28 thg 2, 2014

Tôi đưa em...

Có nhiều ca khúc, trong tựa bài có chữ Đưa em: Tôi đưa em sang sông, Đưa em vào hạ, Đưa em xuống thuyền, Đưa em qua cánh đồng vàng...

Đâu cần giải thích đưa em nghĩa là gì, ai mà không hiểu! Thế nhưng đối với tui đưa em còn có nghĩa khác, bạn à!


Tui là con trưởng trong một gia đình có đến 9 anh em. Mấy đứa đầu đều là con trai. Gia đình ba làm công chức, má nội trợ, không thuê người giúp việc. Bởi vậy, khi má làm công chuyện nhà thì tui phải giữ em. Một trong những chuyện giữ em đơn giản nhất và được má giao nhiều nhất là đưa võng cho em ngủ. Má thường nói tắt là đưa em.


Thường thì má dỗ em ngủ rồi mới giao cho tôi. Công việc cần làm là đưa qua đưa lại cho thằng nhóc/con nhóc ngủ say. Chỉ vậy thôi chớ đâu có đòi gì hơn, vì con trai vụng về mà, đâu được như con gái.


26 thg 2, 2014

Càng ngày càng gọn

Văn Tèo không phải đại gia cũng không phải chuyên gia, nhưng hắn là một tay khoái xài đồ IT và khoái tìm hiểu công nghệ mới.

Khi máy tính bảng xuất hiện, Văn Tèo khoái lắm và nói:
  • Phen này mình sắm một cái máy bảng để làm việc. Thay vì vác cái laptop nặng vài ba ký mình chỉ cần cầm cái máy bảng vài trăm gam thôi. Thiệt là càng ngày càng gọn, thiệt là thơ thới nhẹ nhàng!
Tưởng Văn Tèo sẽ đi làm việc với cái máy bảng gọn nhẹ thôi, đâu dè chỉ vài ngày thôi là hắn lại đeo laptop.  Hỏi, thì hắn phân trần:
  • Cái máy bảng thiệt ra đâu có thay cái laptop được. Mình làm việc với bộ phần mềm Office, phần mềm đồ họa, v.v… trên máy bảng đâu có. Máy bảng chỉ chơi game là ngon, ngoài ra còn lướt web, chụp hình… Nói chung là chơi nhiều hơn làm.
  • Vậy bỏ máy bảng rồi à?
  • Đâu có! Đã xài rồi thì ghiền, đâu bỏ được. Mình bỏ nó chung trong túi laptop nè, như mẹ bồng con vậy đó!



25 thg 2, 2014

Trời lạnh quá, ai ơi!

Trời lạnh quá, nhất là đối với những ai thường ở xứ ít lạnh (như Sài Gòn, Biên Hòa) thì sao?

Anh bạn tui là tổng giám đốc một công ty bự tổ chảng. Bởi vậy vừa rồi anh được mời dự một buổi lễ long trọng ở một tỉnh nọ. Buổi lễ có mặt của các vị lãnh đạo cao cấp của 2 tỉnh thành và các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Anh kể:

Tui ngồi ngay sau các quý ông lãnh đạo đáng kính. Tui nói thiệt với ông, trời lạnh cho nên tui... mắc đái quá, mà không dám đi vì đang ngồi dự lễ trịnh trọng quá mà. Ngồi nghe các ngài ấy đọc diễn văn thắm tình hữu nghị, chỉ đạo sâu sát mà bụng dưới tui cứ nôn nao dợn sóng. Tui chỉ mong sao các vị ấy nói nhanh nhanh cho xong để tranh thủ... đi tè!

24 thg 2, 2014

Đi kiếm việc làm

Thời buổi kinh tế khó khăn, tui loay hoay đi kiếm việc làm để sinh sống qua ngày. Tui kiếm được những việc làm sau đây, các bạn coi thử chuyện nào phù hợp với tui thì góp ý để tui đi làm nhe:

Bán báo?

23 thg 2, 2014

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...

21 thg 2, 2014

Bánh xèo núi Cấm

Núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) cao 705 met, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn ở An Giang. Như vậy dĩ nhiên là cao nhất miền Tây Nam bộ luôn. Đã cao mà còn cấm nữa nên ngọn núi này chứa đầy sự huyền bí.

Thuở xưa, đây đúng là vùng cấm, không ai được phép lên núi, nhưng giờ đây núi Cấm là khu du lịch sinh thái và tâm linh tuyệt vời. Ở độ cao trên 700 met, nơi đây lành lạnh như Đà Lạt. Có chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh tấp nập khách hành hương. Có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Và có... bánh xèo.

Bánh xèo núi Cấm là món ăn nổi tiếng của An Giang. Bánh xèo có bán từ dưới chân núi Cấm lên đến trên núi. Nhưng đã tới núi Cấm thì lên tuốt trên núi ăn mới sướng! 

Thành thật mà nói, bánh xèo núi Cấm tuy có ngon nhưng chưa chắc ngon bằng bánh xèo Mười Xiềm ở Cần Thơ (mà giờ đã có chi nhánh ở Sài Gòn), cũng chưa chắc ngon bằng bánh xèo Ăn là Ghiền. Thế nhưng bánh xèo núi Cấm có một thứ độc đáo nơi khác không có được. Đó là rau rừng!


20 thg 2, 2014

Bánh canh Út - Oanh - Na

Út - Oanh - Na là tên một quán bánh canh nổi tiếng ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang, cách thị xã Châu Đốc gần 30 km.

Thật lòng mà nói, cái ngon của bánh canh ở đây không khiến tôi nhớ bằng cái tên ngộ nghĩnh: Út - Oanh - Na.

Trên đường từ Châu Đốc sang Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), bạn Toàn nói: Ghé chợ Vĩnh Trung ăn bánh canh Út Oanh Na nhe!, tôi đã ngạc nhiên hỏi lại: Út Oanh Na là cái gì vậy? Tiếng gì? Khmer, tiếng Anh hay... tiếng Tàu?

Quán Út - Oanh - Na nằm gần chợ Vĩnh Trung. Quán đơn giản như vầy thôi:



19 thg 2, 2014

Ba phải như con vịt

Nguyễn Đình Thi là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Nhà nào ông cũng ghi dấu ấn của mình. Khi người ta ca ngợi cái sự đa tài ấy, ông tự trào: Tôi như con vịt ấy. Biết bơi một tí, biết bay một tí, biết chạy một tí, nhưng chả cái nào bằng ai cả!


Mình chả dám so mình với Nguyễn Đình Thi, nhưng cái ý so mình với con vịt mình thấy hợp quá.

Mình học ở trường đại học thì học cơ khí, nhưng ra đời thì lại làm về IT là cái thứ mình chỉ biết chút chút, chằng bằng ai, như con vịt vỗ cánh xoành xoạch mà chỉ bay cao được có... một tấc. Rồi thì làm kinh doanh khi chẳng học kinh doanh ngày nào, như con vịt chạy lúp xúp, chạy thì biết chạy đó nhưng sao mà bằng chó, mèo, thậm chí cũng không bằng con gà nữa. Thế rồi lại bày đặt viết lách khi chẳng hề được đào tạo, lại như con vịt biết bơi, nhưng chẳng là gì so với con cá dưới nước.


18 thg 2, 2014

Tòa giám mục Kontum

Giáo phận Kontum là giáo phận ra đời sớm nhất ở Tây nguyên, địa giới của giáo phận tương ứng chủ yếu với 2 tỉnh Gia Lai và Kontum. Tòa Giám mục và nhà thờ Chánh tòa của giáo phận nằm ở thành phố Kontum. Nhà thờ chánh tòa giáo phận Kontum chính là nhà thờ Gỗ nổi tiếng, cách đó không xa là Tòa Giám mục Kontum.

Tòa Giám mục Kontum có tên gọi chính thức là Chủng viện Thừa sai Kontum, được xây dựng từ năm 1935 và hoàn thành năm 1938. Mặt tiền của tòa Giám mục nhìn ra đường Trần Hưng Đạo, TP. Kontum.

Giống như nhà thờ Gỗ Kontum, tòa Giám mục được xây dựng chủ yếu bằng những cây gỗ quý của núi rừng Tây nguyên và kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc dân tộc Tây nguyên.

Lối vào tòa Giám mục là 2 hàng hoa sứ già che bóng mát và tỏa hương thơm ngào ngạt. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

17 thg 2, 2014

Chưa đi chưa biết đền Trần

Tôi sống ở miền Nam, nghe nói đến đền Trần nhiều nhất là dịp khai ấn. Năm nào cũng vậy, đến dịp khai ấn đền Trần vào đầu năm là báo chi đua nhau đưa tin người người chen lấn, dẫm đạp để dự lễ. 


Chen lấn trong lễ hội khai ấn đền Trần năm 2014. Ảnh: báo Thanh niên online

Với những hình ảnh như thế này, cộng với kinh nghiệm thực tế của mình ở các lễ hội miền Nam, tôi dễ dàng hình dung đền Trần giống như miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, hay chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương.

Thế nhưng đến Nam Định viếng đền Trần, mới thấy mình hiểu sai nhiều quá!


12 thg 2, 2014

Qua bến đò ngang

Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, nơi không có sông, chỉ có suối. Mà không có đò qua suối. Bởi vậy nghe bài Đò chiều của Trúc Phương thì thấy hay lắm, nhưng chưa thấm được cái cảnh đò chiều ra sao.


Một chiều nào trên bến cô liêu
Xóm bên sông tiêu điều
Buồn hắt hiu mây chiều

cũng chẳng hình dung ra được Cô lái đò của Nguyễn Bính


Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông

Sau này, đi miền Tây, tận mắt tới bến đò, qua bến đò ngang mới thấy thế nào là bến cô liêu, xóm bên sông tiêu điều...

11 thg 2, 2014

Quà Valentine của hotboy


Kính gởi báo eChip M!

Mình là hotboy. Vì vậy bạn gái mình là hotgirl. Điều đó là hiển nhiên rùi, hông có gì phải lăn tăn, phải hông ạ?

Nhân ngày Valentine, hotboy phải tặng quà cho hotgirl. Điều đó là hiển nhiên rùi, hông có gì phải lăn tăn, phải hông ạ?

Nhưng mà tặng quà gì thì lại là điều mình lăn tăn quá, nên phải gởi thư cho eChip M! nè.

Mình nghĩ kỹ rùi, mình sẽ hông có tặng bông, gấu bông hay sô cô la đâu. Đó là chuyện của tụi con nít. Ừa, mình sẽ tặng hotgirl của mình iPhone hoặc iPad gì đó mới đúng điệu. Ừm, ý mình không hẳn là như vậy. iPhone hoặc iPad thì mắc quá, mình nghĩ là tặng cái thứ hiệu khác cũng được, miễn nó là xì-mát-phôn hay là máy tính bảng.

10 thg 2, 2014

Biển bao la, sóng vẫn gào trắng xóa…

Hồi xưa mình học Đại học Bách khoa TPHCM, khóa 1977, tốt nghiệp giữa năm 1982. Năm đó trường giữ lại 13 sinh viên ưu tú để làm cán bộ giảng dạy, trong đó có mình. Khoa mình chỉ giữ lại trường có 1 người thôi, nên 12 người còn lại không có ai là bạn cùng khoa. Mình chỉ có 1 bạn quen trong số ấy, đó là anh Vũ Đình Thành ở khoa Điện. Quen nhau khi đi học thêm tiếng Nga chung với nhau.

Hồi đó được giữ lại trường là đúng ý nguyện của mình, vì còn trẻ và mang nhiều hoài bão khoa học lắm. Thế nhưng vì nhiều lý do, chỉ 1 năm sau mình xin chuyển công tác về Biên Hòa, Đồng Nai.. Mơ ước dở dang, con đường đã thay đổi, lưu luyến lắm nhưng đành phải chia tay.



9 thg 2, 2014

Trường cũ tình xưa

Vậy mà đã hơn ba mươi năm mình rời mái trường đại học.

Trong friend list của mình có khá nhiều bạn trẻ đang – đã là sinh viên trường mình ngày xưa. Dường như đa số đều yêu và tự hào về ngôi trường của mình.

Mình cũng vậy, cả ngày xưa và bây giờ.




8 thg 2, 2014

Nơi tu tiên ở Cần Thơ

Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926, nhưng trước đó vào năm 1920 trong một lần cầu cơ ông Ngô văn Chiêu đã gặp Cao Đài tiên ông. Từ thời điểm đó, ông Ngô văn Chiêu và nhóm bạn đã hình thành nhóm tu, dù chưa hình thành tư tưởng tôn giáo chính thức.

Thật bất ngờ, 13 năm trước khi ông Ngô văn Chiêu cầu cơ gặp Đức Cao Đài Tiên Ông, năm 1907 bên rạch Cái Khế, Cần Thơ đã có một đàn cơ cầu Tiên Phật. Phật dạy nghi thức thờ cúng, cho pháp danh các đạo hữu và từ đó lập nên chùa Quang Xuân. 4 năm sau, ngày 25 tháng 10 năm Tân Hợi 1911, đàn cơ đầu tiên lập nên phái Tiên Đàn được tổ chức tại chùa Quang Xuân, thần cơ giáng đàn đã ban kinh Phật làm nền tảng tu tiên cho phái.

Như vậy, phái Đàn Tiên Cái Khế đã tổ chức đàn cơ cầu tiên (gọi là đàn tiên) trước cả đạo Cao Đài. Thế nhưng thay vì phát triển thành một tôn giáo riêng như Cao Đài thì Đàn Tiên Cái Khế vẫn là một ngôi chùa theo Phật giáo, cho đến tận ngày nay.

7 thg 2, 2014

Giàn Gừa: cây mênh mông nhất!

Có một loài cây mà nghe tên cứ tưởng chừng như sai chính tả, đó là cây GỪA.

Gừa (tên khoa học là Ficus Microcarpa) là một loài cây mọc hoang dọc bờ sông, suối, kênh rạch ở các tỉnh phía Nam (nhiều nơi có địa danh rạch Gừa, như ở Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu...). Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.

Có một cây gừa vừa được phong cây di sản quốc gia vào tháng 6/2013 (cây di sản quốc gia đầu tiên ở miền Nam). Đó là cây gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

6 thg 2, 2014

Các cụ già ở Bình Định khó tính lắm!

Tui chắc chắn là vậy. Bởi vì tui có mấy ông bác họ xa ngoài đó, mỗi lần gặp các bác bắt lỗi chuyện lễ nghĩa nhiều tới nỗi ba tui cũng phát sợ!

Bảo tàng Tây Sơn ở Bình Định

Có một chuyện như vầy: Hồi thằng em tui còn là sinh viên, vào dịp nghỉ hè nó vui tính theo bạn bè đón xe lửa ra Quy Nhơn chơi, tối ở lại nhà bạn. Ngủ được một đêm, hôm sau bạn nó giới thiệu với ông hàng xóm ở kế bên (đã nói là coi trọng lễ nghĩa mà, bạn bè ghé chơi cũng phải báo bẩm với hàng xóm cho phải phép). Trời xui đất khiến sao hỏi thăm một hồi mới lòi ra ông hàng xóm đó chính là ông bác tui (tức là bác của nó luôn). Hic, các bạn nghĩ coi, ông nội tui vô Đồng Nai từ năm một chín ba mấy, ba tui sinh ở Đồng Nai, đến thế hệ tụi tui thì gần như mù tịt về bà con ngoài đó (ông bác ấy là con của anh của ông nội tui), thử hỏi một thằng nhóc sinh viên ham vui như em tui làm sao biết được bà con xa như vậy?

Thế nhưng ông bác tui hông nghĩ như vậy, ổng đùng đùng nổi giận, trách rằng nó vô phép, ra tới Quy Nhơn mà một ngày sau mới gặp bác mình. May là ở… sát vách nhà, chớ ở xa làm sao ổng biết được để mà... chửi! Vụ này lan tới tai ba tui ở Đồng Nai, ổng xẩu mình luôn vì những lời trách móc của ông bác!

Sau này tui có dịp ra Quy Nhơn, ngồi chơi với anh bạn H., làm việc ở ngân hàng, tui nói: Người lớn ở Bình Định khó lắm!

Anh H. cười xòa: Đó là anh nói chuyện đời xưa, bây giờ thời đại mới rồi, các cụ thoáng lắm, không khó tính như anh nghĩ đâu!

Tin anh, vì anh là thổ địa ở Quy Nhơn mà.

Bữa sau, tụi tui đi bảo tàng Tây Sơn, dọc đường ghé qua Bàu Đá để mua ít rượu về làm quà. H. tận tình đưa tụi tui tới một quán nhỏ mà theo anh ở đây bảo đảm rượu xịn.

Trong khi tụi tui đang chờ đong rượu thì quay qua quay lại bỗng H. đâu mất tiêu. Phải nửa tiếng sau anh mới xuất hiện. Hỏi đi đâu, anh trả lời: Tôi qua chào ông bác họ của bà xã tôi, bằng không ổng biết tôi có ghé ngang qua đây mà không đến chào ổng ổng mắng cho chết!

Chùa Long Khánh ở Quy Nhơn

Hừm, cho tới giờ tui cũng không biết các cụ Bình Định có còn khó tính không nữa? Các bạn quê Bình Định trả lời dùm tui đi!

Phạm Hoài Nhân

5 thg 2, 2014

Ta đi bơ vơ bên ghềnh đá, trên sườn non...

Tôi về Quy Nhơn cùng một số bà con để dự đám cưới. Quy Nhơn có cầu Nhơn Hội là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (7 km). Mấy đứa nhỏ trong đoàn muốn được qua cầu đề chiêm ngưỡng. Gã tài xế phán: Cầu là cái bắc qua sông ấy mà, có gì mà xem! May là tôi còn biểu được hắn chạy qua. Nhưng chạy qua rồi, gã vẫn phán: Thấy chưa, cũng là cái bắc qua sông thôi! (ừm, có điều là ở đây bắc qua biển).

Cầu Nhơn Hội. Ảnh: Báo Bình Định

4 thg 2, 2014

Ở đâu cũng cần có tình yêu

Tôi đã đến vài khu rừng nguyên sinh, nhưng tôi nhớ và yêu quý nhất rừng nguyên sinh Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế). Nhớ con đường đèo ngoằn ngoèo 20 cây số lên đỉnh núi, nhớ đám mây bồng bềnh bảng lảng chui vào ngôi biệt thự cổ, nhớ đoạn đường 7 cây số men vách núi đi qua Ngũ hồ ngắm thác Đỗ Quyên sóng bạc đầu cuồn cuộn...


Photobucket

3 thg 2, 2014

Thời đại số

Hai Lúa là một nông dân chánh gốc. Thế nhưng anh không phải là một gã nhà quê cục mịch mà luôn để ý đến những tiến bộ mới của công nghệ. Thí dụ, anh nghe nói tụi nhỏ bây giờ khoái nghe nhạc số, vậy là anh cũng cạy cục quyết nghe nhạc số cho... giống tụi nó.


Hai Lúa nghĩ, chuyện này quá dễ. Anh đi sưu tập được một lô, một lốc nhạc số. Nào là TRIỆU đóa hồng, nào là Thương hoài NGÀN năm, nào là Người tình TRĂM năm... Đó, không phải nhạc số thì là gì?

2 thg 2, 2014

Lan man chuyện ngựa

Chiều cuối năm, Hai Ẩu ngồi tám chuyện cùng bạn hiền Lê Tửng, một nhà kinh doanh thiết bị di động. Thấy bạn mặt mày bí xị vì kết quả kinh doanh năm qua quá bết, Hai Ẩu động viên:
  • Vui lên đi, các cụ đã nói Sau cơn mưa trời lại sáng (nếu không phải mưa vào buổi chiều!). Sang năm là năm con ngựa, mà ngựa thường gắn với những hình ảnh hào hùng. Nào là trang nam nhi kiêu hùng trên lưng ngựa, nào là tinh thần mã thượng, nào là mã đáo thành công… Chắc rằng sang năm 2014 tình hình kinh doanh sẽ sáng sa hơn nhiều !
Lê Tửng bỗng như sực nhớ ra điều gì, nói với Hai Ẩu:
  • Ông nhắc câu Mã đáo thành công tui mới nhớ. Mới rồi có một thằng nó tặng tui bức tranh ngựa với tiêu đề Mã đáo thành công!

1 thg 2, 2014

Những người muôn năm cũ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông bạn già...

Những ngày cuối năm, Văn Tí về quê thăm ông bạn già Văn Tèo. Đôi bạn già ngày nay là đôi bạn nhỏ ngày xưa. Mỗi lần gặp nhau, cả hai lại rủ nhau ra quán cà phê quen thuộc thuở nào ở một góc của cái thị trấn đìu hiu này để hàn huyên tâm sự.

Khi những người bạn cũ lâu ngày gặp lại thì họ sẽ nói với nhau những chuyện gì? Đầu tiên là chuyện tin tức thời sự các nơi, xe cán chó, chó cán xe. Rồi hỏi thăm những người bạn chung đã bao năm xa cách. Kế đến sẽ là hỏi thăm những chuyển biến ở vùng đất quê hương sau bao ngày gặp lại...