30 thg 9, 2015
Trong vòng 3 nốt nhạc
Một tay giáo sư tên Michal Kosinski của trường Stanford nào đó bên Mỹ vừa công bố một nghiên cứu rằng chỉ cần cho coi 10 cú bấm Like trên Facebook của một người thì máy tính có thể xác định tính cách của người đó chính xác hơn bạn đồng nghiệp của hắn ta, nếu coi 70 cú bấm Like thì biết tính cách người đó rõ hơn bạn thân của hắn, còn coi 250 cú bấm Like thì thậm chí biết rõ tính cách của hắn ta còn hơn cả vợ hắn! Nói theo kiểu Trò chơi Âm nhạc, thì trong vòng 1 nốt nhạc biết rõ đương sự hơn đồng nghiệp, trong vòng 3 nốt nhạc biết rõ hơn bạn thân, trong vòng 7 nốt nhạc biết rõ hơn vợ chồng!
27 thg 9, 2015
Có một nơi có đến 2 tòa giám mục!
Việt Nam có 26 giáo phận trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Vì thế cho nên có một số giáo phận bao gồm nhiều tỉnh thành. Mỗi giáo phận như vậy có tòa giám mục, là nơi vị giám mục cai quản giáo phận ở và làm việc. Có 26 tòa giám mục (và tổng giám mục, tương ứng với tổng giáo phận) tương ứng với 26 giáo phận trên cả nước. Như vậy chắc chắn sẽ có một số tỉnh thành không có tòa giám mục. Thế nhưng, có tỉnh thành nào có hơn một tòa giám mục không? Có đó!
Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, tương ứng địa bàn 10 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54.352 km2 .
Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, tương ứng địa bàn 10 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54.352 km2 .
Tòa giám mục giáo phận Hưng Hóa
25 thg 9, 2015
Lan man về tên giáo phận và tên hành chánh
Công giáo chia địa bàn quản lý giáo dân ra thành từng giáo phận, giống như quản lý hành chánh Nhà nước chia thành tỉnh. Tuy vậy, cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 26 giáo phận mà thôi, do đó về địa lý giáo phận thường không trùng với tỉnh thành. Phạm vi địa lý và ngay cả tên gọi của giáo phận do Tòa Thánh quyết chứ không phải Nhà nước.
Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.
Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.
23 thg 9, 2015
Làm phước cứu người
Ba Trợn gặp Hai Ẩu với một gương mặt rạng rỡ. Không đợi Hai Ẩu hỏi vì sao mà vui vẻ vậy, Ba Trợn đã hân hoan giải thích:
- Anh Hai còn nhớ ông bà ta có câu “Dù xây chín đợt phù đồ. Không bằng làm phước cứu cho một người” hay không? Em nay rất là sung sướng vì đã làm phước cứu người đó anh Hai.
- Cỡ chú mầy mà nói cứu người thì nghe khó tin quá. Cứu ai? Cứu như thế nào? Họa may có người ta cứu chú mầy ấy!
- Ý, em làm phước cứu người thiệt mà. Cứu thông qua Facebook đó!
18 thg 9, 2015
Nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM
Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nằm tại 97 Phó Đức Chính, quận 1. Đây nguyên là một phần của công trình kiến trúc cổ kính và hoành tráng nằm ở khu tứ giác với bốn mặt đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, một trong những “khu đất vàng” của quận 1 trung tâm, vẫn thường được người dân gọi là nhà chú Hỏa.
Chú Hỏa, hay Hui Bon Hoa, hay Hứa Bổn Hòa (1845 - 1901) là (một trong những) người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Ngôi nhà 97 Phó Đức Chính còn được gọi là Dinh thự 99 cửa, là nơi ở chính của gia đình ông.
Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...
Chú Hỏa, hay Hui Bon Hoa, hay Hứa Bổn Hòa (1845 - 1901) là (một trong những) người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Ngôi nhà 97 Phó Đức Chính còn được gọi là Dinh thự 99 cửa, là nơi ở chính của gia đình ông.
Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...
15 thg 9, 2015
Nhà thờ Thủ Thiêm
Xưa, khi còn phà Thủ Thiêm, từ bến Bạch Đằng bên này sông nhộn nhịp phồn hoa qua chuyến phà sang bên kia sông là miền quê vắng vẻ. Từ bến phà, chỉ vài bước chân là ta gặp ngôi nhà thờ Thủ Thiêm, một cơ sở tôn giáo rất xưa cũ và khá khang trang (so với miền quê nơi ấy), đó là nơi gởi gấm đức tin của giáo dân. Con đường nhỏ trước mặt nhà thờ mang tên là đường Nhà Thờ.
Nay, khi đã có cầu Thủ Thiêm, từ chân cầu đến nhà thờ Thủ Thiêm độ 2 km, nhà thờ vẫn ở nơi đó. Thủ Thiêm đang được quy hoạch thành khu đô thị, nhiều con đường được mở ra, nhiều công trình xây dựng được mọc lên. Con đường mang tên Nhà Thờ vẫn còn đó. Tuy nhiên...
Nay, khi đã có cầu Thủ Thiêm, từ chân cầu đến nhà thờ Thủ Thiêm độ 2 km, nhà thờ vẫn ở nơi đó. Thủ Thiêm đang được quy hoạch thành khu đô thị, nhiều con đường được mở ra, nhiều công trình xây dựng được mọc lên. Con đường mang tên Nhà Thờ vẫn còn đó. Tuy nhiên...
14 thg 9, 2015
Nhà thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định tọa lạc tại số 289 Hai Bà Trưng, quận 3, TPHCM, là một trong những ngôi nhà thờ xưa nhất Sài Gòn còn tồn tại đến nay. Cũng có thể không phải "một trong những" nữa mà chính là ngôi nhà thờ được hoàn thành sớm nhất tại Sài Gòn. Nhà thờ Tân Định khởi công năm 1870 và khánh thành ngày 16/12/1876. Trong khi đó Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công năm 1877 và hoàn thành năm 1880. Ngoài ra, theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì chưa thấy nhà thờ nào xưa hơn mà hiện nay vẫn còn tồn tại ở Sài Gòn. Rất mong các bạn góp ý thêm.
Nhà thờ Tân Định. Ảnh: P.H. Nhân
12 thg 9, 2015
Ầu ơ ví dầu...
Má tôi là một phụ nữ miền quê. Miền Tây Nam bộ. Như bao nhiêu phụ nữ miền quê Nam bộ khác, bà hát ru con bằng những câu ca dao mộc mạc. Là con của má, dĩ nhiên là những câu ru ấy theo tôi từ thuở chào đời. Còn hơn vậy nữa, tôi là con trai đầu, tiếp đến lại 2 đứa em trai nữa, mãi 8 năm sau má mới sinh con gái. Vậy nên khi tôi lớn một chút thì phụ má hát ru em để má làm công chuyện nhà, ru em mãi cho tới khi đứa em gái đủ lớn để làm việc đó. Má hát ru con, tôi hát ru em. Những câu hát ru đi theo tôi hàng chục năm trời, nên tới bây giờ vẫn nhớ. Nhớ ray rứt.
11 thg 9, 2015
Đường Thái Lập Thành (Đông Du)
Tôi đến Thánh đường Hồi giáo ở 66 Đông Du, quận 1. Tình cờ thôi, tôi đọc trên tấm bảng đồng cũ kỹ gắn ở cổng:
Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ thì biết rồi, số 66 thì biết rồi, điều làm gợi nhớ trong tôi chính là tên đường: Đường Thái Lập Thành, Sài Gòn.
Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).
Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.
JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ẤN ĐỘ
66 THÁI LẬP THÀNH SÀI GÒN
Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).
Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.
Đường Thái Lập Thành. Ảnh của John A. Hansen trên Panoramio
10 thg 9, 2015
Yên tâm đi, không có tên tui!
Nàng ngồi bên chàng, đọc tin trên smartphone, bỗng khoái chí cười lên hăng hắc:
- Thiệt là quá đã! Mấy tên này đúng là hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood, ra tay giúp người cô thế!
- Chuyện gì vậy em? A, anh biết rồi. Vụ trang web hẹn hò Ashley Madison bị hack đây mà. Nhưng làm gì có Robin Hood? Ai là Robin Hood?
8 thg 9, 2015
Đến với Mẫu Thượng Ngàn
Tôi đọc Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lâu lắm rồi, từ khi sách mới ra. Thế nhưng thú thiệt là đọc vì ái mộ nhà văn qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đọc, chứ không phải vì háo hức muốn biết về Mẫu Thượng Ngàn. Ngay cả cái tựa Mẫu Thượng Ngàn, lúc ấy tôi còn chưa hiểu nó nghĩa là gì cơ mà!
Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu và Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.
Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Dầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.
Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu và Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.
Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Dầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.
2 thg 9, 2015
Chơi Facebook đi bác Tư!
Cu Tèo về quê thăm bác Tư. Dù ở nhà quê nhưng bác Tư sử dụng Internet cũng thành thạo lắm, ổng cầm smartphone đọc báo xoèn xoẹt, tin tức Đông Tây gì cũng biết ngay, biết hết. Phải cái là ổng không xài Facebook. Tèo nghĩ chắc bác Tư hổng biết về mạng xã hội này, nên dụ:
- Bác Tư chơi Phây đi bác Tư. Phây hay lắm đó, bác Tư đưa lên đó hình bác Tư đi làm ruộng, đi ăn giỗ… hay là kể chuyện xóm làng là tụi con biết liền. Ngược lại tụi con đi học, đi làm, đi chơi như thế nào cũng đưa lên Phây, bác Tư biết được con cháu đang làm gì.
1 thg 9, 2015
Cỏ đuôi chồn
Cỏ đuôi chồn là một dạng cỏ lau, bông cỏ màu hơi nâu tím, giống đuôi con chồn.
Những ai đã từng làm rẫy, làm vườn chắc đều ghét cay ghét đắng loài cỏ này. Dĩ nhiên, đã làm vườn, làm rẫy thì phải diệt cỏ, nhưng thêm vào đó là loài cỏ đuôi chồn rất dễ ghét, vì nó phát triển rất nhanh, rất mạnh, dẹp vừa xong lại mọc lên mạnh mẽ. Hạt cỏ trong hoa được gió thổi tung bay khắp nơi, đụng chỗ nào cũng mọc được.