27 thg 1, 2016

Trò đùa du lịch

1.
Nhiều trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Tui đọc và tin sái cổ luôn, lên núi Ba Thê tui nhìn quanh nhìn quất chả thấy cục đá nào giống hình người đàn ông đang ngóng vợ ráo trọi!

Nghĩ rằng mình chưa tìm ra, nên tui trở lại núi Ba Thê quyết tâm nhìn cho ra hòn vọng thê. Hic, mấy trang mạng nó nói rằng vị sư trọc đầu nên biến thành hòn đá có dạng tròn tròn. Khỉ thiệt, đá trên núi thiếu cha gì cục tròn tròn, vậy cục nào cũng là hòn vọng thê hết sao?

Núi non trùng điệp, chả thấy đâu là hòn vọng thê cả!

26 thg 1, 2016

Ga Bảo Chánh

Bảo Chánh là một ấp thuộc xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Ở ấp này có một ga xe lửa nhỏ thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam: ga Bảo Chánh.


Ga Bảo Chánh. Ảnh: Đường sắt Việt Nam

Tôi sinh ra và lớn lên ở thị xã Long Khánh, cách Bảo Chánh - theo đường bộ lẫn đường sắt - chỉ khoảng 10 km, thế nhưng chưa bao giờ có dịp tới đây và cũng không hình dung được vùng đất này như thế nào.

25 thg 1, 2016

Phố cổ Gò Công

Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi đây chưa từng là khu đô thị - thương cảng tấp nập như Hội An ở Quảng Nam hay Cù lao Phố ở Biên Hòa. Thế nhưng trong quá khứ, Gò Công từng là một tỉnh sầm uất vào bậc nhất Nam bộ, nơi là thị xã Gò Công ngày nay đã từng là tỉnh lỵ tỉnh Gò Công nhiều năm liền. Chẳng những thế, nơi này từng được mang tên chính thức là làng Thành Phố (từ 1885 đến 1956).


Dinh tỉnh trưởng Gò Công, xây dựng năm 1885

24 thg 1, 2016

Rồi sẽ có trăng soi bên thềm

Rồi sẽ có trăng soi bên thềm
Về với bóng tre xanh êm đềm...

Đó là lời ca khúc Rồi sẽ thấy - rồi sẽ có của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.


Dạo ấy khoảng 1972 - 1973, tôi đang học lớp 8, cùng với sự ra đời của bài hát Thương quá Việt Nam (vẫn được yêu thích đến tận bây giờ) là bài hát Rồi sẽ thấy - rồi sẽ có cùng của Phạm Thế Mỹ.

21 thg 1, 2016

Chuyện con khỉ

Đây là chuyện con khỉ. Tầm vóc, ngoại hình của nó chẳng có gì đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ nó viết được một game đưa lên Android và iOS, tựa là Jumpy Monkey. Game này chẳng mấy chốc mà được download ào ào, đạt hàng top trên toàn thế giới. Game hay là người ta khoái, người ta cứ down về chơi, cóc cần biết tác giả là ai, người hay khỉ.

20 thg 1, 2016

Xuất xứ của tên eChíp

Báo eChíp (báo in) ra đời từ đầu năm 2003, và... qua đời năm 2013, bây giờ chỉ còn eChip online và báo in thì còn eChip M!.

Nếu bạn đọc eChíp từ số 1, bạn sẽ biết tên tờ báo eChíp là "sản phẩm" của 2 người: Chữ Chíp là do Phạm Hoài Nhân (Phạm Hoài Nhân chớ không phải Hai Ẩu) đặt ra, sau đó Hà Thân (GĐ Cty Lạc Việt) đề nghị thêm chữ e phía trước.

Nhưng từ đâu lại "đẻ" ra chữ Chíp? Mới rồi trở lại Nha Trang, tôi chợt nhớ ngày nào chính ở bãi biển trên đường Trần Phú này, tên Chíp đã ra đời.


Tại bãi biển phía trước tòa nhà này, năm 2002, tên eChíp đã ra đời.

19 thg 1, 2016

Chuyện nhà họ Phạm

Mặc dù tui cũng họ Phạm, nhưng đây không phải chuyện nhà tui mà là chuyện nhà ông ngoại vua Tự Đức. Nói tới đây chắc mọi người biết rồi, đó chính là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Lăng mộ và đền thờ Đức Quốc Công hiện vẫn còn ở Gò Công, gọi là Lăng Hoàng gia. Đây là một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, và là một kiến trúc đặc sắc.

13 thg 1, 2016

Tìm gì? Xem gì?

Hai Ẩu ngồi trò chuyện với một vị quan chức, và đưa ra một số dẫn chứng.

Người xưa nói rằng: Hãy cho tôi biết bạn chơi với ai, tôi sẽ cho biết bạn là người như thế nào. Bây giờ, có thể thay bằng: Hãy cho tôi biết bạn tìm gì trên Google, tôi sẽ nói bạn là người ra sao.


Cuối năm, Google vừa đưa ra thống kê cho biết người Việt tìm gì nhiều nhất trên Google trong năm 2015. Trong 10 tìm kiếm nổi bật nhất ấy thì có đến 5 là tên các ca khúc (Vợ người ta, Âm thầm bên em, Không phải dạng vừa đâu, Khuôn mặt đáng thương, Em của quá khứ), 3 bộ phim (Furious 7, Chàng trai năm ấy và Cô dâu 8 tuổi), một game show truyền hình (Cười Xuyên Việt) và một trò chơi đoán tuổi của Microsoft (How Old net). Tất cả đều là giải trí!

8 thg 1, 2016

Gu-gồ nó đi!

1.
Bạn tui nêu lên trên Facebook một vài thắc mắc, để nhờ coi có bậc cao minh nào biết được giải thích dùm mình.

Có người ra vẻ rất hiểu biết, dạy rằng: Lên Google search đi bạn ơi!



Thiệt là một lời khuyên vàng ngọc, chí lý, không sai vô đâu được. Chớ sao nữa, thậm chí đã có câu ca rằng: Dân ta phải biết sử ta. Nếu mà không biết thì tra Google! Lời khuyên này chí lý tới mức... ai cũng biết, giống như khuyên rằng: Muốn biết chữ thì phải học. Bởi ai cũng thừa biết, nên người dạy câu này có vẻ... hơi bị khùng!

6 thg 1, 2016

Trà chanh chém gió

Hai Ẩu bí đề tài, chẳng biết viết gì. Mọi người khuyên nên ra khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội, vào quán trà chanh nghe giới trẻ Hà Nội chém gió, bảo đảm sẽ có chuyện hay để viết. Nghe lời, Hai Ẩu lò dò ra đấy hóng hớt.


Nơi đây có nhiều quán trà chanh. Mỗi quán có nhiều ghế đẩu nhựa nhỏ. Trên mỗi ghế đẩu có một người đang ngồi miên man chém gió. Hai Ẩu hóng hớt câu chuyện sau đây từ 2 chàng ra vẻ trí thức. Không biết tên nên ta tạm gọi theo áo họ mặc là Sơ mi ca rôSơ mi vàng vậy.

4 thg 1, 2016

Như đã yêu hoa anh đào...

Những ngày này,  báo mạng ào ạt đăng bài "về Long Hải ngẩn ngơ với cánh rừng hoa anh đào bạt ngàn do người Nhật trồng từ thuở nào". Ấy, nhưng coi nào, đâu phải vậy đâu?

Không phải hoa anh đào

Loài hoa có cánh hồng phơn phớt, nở rộ lúc xuân về ấy không phải hoa anh đào sakura nổi tiếng của Nhật Bản, mặc dù rất giống. Đó là hoa đỗ mai. Thông tin về hoa đỗ mai (theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu) như sau:

3 thg 1, 2016

Truyền thuyết về một con khỉ

Ghi chú: Đây là một bài viết của Hai Ẩu đăng trên eChip đã lâu rồi. Bản thân Hai Ẩu không còn lưu bài, website của eChip cũng không còn bài này nên Hai Ẩu cũng quên mất tiêu luôn. Nay tình cờ search trên Google lại thấy vài trang khác đăng lại (may quá, họ có ghi nguồn đàng hoàng nên Hai Ẩu nhận ra... bài của mình, và biết là bài đăng năm 2007). Nay năm khỉ sắp đến, xin copy-từ-chỗ-copy đăng vào đây để lưu trữ và nhớ lại một bài viết cũ (mà hình như cũng còn có phần hợp thời!).


Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi đất nước còn lắm nỗi khó khăn của thời kỳ chưa đổi mới, lúc ấy trong giới sinh viên – đặc biệt là sinh viên sắp ra trường – truyền miệng nhau câu chuyện tiếu lâm sau đây: