên tiền định, một bài hát truớc 1975. Thật ra đây không phải là một ca khúc xuất sắc, thậm chí ở thời điểm ra đời nó còn được coi là nhạc rẻ tiền (thời đó nó thường được trình bày bởi cặp song ca Hùng Cường - Mai Lệ Huyền).

Tuy vậy, với giai điệu trẻ trung, vui nhộn, lời bài hát dí dỏm (và không đụng chạm gì đến chính trị!), thì hát lại bài này trong dịp Tết cũng phù hợp.

Nói tựa Thiên duyên tiền định chắc có bạn chưa nhớ, nó là bài này nè:



Đầu năm hoa lá xôn xao nở như đón chào 
Nhờ anh tiên đoán năm nay duyên nợ thế nào
...
...


Mười hai con giáp, em đây cầm tinh Quý Mùi
Cầm tay anh đoán năm nay duyên lành đến rồi


10 thg 1, 2013

Bông điên điển ở miền Đông

Hồi xưa, sau ngày 30/4/75, tui – một gã thư sinh trói gà không chặt, chỉ biết đi học thôi chứ chả biết làm gì – bắt đầu hiểu thế nào là “Lao động là vinh quang”.

Ba là công chức chế độ cũ, đi học tập cải tạo hơn 4 tháng. Má ở nhà cùng các con đi làm ruộng, làm rẫy để khỏi đói.

Tui biết cây điên điển từ hồi đó.

Cây điên điển

Về miền Ký ức

Khuôn viên quán cà phê Ký Ức không rộng, lối vào lại càng nhỏ khiến cho thoáng qua người ta không nhận ra rằng ở đấy có một quán cà phê.

Cổng vào đượm nét cổ kính



Qua cổng là lối vào như một ngõ trúc quanh quanh. Chính cái ngõ trúc này tạo cho người ta cái cám giác mát rượi, êm ả, và nó như một dải phân cách giữa phố thị ồn ào và miền quê bình lặng, giữa hiện tại xôn xao và ký ức lắng trầm.

9 thg 1, 2013

Nhà thơ

Tui không phải nhà thơ! Điều đó chắc chắn như hai với hai là bốn (chắc chắn đến mức lỡ nói lộn là hai nhân hai thì cũng đúng là bốn luôn!)

Thế nhưng bạn tui nhiều người là nhà thơ. Có người nổi tiếng lắm, cũng có người chẳng tên tuổi gì ráo. Điểm chung của họ là hơi.. lẩn thẩn, nhưng rất dễ thương.

Khi gặp nhau, họ thường đọc thơ (của mình) cho tui nghe (cá biệt có một nhà văn mà mỗi khi viết xong một chương sách ưng ý thì lôi tui ra quán cà phê để đọc cho tui nghe... hết cả chương sách ấy). Khỏi nói, mỗi lần in được một tập thơ, quyển sách, những người bạn thơ văn ấy đều rất vui và không quên ký tặng tui một bản.

Tui cảm thấy mình tội lỗi lắm. Có khi tặng sách rồi, ít hôm sau gặp lại, bạn cười cười hỏi: Đọc thấy sao? Thấy tui lúng túng, bạn lại cười cười nói: Chả thèm đọc phải không?  Rồi vừa uống cafe bạn vừa nói về những gì bạn đã viết...

7 thg 1, 2013

Thúc quân... về sông Tương

Khoảng năm 1972, thời điểm chiến sự xảy ra ác liệt, đài truyền hình Sài Gòn liên tục phát những bản hùng ca để khơi dậy tinh thần chiến đấu của binh lính Việt Nam Cộng Hòa. Nhạc được phát vào những thời điểm gián cách của 2 chương trình, và thường là nghe nhạc chứ không có giới thiệu tựa bài, tác giả, ca sĩ.

Lúc ấy tôi khoảng 13 tuổi, và thú thật nghe nhiều bài trong số này rất phê. Có nhiều bài... thuộc lòng luôn. (Tiếc quá, những bài này bây giờ bị cấm hát nên muốn nghe lại chỉ có thể nghe lén thôi!).

Một bản hùng ca rất sôi sục được phát liên tục trong thời điểm này là bài Thúc quân của nhạc sĩ Văn Giảng. Không giống những bài hát khác được sáng tác ngay tại thời điểm đó để phục vụ cho việc động viên, Thúc quân là một nhạc bản cũ được Văn Giảng sáng tác từ năm 1949. Thời điểm ra đời, bài hát còn có tên là Hồn quân reo. Ngoài Thúc quân, nhạc sĩ còn là tác giả nhiều bản hùng ca khác như Lục quân Việt Nam, Quân hành ca, Đêm Mê Linh...


Nhạc sĩ Văn Giảng và vợ, năm 1949. Ảnh trích từ www.nguoi-viet.com

5 thg 1, 2013

Đàn bò

Đây là 2 hình 2 đàn bò, được chụp tại cùng thời điểm, cùng vị trí, theo 2 hướng khác nhau.

Đàn bò này nhiều bò, cỏ khô.

Cà phê sáng Sài gòn


Ít ra tôi cũng đã có gần 6 năm làm cư dân Sài Gòn, từ tháng 9/1977 (khi bước chân vào đại học Bách khoa) đến tháng 3/1983 (khi thôi không làm giảng viên ở trường nữa).

1983, về Biên Hòa, lúc đầu đôi khi vẫn nhớ Sài gòn, về lại đấy, ở đêm...

Thời gian thấm thoát trôi qua... Sài Gòn chỉ cách Biên Hòa 30 km, công việc của tôi cũng liên quan đến nhiều đối tác, bạn bè ở sài Gòn, nên hầu như tuần nào cũng có việc đi Sài Gòn.

Đi công tác, đi dự hội thảo, đi đám cưới, đám tang, đi thăm bệnh... Kể cả những chuyến đi công tác đến các tỉnh xa, hay đi nước ngoài, SG vẫn là một "trạm trung chuyển". Đủ thứ lý do để đến SG. SG là chốn tôi lui tới nhiều nhất sau... Biên Hòa.

4 thg 1, 2013

Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui...

Lâu lắm rồi, hồi mình mới mười mấy tuổi... Gia đình không giàu nhưng cũng không nghèo, nơi sống không hẳn là thôn quê, nhưng không phải là thành phố, đó là Long Khánh. Cuộc sống đầm ấm, bình dị trong một chế độ không phải là chế độ hiện nay. Ba làm công chức, má làm nội trợ.

Những ngày giáp Tết, mấy anh em nhảy lưng tưng trên giường. Đứa đánh đàn mandoline, đứa đệm guitar, hát:


Xuân trong tôi, đã khơi trong một đêm vui
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.

Và rồi ba má đi chúc Tết về thiệt. Không phải gối chăn phòng the mà chỉ là chiếc giường gỗ có mấy đứa nhỏ đang nghịch ngợm. Hai người cười cười nhìn đám con thương yêu. Đèn bật sáng. Ấm cúng. Hạnh phúc.

Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo, rồi theo nắng lên từ cha chói chang lòng mẹ.
Xuân xuân ơi! Xuân ới Xuân ơi !

Trong rừng cao su

Bấy giờ là mùa thu. Một buổi chiều mùa thu, Bùm và ba lang thang trong rừng cao su.



Rừng cao su đang xanh lá. Cây cao su lạ vậy đó, không rụng lá vào mùa thu như bao nhiêu cây khác. Cây cao su rụng lá vào... mùa xuân.

2 thg 1, 2013

Cảm nhận năm mới

Vậy là đã qua năm mới 2013 được 2 ngày nhưng đâu có thấy gì mới đâu ta? Tình hình chung (tâm trạng và tình trạng) là như thế này: