Ga Đà Lạt bây giờ vẫn còn xe lửa chạy trên một tuyến đường - và chỉ một mà thôi - đó là tuyến Đà Lạt - Trại Mát (có thể thêm một kỷ lục nữa là nhà ga xe lửa có ít tuyến nhất không ta?) dài 7 km.
Tuyến đường 7 km này xe lửa chạy trong 30 phút, giá vé là 43.000 đ. Như vậy tốc độ trung bình là 14 km/giờ. Thế là có thêm 3 kỷ lục nữa: Tuyến đường xe lửa ngắn nhất, mắc nhất và chậm nhất Việt Nam!
(Để so sánh, tàu Thống Nhất tuyến ngắn nhất là Sài Gòn - Biên Hòa, 30 km, giá vé ngồi mềm là 16.000 đ, vận tốc của tàu chậm nhất cũng tới 40 km/giờ).
Ngắn nhất, mắc nhất, chậm nhất, vậy có nên đi không? Nên quá đi chớ, vì đây là trãi nghiệm du lịch mà, ăn chơi ngại gì mưa rơi?
Xin mượn đỡ bài viết của Trần Đức Tài trên Tuổi trẻ cuối tuần để kể về chuyến đi trên 7 km đường ray này nhé (phần tui, khi nào quởn tính sau!)
Trên 7 km đường ray
Ga Đà Lạt, khánh thành từ năm 1938, từng nổi tiếng là nhà ga đẹp nhất Đông Dương, gắn liền với quá khứ vàng son của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt.
Từ năm 2001, công trình này đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Từ năm 2001, công trình này đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Cô bé 8 tuổi này không giấu được sự hiếu kỳ khi lần đầu tiên đi tàu hỏa
Không ít du khách ghé đến đây nhìn ngắm nhà ga, chụp ảnh lưu niệm rồi… đi. Nếu chịu khó nán lại, họ có thể có cơ hội chu du trên tuyến đường sắt ngắn nhất Việt Nam: 7km.
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát phục vụ du lịch từ năm 1991 với tên gọi dịch vụ Dalat Plateau Rail Road. Đoàn tàu sẽ đi qua dưới cầu ôtô đường Trần Quý Cáp (phường 10), uốn vòng theo những ngọn đồi của khu Chi Lăng (phường 9) và khu Sào Nam (phường 11).
Đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát là đoạn đường bằng cuối cùng ở độ cao 1.500m mà những đoàn tàu “leo núi” bằng bánh răng cưa năm xưa từ Phan Rang phải vượt qua để đến Đà Lạt. Đổi thay lớn nhất trên cung đường này chính là sự phát triển nông nghiệp: những triền thung lũng hai bên đường ray ngày trước là rừng giờ là những ruộng rau và nhà kính trồng hoa chạy dài san sát.
Đến ga Trại Mát, tàu dừng lại 30 phút cho khách tản bộ tham quan đời sống dân cư, ghé vào chợ thị trấn hay vào chùa Linh Phước gần đó. Rồi đoàn tàu lại đổi đầu máy kéo, đảo chiều. Tất cả lại lên tàu xình xịch ngược 7km trên cung đường cũ quay về ga Đà Lạt, nơi vẫn còn chiếc đầu máy hơi nước cổ bất động làm cảnh.
Chậm, ồn, lắc lư…, đi tàu lửa ở Đà Lạt là cách dễ nhất để trải nghiệm cảm giác đi tàu của 100 năm trước. Và để nhớ còn có một dự án 5.000 tỉ đồng muốn phục hồi tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Tháp Chàm từ năm 2007 nhưng đã rơi vào lãng quên.
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát phục vụ du lịch từ năm 1991 với tên gọi dịch vụ Dalat Plateau Rail Road. Đoàn tàu sẽ đi qua dưới cầu ôtô đường Trần Quý Cáp (phường 10), uốn vòng theo những ngọn đồi của khu Chi Lăng (phường 9) và khu Sào Nam (phường 11).
Đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát là đoạn đường bằng cuối cùng ở độ cao 1.500m mà những đoàn tàu “leo núi” bằng bánh răng cưa năm xưa từ Phan Rang phải vượt qua để đến Đà Lạt. Đổi thay lớn nhất trên cung đường này chính là sự phát triển nông nghiệp: những triền thung lũng hai bên đường ray ngày trước là rừng giờ là những ruộng rau và nhà kính trồng hoa chạy dài san sát.
Đến ga Trại Mát, tàu dừng lại 30 phút cho khách tản bộ tham quan đời sống dân cư, ghé vào chợ thị trấn hay vào chùa Linh Phước gần đó. Rồi đoàn tàu lại đổi đầu máy kéo, đảo chiều. Tất cả lại lên tàu xình xịch ngược 7km trên cung đường cũ quay về ga Đà Lạt, nơi vẫn còn chiếc đầu máy hơi nước cổ bất động làm cảnh.
Chậm, ồn, lắc lư…, đi tàu lửa ở Đà Lạt là cách dễ nhất để trải nghiệm cảm giác đi tàu của 100 năm trước. Và để nhớ còn có một dự án 5.000 tỉ đồng muốn phục hồi tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Tháp Chàm từ năm 2007 nhưng đã rơi vào lãng quên.
Ga Trại Mát cách Đà Lạt 7km và gần 30 phút đi tàu. Tàu được thay đầu máy để đảo chiều quay về
Nhân viên trực ban phất cờ ra hiệu cho tàu giảm tốc độ khi về tới ga Đà Lạt
Tàu Đà Lạt - Trại Mát chỉ phục vụ khi có tối thiểu 15-20 khách
Cột gỗ phân tuyến giữa hai đường ray. Con số 32 ngẫu nhiên gợi nhớ năm khởi công xây dựng ga Đà Lạt (1932)
Các dãy nhà trồng hoa ôm lấy đường ray
Tàu vừa qua khỏi gầm cầu đường Trần Quý Cáp
TRẦN ĐỨC TÀI
Thiêt là cà nah dzí cha con nhà anh Hai quá đi hà!
Trả lờiXóaỨ hự, anh Dũng già đi chơi còn nhiều hơn nữa kìa! :-)
XóaBài hát có đoạn "Con tàu Việt Nam đi suốt bốn mùa vui..." không dùng được cho cung đường này rồi anh PHN há?
Trả lờiXóa