Mùa thu rồi, ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...
Ấy, đó là nói tình hình sau 1975. Nhưng mà trước 1975, trong Nam tụi tui đã từng hát một bài giống như vậy rồi. Mọi người nhớ hông? Bài đó như vầy:
Một mùa thu năm xưa Cách mạng tiến ra đất Việt
Bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng...
Chưa nhớ, hoặc chưa biết thì coi/nghe clip này sẽ biết, héng
Theo lời kể của Phạm Duy thì bài Nhạc tuổi xanh này được ông sáng tác năm 1946 lúc tham gia kháng chiến trong lực lượng Việt Minh, và đây là một hành khúc kháng chiến. Lời ca thể hiện rõ điều đó.
Một mùa thu năm xưa Cách mạng tiến ra đất Việt
Bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng.
Đoàn người trai ra đi, miệng hô lớn quyết chiến,
Quyết chiến, chân oai nghiêm đều tiến.
Một ngày qua thanh niên giã từ giấc mơ,
Phất cờ hồng nhuộm máu, đấu tranh cho muôn kiếp sầu.
Đời người trai gian lao, vì non nước quyết chiến,
Quyết chiến, lúc chưa phai tuổi xanh.
Hồi đó, chẳng những nghe hát mà tụi tui còn được dạy hát trong trường học nữa kìa, ở những lớp tiểu học (cuối thập niên 1960). Có điều, bài mà tụi tui được dạy hát có lời khác, phù hợp với trẻ con hơn. Có lẽ khi Phạm Duy "về thành" rồi thì đặt lời mới cho không mang hơi hướm kháng chiến nữa.
Những câu hát mà tụi tui thuộc lòng và nghêu ngao suốt là:
Đời còn tươi như hoa mới nở sớm mai, sáng ngời
Đời còn thắm như mây non bay ven trời
Đời còn xanh như bao cánh đồng lúa mới
Bát ngát, bát ngát, bao la như biển khơi...
và
Bờ ruộng xanh, em cùng anh
Ta yêu đời vì lòng hòa bình
Vì đời mình
còn được sống biết bao nhiêu ngày xanh
Điều đáng nói là mặc dù đã có lời hát soạn riêng cho lứa tuổi của mình, nhưng không hiểu sao hồi đó tụi tui vẫn biết cái lời hát kháng chiến như đã kể ở trên. Biết thôi chớ không thuộc và thích hát như bài nhạc tuổi xanh con nít, và hồi đó cũng chẳng hiểu cách mạng là cách mạng gì, mùa thu là mùa thu nào.... Chỉ có một điều chắc chắn là lời gốc ấy được mọi người hát thoải mái, như bây giờ hát Mùa thu rồi, ngày hăm ba. Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến..., chẳng ai cấm ai cản hết.
Tui không biết bây giờ trong 2 lời ca khác nhau có lời nào bị cấm không, hay cấm hết cả hai (vì thực tế tui không nghe trình diễn công khai ở đâu hết). Còn bạn, trong 2 lời ấy bạn thích lời nào?
Hồi đó, chẳng những nghe hát mà tụi tui còn được dạy hát trong trường học nữa kìa, ở những lớp tiểu học (cuối thập niên 1960). Có điều, bài mà tụi tui được dạy hát có lời khác, phù hợp với trẻ con hơn. Có lẽ khi Phạm Duy "về thành" rồi thì đặt lời mới cho không mang hơi hướm kháng chiến nữa.
"Nhạc tuổi xanh" với lời mới, xuất bản trong Nam thập niên 1950. Click vào hình để phóng to.
Những câu hát mà tụi tui thuộc lòng và nghêu ngao suốt là:
Đời còn tươi như hoa mới nở sớm mai, sáng ngời
Đời còn thắm như mây non bay ven trời
Đời còn xanh như bao cánh đồng lúa mới
Bát ngát, bát ngát, bao la như biển khơi...
và
Bờ ruộng xanh, em cùng anh
Ta yêu đời vì lòng hòa bình
Vì đời mình
còn được sống biết bao nhiêu ngày xanh
Điều đáng nói là mặc dù đã có lời hát soạn riêng cho lứa tuổi của mình, nhưng không hiểu sao hồi đó tụi tui vẫn biết cái lời hát kháng chiến như đã kể ở trên. Biết thôi chớ không thuộc và thích hát như bài nhạc tuổi xanh con nít, và hồi đó cũng chẳng hiểu cách mạng là cách mạng gì, mùa thu là mùa thu nào.... Chỉ có một điều chắc chắn là lời gốc ấy được mọi người hát thoải mái, như bây giờ hát Mùa thu rồi, ngày hăm ba. Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến..., chẳng ai cấm ai cản hết.
Tui không biết bây giờ trong 2 lời ca khác nhau có lời nào bị cấm không, hay cấm hết cả hai (vì thực tế tui không nghe trình diễn công khai ở đâu hết). Còn bạn, trong 2 lời ấy bạn thích lời nào?
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét