Tinh Hoa - 1950 |
Gìn Vàng Giữ Ngọc
- 1971 |
Về miền Trung, miền thùy dương bóng dừa ngàn thông Thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông... dài Ôi quê hương xứ dân gầy Ôi bông lúa, con sông xưa, thành phố cũ Về miền Trung, người về đây sống cùng người dân Lửa chinh chiến cháy bùng thôn làng điêu tàn Đêm hôm nao gió căm hờn trên sông vắng Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng. Người đi trên đống tro tàn Thương em, nhớ mẹ hương vàng về đâu Chiều khô nước mắt rưng sầu Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi Nhớ thương về chiến khu mờ Biết bao người sống căm thù Hát rằng: Hò ớ ơi… Quyết về cố hương yêu dấu xa xưa! |
Về miền Trung! Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông Thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông... dài Ôi quê hương, xứ dân gầy! Ôi bông lúa, con sông xưa, thành phố cũ! Về miền Trung! Người về đây sống cùng người dân Lửa chinh chiến cháy bừng thôn làng điêu tàn… Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng. Người đi trên đống tro tàn Thương em, nhớ mẹ hương vàng về đâu? Chiều khô nước mắt rưng sầu Thương thân thiếu phụ, khóc đầu hài nhi Nhớ thương về phía xa mờ Biết bao người sống mong chờ Hát rằng: Hò ớ ơi… Nhớ về cố hương yêu dấu xa xưa! |
Về miền Trung, còn chờ mong núi về đồng xanh Một ngày mai sắm sửa về đô thành Tay trong tay dắt nhau về quê hương cũ Không than van, không sầu não Về miền Trung, đoàn người ca hát bài thành công Lửa chiến thắng cháy bùng thôn làng reo mừng Đêm hôm nay tiếng dân mừng vang thôn xóm Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng Hò hô hò! Hồ hố ơi! Về đây với lúa, với đồng Với cô gái Huế bên dòng sông Hương Nguồn vui đã đến dân nghèo Con sông nước chảy, tiếng chèo hò khoan Hò hố! Hò hô ơi! Tiếng ai vừa hát qua làng Lúc em gặt lúa trên đồng Hát rằng: Hò ớ ơi! Tiếng cười, tiếng ca trên lúa trên sông |
Về miền Trung, còn chờ mong núi về đồng xanh Một chiều nao đốt lửa rực đô thành Tay trong tay chúng ta về quê hương cũ Không than van, không sầu nhớ Về miền Trung, đoàn người ca hát mừng thành công Lửa ấm áp bếp nhà ai hồng đêm đêm Đêm hôm nay tiếng dân nồng vang thôn xóm Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng Hò hô hò! Hồ hố ơi! Về đây với lúa, với nàng Thay bao nỗi khổ, tiếng đàn (tôi) mừng vui Nguồn vui đã đến (với) dân nghèo Con sông nước chảy, tiếng chèo hò khoan Hò hố! Hò hô ơi! Tiếng ai vừa hát qua làng Lúc em gặt lúa trên đồng Hát rằng: Hò ớ ơi! Tiếng cười, tiếng ca trên lúa trên sông |
18 thg 7, 2022
Về miền Trung, miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
Về miền Trung, miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
Có lẽ câu sửa chữa đáng chú ý nhất là: Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi, đã được đổi thành: Thương thân thiếu phụ, khóc đầu hài nhi.
Thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông... dài
Đây là những lời ca mở đầu một bài hát rất nổi tiếng và quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Duy, sáng tác năm 1947: Về miền Trung. Bài hát này được sáng tác cùng thời kỳ với những bài khác của Phạm Duy cũng được rất nhiều người biết đến như Quê nghèo (1948, Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói...), Bà mẹ Gio Linh (1948, Mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày...)... Đó là thời kỳ Phạm Duy đang tham gia kháng chiến chống Pháp và công tác tại miền Trung.
Trong khi Bà mẹ Gio Linh và nhất là Quê nghèo hiện giờ vẫn đang được nghe và nhắc đến nhiều thì dường như người ta... quên mất bài Về miền Trung. Vào Google search "Về miền Trung" thì hầu hết kết quả đều là bài... Thương về miền Trung của Duy Khánh, vài kết quả là bài Về miền Trung của An Thuyên, một vài bài mới sáng tác không mấy quen thuộc như Đường về miền Trung,... chớ không thấy Về miền Trung của Phạm Duy đâu hết!
Vốn đã từng nghe và yêu thích bài hát này nên tui nhắc cho nhiều người cùng nhớ vậy.
Như nhiều bài hát khác được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến, sau này được phổ biến tại miền Nam, một số câu từ trong lời bài hát đã được sửa lại (có lẽ do chính tác giả). Việc chỉnh sửa có thể để hay hơn, phù hợp với thời cuộc hơn, hoặc vì lời ban đầu nhạy cảm quá.
Dưới đây tui chụp lại 2 bản và chép lại lời để các bạn so sánh. Bản 1 là sheet nhạc do Tinh Hoa ấn hành năm 1950, bản 2 trích trong Tuyển tập nhạc Phạm Duy - Kỷ vật chúng ta do Gìn Vàng Giữ Ngọc ấn hành năm 1971 tại Sài Gòn. Những chỗ thay đổi được đánh Bold và Italic.
Mẹ thì tan thân, con thì nát đầu. Cả hai đều chết không toàn thây. Lời bài hát mô tả nỗi thống khổ của chiến tranh, sự tàn ác của giặc thù. Đúng là có thảm cảnh như vậy thiệt, nhưng nghe rùng rợn quá. Lời bài hát sửa lại cũng bi thảm, nhưng đỡ rùng rợn hơn: mẹ còn sống nhưng ôm con khóc.
Một số chỗ sửa lại cho nhẹ nhàng hơn, như: Đêm hôm nao gió căm hờn trên sông vắng đổi thành Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng; Biết bao người sống căm thù đổi thành Biết bao người sống mong chờ.
Và đặc biệt là Nhớ thương về chiến khu mờ đổi thành Nhớ thương về phía xa mờ, bởi vì dùng chữ chiến khu giống... Việt Cộng quá!
Phạm Hoài Nhân
Cảm ơn HOÀI NHÂN!
Trả lờiXóa