Từ nhỏ xíu, chắc ai cũng biết con cá lóc. Tui hồi nhỏ chỉ biết... ăn các món cá lóc do má làm thôi, nhưng cũng biết được con cá lóc nó ra làm sao.
Tới hồi sau 75 đi làm rẫy làm ruộng, cắm câu, câu được cá lóc. Nhưng bà ngoại (dân gốc miền Tây chính hiệu) ngó rồi nói: Con này là cá quả, hổng phải cá lóc. Rồi bà giải thích gì gì đó để phân biệt mà tui hổng hiểu và cũng... hổng nhớ luôn, chỉ mang máng là con cá quả nó nhỏ hơn con cá lóc.
Sau này, đọc linh tinh, tui thấy người ta nói cá lóc còn gọi là cá quả, cá trầu,cá bông, cá chuối hoa... Dĩ nhiên là với trình độ của mình, tui hổng biết mấy cái tên kể trên có đúng là chỉ một loại cá hay không. Vậy nên tui đăng status này để hỏi, ai biết giải thích và phân biệt dùm tui.
Nói thêm là dạo sau này tui đi miền Tây thường khoái ăn cá lóc: cá lóc nướng trui, cá lóc chiên xù... như mấy hình này. Ngon hết xẩy! Mà toàn nghe kêu là cá lóc không à, hổng có kêu tên gì khác hết á!
Không ngờ đây trở thành một đề tài phong phú về chuyện con cá lóc, góp ý của mọi người rất phong phú hấp dẫn. Để lâu trên Facebook sợ nó trôi đi mất tiêu nên tui mạn phép biên tập những ý đó tại đây để lưu trữ và mọi người có dịp đọc lại (và có thể góp ý thêm qua phần nhận xét phía dưới).
Không ngờ đây trở thành một đề tài phong phú về chuyện con cá lóc, góp ý của mọi người rất phong phú hấp dẫn. Để lâu trên Facebook sợ nó trôi đi mất tiêu nên tui mạn phép biên tập những ý đó tại đây để lưu trữ và mọi người có dịp đọc lại (và có thể góp ý thêm qua phần nhận xét phía dưới).
Phân biệt cá lóc, cá quả và những tên gọi khác của con cá lóc:
Con cá lóc bán ở chợ
Tuyết Lê: Theo tui, cá quả là cách gọi của người miền Bắc, cá lóc con nhỏ xíu như đầu đũa gọi là cá trào, không hiểu sao hồi đó người ta vớt cá trào lên bán mà không để cho nó lớn , vì nó nhỏ xíu vậy nên khỏi làm cá, để nguyên vậy kho tiêu với chút tóp mỡ
Phạm Hoài Nhân Tui cũng thấy nhiều người nói cá quả là cách gọi của người Bắc, nhưng tui ngạc nhiên là bà ngoại tui - sinh ra và lớn lên ở Tiền Giang, và bà con họ hàng không có quan hệ gì với người Bắc ráo trọi - lại gọi là cá quả. Và đặc biệt là bà phân biệt cá quả và cá lóc là 2 loại khác nhau nữa chứ. Tiếc là bà ngoại mất lâu rồi nên không hỏi được!
Viet Hung Mai: "Cá Quả" là cá Bông đó A. Phạm Hoài Nhân... Lớn con hơn cá lóc .... cái tên đó nghe lần đầu từ miệng đám Bắc Kỳ sống trên ghe ở trước nhà thờ Cái Bè ... từ năm 1960 xa lắc ....
Có khi còn nghe họ kêu là "cá/con lóc bông" nữa ... Quan sát kỹ thì ngoài việc "lớn hơn" ... thân con cá Bông còn có khoang/vòng giống như hình kỷ hà ... khác hẳn cá Lóc .... Có thể bà ngoại A. Phạm Hoài Nhân đã qua giao dịch mà biết tên đó rồi ... Chứ miền Nam không ai kêu cá Lóc là cá Quả hết...
Phạm Hoài Nhân: Bà ngoại tui không kêu cá lóc là cá quả anh Viet Hung Mai ạ, mà bà phân biệt 2 loại khác nhau. Hồi đó câu được cá, tụi tui kêu là cá lóc, bà nói không phải, đó là cá quả và giải thích cho con cháu (có tui) biết sự khác nhau để nhận dạng, nhưng mà... tui đâu có để ý nghe và nhớ!
Viet Hung Mai:Như vậy là bà ngoại đã phân biệt đúng đó anh ... Người Nam không hề xài tên "Quả" với cá Lóc .... Ngay thịt cá Bông cũng khác ... không "ngọt" bằng cá Lóc ....
Tuyết Lê: Cá bông cứng mình hơn cá lóc và giá bán rẻ hơn cá lóc .
Hoang Lan Chị Tuyết Lê ơi, em thấy người ta kiu con cá lóc con nhỏ xíu kho tiêu là cá rồng rồng mờ ,chắc chỗ em ở kiu khác hén .
Phạm Hoài Nhân Tui cũng thấy nhiều người nói cá quả là cách gọi của người Bắc, nhưng tui ngạc nhiên là bà ngoại tui - sinh ra và lớn lên ở Tiền Giang, và bà con họ hàng không có quan hệ gì với người Bắc ráo trọi - lại gọi là cá quả. Và đặc biệt là bà phân biệt cá quả và cá lóc là 2 loại khác nhau nữa chứ. Tiếc là bà ngoại mất lâu rồi nên không hỏi được!
Viet Hung Mai: "Cá Quả" là cá Bông đó A. Phạm Hoài Nhân... Lớn con hơn cá lóc .... cái tên đó nghe lần đầu từ miệng đám Bắc Kỳ sống trên ghe ở trước nhà thờ Cái Bè ... từ năm 1960 xa lắc ....
Có khi còn nghe họ kêu là "cá/con lóc bông" nữa ... Quan sát kỹ thì ngoài việc "lớn hơn" ... thân con cá Bông còn có khoang/vòng giống như hình kỷ hà ... khác hẳn cá Lóc .... Có thể bà ngoại A. Phạm Hoài Nhân đã qua giao dịch mà biết tên đó rồi ... Chứ miền Nam không ai kêu cá Lóc là cá Quả hết...
Phạm Hoài Nhân: Bà ngoại tui không kêu cá lóc là cá quả anh Viet Hung Mai ạ, mà bà phân biệt 2 loại khác nhau. Hồi đó câu được cá, tụi tui kêu là cá lóc, bà nói không phải, đó là cá quả và giải thích cho con cháu (có tui) biết sự khác nhau để nhận dạng, nhưng mà... tui đâu có để ý nghe và nhớ!
Viet Hung Mai:Như vậy là bà ngoại đã phân biệt đúng đó anh ... Người Nam không hề xài tên "Quả" với cá Lóc .... Ngay thịt cá Bông cũng khác ... không "ngọt" bằng cá Lóc ....
Tuyết Lê: Cá bông cứng mình hơn cá lóc và giá bán rẻ hơn cá lóc .
Hoang Lan Chị Tuyết Lê ơi, em thấy người ta kiu con cá lóc con nhỏ xíu kho tiêu là cá rồng rồng mờ ,chắc chỗ em ở kiu khác hén .
Tuyết Lê Đúng đó HL, TL nhớ lộn
Còn đây là một hình ảnh gọi là cá tràu tiến vua ở Ninh Bình.Nguồn: báo Dân trí
Trung Hưng Cá ròng ròng là lúc còn theo bầy đi với cá lóc mẹ, đến khi "rã bầy" sống riêng thì gọi là cá trào, lớn lên thì gọi là cá lóc (lớn như thế nào gọi là cá lóc thì tùy người). Ở Cù lao Phố xưa nay gọi như thế
Duy Duc Ha: Cá Lóc ở miền Nam. Cá Tràu ở miền Trung. Cá Quả ở miền Bắc. Cá Lóc miền Nam có 4 tên gọi theo từng thời kỳ: sơ sinh kêu Ròng ròng. Nhi đồng kêu Tràu Cửng. Thiếu niên kêu cá Tràu. Trưởng thành kêu Cá Lóc.
Khiêm Phan Nguyễn Bắc còn gọi là cá chuối bác ạ.
Dang Huu Tri Dạ em Bắc 54, sinh 1962 trong Nam ở sát chợ chồm hổm đối diện trường Ngô Quyền thường xuyên phục vụ nước cho mấy bác bán cá: cá lóc đen, cá lóc bông. Má em cũng gọi cá lóc, ít nghe gọi cá quả/ mãi khi có người quen miền Bắc vào gọi cá quả nấu canh chua/còn gọi là cá chuối. Em ngẩn tò te và má em mới nói: cá lóc là cá quả , và miền Bắc thường là cá lóc bông hiếm có cá lóc đen. Còn hỏi tại sao gọi là cá quả hay cá chuối con của nông dân Bắc kỳ chịu!
Những câu chuyện về con cá lóc ở quê
Những câu chuyện về con cá lóc ở quê
Quan Tang Cái nầy tui nói theo trí nhớ ba chớp ba sáng của tui mà thôi, chứ chưa hỏi ông bạn gú gồ.
Tui đã có từng.... nghe, trong sách giáo khoa tập đọc cấp 1 , sau giải phóng, cái tên CÁ QUẢ, và có kèm theo hình. Và nếu vậy thì tên CÁ QUẢ theo địa phương khu vực phía BẮC. Nhìn hình thấy cũng giống cá lóc trong miền nam, nhưng cái ĐẦU cá ốm thon và dài hơn.
Tui đã có từng.... nghe, trong sách giáo khoa tập đọc cấp 1 , sau giải phóng, cái tên CÁ QUẢ, và có kèm theo hình. Và nếu vậy thì tên CÁ QUẢ theo địa phương khu vực phía BẮC. Nhìn hình thấy cũng giống cá lóc trong miền nam, nhưng cái ĐẦU cá ốm thon và dài hơn.
Cá lóc bông. Ảnh: Wikipedia
Cá lóc đồng. Ảnh: báo Dân trí
Cá lóc theo tui biết, có 2 loại, CÁ LÓC ĐỒNG (lưng màu xám đen tới đen, màu nhạt dần xuống bụng), đầu và mình thon, hơi...hiền. Xớ thịt mịn, dai hơn, ngọt hơn. CÁ LÓC BÔNG thân xọc rằn từ từ đầu tới đuôi, mập hơn, đầu hơi to một chút, xớ thịt to hơn, thứ nầy...dữ lắm.
Ngày xưa, cá lóc nhiều, nên nhà tui thường ăn cá lóc đồng mà thôi, còn cá bông chỉ để làm cá chà bông. Dĩ nhiên cá đồng bán mắc hơn cá bông.
Cá lóc khi đẻ con, cá con màu đo đỏ, theo bầy, gọi là bầy RÒNG RÒNG. Hể ở đâu thấy bầy ròng ròng, chắc chắn có cá mẹ. Nhưng cá mẹ lúc nầy thân ốm nhom, đầu chờ dờ, ít ai chịu mua.
Còn sao gọi là...CÁ LÓC, ai dân ruộng thấy mới biết. Tại vì con cá nó ....lóc, di chuyển từ đìa đi nơi khác khi trời mưa xuống, ( con cá RÔ cũng có thói quen nầy ). Nên muốn nuôi cá lóc, hầm cá vách phải dựng đứng, và rào lưới cao xong quanh, vì cá lóc cũng là....vận động viên nhảy cao có tiếng.
Xưa cá lóc miệt biên giới ĐỒNG KY, LONG BÌNH, QUẬN AN PHÚ, CHÂU ĐỐC, có mùa hay bị MỰC. mực là con sên móc, trong thịt cá, thường quanh vùng bụng, màu đen cỡ hạt đậu xanh. Nên khi mua cá , phải yêu cầu người bán LẠN DA vùng bụng để kiểm tra.
Tống Phong Con cá lóc ở Long Khánh nhỏ hơn cá lóc bông miền tây... Gần chót đuôi nó có điểm tròn bằng đầu đủa ,màu đỏ. ..mùa nắng, nước suối cạn chúng nằm một ổ trong hang...đi tát cá bắt được nhiều... Thịt cá dẻ,nhiều xương... Đó là những trải nghiệm ở Suối Cát, Long Khánh.
Và chuyện con cá lóc ở Mỹ
Snakehead fish. Ảnh: Wikipedia
Viet Hung Mai Đó là tên dịch từ tiếng Anh qua ... chứ người Việt đâu ai kêu như vậy .... Nói chính xác là Việt-Anh: Cá Lóc = snakehead fish ... Sau đó giới "học thuật" mới dịch Anh-Việt Snakehead fish = Cá Đầu Rắn.... Chung quy cũng vì cái đầu của con cá Lóc giống đầu rắn .... Chứ tiếng Anh không có chữ "cá Lóc" ...
Lê Dũng: nhân tiện tui xin kể luôn chuyện cá lóc trên xứ Mẽo mà họ gọi là Snakehead đó...
Trước kia xứ này không có giống cá đó, một gia đình gốc Hoa đã nhập lén cá sống qua để nấu món súp cá truyền thống cho người già đang hấp hối...
Trước kia xứ này không có giống cá đó, một gia đình gốc Hoa đã nhập lén cá sống qua để nấu món súp cá truyền thống cho người già đang hấp hối...
Cá đến nơi vẫn còn sống nhưng người ốm thì đã chết trước rồi! Với cái tri thức và niềm tin kiểu của họ, mấy người đó mang cá lóc ra sông"phóng sinh"!
Thế là nước Mỹ mang họa với con cá lóc, nó ăn tạp, tàn sát các loại thủy sản khác và sống được dưới mọi điều kiện khắc nghiệt nên ngày càng phát triển theo sự liên thông nguồn nước. Haizzzz
Có dịp tui sẽ dẩn nguồn chính thống từ cơ quan khoa học và thủy sản xứ này hầu chuyện thêm với các bạn. Mọi thứ cá khác đều có quy định hạn chế và kích cỡ khai thác, trừ snakehead là vô tư. Thậm chí còn biết ơn người đã bắt nó!
Quan Tang: Tui đang ở tiểu bang VIRGINIA, là nơi từng nổi đình đám về con cá lóc. Nhiều chuyện nói lắm, nhưng mà qua quá trình nhiều năm .... ăn cá lóc Mỹ, nghe cảnh sát Mỹ nói, thì cá lóc cũng nhập lậu từ.... CHÂU PHI. Thật ly kỳ, và tui cũng từng... xực loại nầy trên chục con !
Phạm Hoài Nhân: Vậy con cá lóc châu Phi nó có... đen hơn con cá lóc châu Á hông vậy Quan Tang?
Lê Dũng: đen như nhau nhưng râu nó quăn hơn!
Quan Tang: thật sự MÔI nó... dầy hơn, mình thon dài, đầu dài hơn, đặc biệt BÔNG TRÊN MÌNH nó dạng giống như TRĂN, chứ không xọc rằn.
Tản mạn quanh những loài cá khác
Quan Tang: Tui đang ở tiểu bang VIRGINIA, là nơi từng nổi đình đám về con cá lóc. Nhiều chuyện nói lắm, nhưng mà qua quá trình nhiều năm .... ăn cá lóc Mỹ, nghe cảnh sát Mỹ nói, thì cá lóc cũng nhập lậu từ.... CHÂU PHI. Thật ly kỳ, và tui cũng từng... xực loại nầy trên chục con !
Phạm Hoài Nhân: Vậy con cá lóc châu Phi nó có... đen hơn con cá lóc châu Á hông vậy Quan Tang?
Lê Dũng: đen như nhau nhưng râu nó quăn hơn!
Quan Tang: thật sự MÔI nó... dầy hơn, mình thon dài, đầu dài hơn, đặc biệt BÔNG TRÊN MÌNH nó dạng giống như TRĂN, chứ không xọc rằn.
Tản mạn quanh những loài cá khác
Cá bã trầu Nha Trang. Ảnh: Wikipedia
Ng Hoang: Cá bã trầu là cá biển, hơi giống cá hồng, nướng rất ngon. Còn cá tràu viết với chữ U.
Tuyết Lê: Mình nhớ câu hát ru em :
Tuyết Lê: Mình nhớ câu hát ru em :
Con chim chìa vôi bay ngang đám thuốc .
Con cá bã trầu lội tuốt mương cau
Nên nghĩ cá bã trầu ở ruộng mương vườn .
Hai Hanh: Dân miền Trung khu 5 gọi là con tràu. Không phải cá trầu. Có con cá bảy trầu là cá kiểng con nít hay vớt bỏ keo thôi. Tụi em hồi nhỏ đi vớt dưới mương chỉ gọi là bảy trầu. Cũng có thể biến âm của bã trầu.
Phạm Hoài Nhân ghi chép lại
Mấy con cá sống đăng trong các hình bên trên ở miền Trung ( Huế ) gọi là cá Tràu Đen ( cá Lóc ở miền Nam ) và Tràu Bông ( cá Lóc Bông ở miền Nam ). Các bạn lưu ý có sự khác biệt với một giống cá Qủa ở miền Bắc tuy thân hình có " bông " nhưng chỉ có hai màu Đen hơi ngả sang màu Nâu và Trắng hơi ngả sang màu Xám còn cá Lóc Bông ( Tràu Bông ) thì trên thân các vảy xếp thành những hình tròn tròn giống cái bông hơn,tròng mắt vòng ngoài có màu vàng, viền đuôi, cạnh vây mang và vây bụng cũng ửng vàng cam nên màu sắc tươi hơn cá Qủa / Chuối ở các tỉnh miền Bắc.Loài cá Lóc Bông này thích sống ở các sông, suối, hồ lớn có mức nước sâu, rất dữ và cá con lớn lên theo cá mẹ sống thành bầy rất lâu mới tách bầy ( có khi lên tới 200 - 300 gram ) so với các loại cá Lóc / Qủa / Tràu khác; tuy to xác nhưng lên khỏi mặt nước rất mau chết so với cá Lóc / Tràu Đen.
Trả lờiXóa- Xin bổ sung cho các bạn một thông tin mà các bạn chưa biết hoặc chưa đề cập là ở miền Tây Nam Bộ có một loài cá thuộc họ cá Qủa / Tràu / Lóc nói ở trên có tên là cá Dầy, loại cá này cũng có bông gần giống với cá Lóc Bông / Tràu Bông nhưng trọng lượng thân thể của loài cá Dầy này nhỏ hơn, bình quân chừng 400 gram - 500 gram / con; bụng tròn, to còn đầu thì nhọn, thuôn nhỏ về phía trước rất dễ phân biệt với cá Lóc Đen hay Lóc Bông, khi bắt lên cạn mau chết hơn cá Lóc Đen; thịt rất thơm, ngọt nhưng chỉ ngon hơn cá Lóc Đen khi ta nướng đặc biệt là nướng trui với Rơm, giống này ngày càng hiếm ở miền Tây những năm sau này.