Đó chính là cựu hoàng Bảo Đại!
17 thg 11, 2024
Người đáng được ngành du lịch Việt vinh danh
Có một người đàn ông rất xứng đáng được ngành du lịch Việt Nam vinh danh. Ông đã tạo nên rất nhiều khu nghỉ dưỡng với cảnh quan tuyệt đẹp, những dinh thự với kiến trúc kiểu Pháp tinh tế, hài hòa cùng khung cảnh thiên nhiên. Những cơ ngơi này đều nằm ở những trung tâm du lịch nổi tiếng cả nước như Đà Lạt, Nha Trang, Hải Phòng, Buôn Ma Thuột... Điều đáng nói là toàn bộ những cơ ngơi ấy ông đã dâng hiến hết cho nhà nước để làm điểm tham quan du lịch, bán vé thu tiền mà về phía mình không đòi hỏi nhận lại một xu teng nào. Ai mà giỏi giang và hào phóng vậy ta? (Hổng phải tui).
12 thg 11, 2024
Ở Long Khánh có một ấp mang tên "18 Gia đình"
Ở xã Bảo Quang, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có một ấp mang tên rất lạ: Ấp 18 gia đình. Nghe qua cái tên, ta dễ liên tưởng tới... 108 anh hùng Lương Sơn Bạt hay... 18 vị La Hán!
11 thg 11, 2024
40 năm trước ta hát những gì?
Tui lục tìm trong đống "tàng thư" của mình, tình cờ phát hiện tập ca khúc Mười năm thành phố hát ca.
Tập ca khúc xuất bản năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố. Tập ca khúc đã mất bìa, nhưng phần ruột còn đầy đủ. Có 60 bài hát được tuyển chọn trong số những bài hát được yêu thích nhất ở TPHCM trong thập niên đầu thành phố đổi thay chế độ.
Tập ca khúc xuất bản năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố. Tập ca khúc đã mất bìa, nhưng phần ruột còn đầy đủ. Có 60 bài hát được tuyển chọn trong số những bài hát được yêu thích nhất ở TPHCM trong thập niên đầu thành phố đổi thay chế độ.
Ngoài 2 ca khúc kinh điển được đăng đầu tiên là Như có Bác trong ngày đại thắng và Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, 58 bài còn lại là những ca khúc ít nhiều được yêu thích trong thập niên ấy.
30 thg 10, 2024
Đi trong chiều tình yêu
Thế hệ trẻ hay ngay cả thế hệ trung niên hôm nay chắc chắn không biết tới bài hát này. Thế hệ những ông già như tui có thể nhiều người cũng không còn nhớ tới, vì đã quá lâu rồi những lời ca này không hề được gợi lại.
Ta đi qua nỗi nhọc nhằn
Qua bao tháng ngày chờ đợi
Cho dù mưa rơi gió nổi
Cũng sẽ dần tan êm êm
Đây là ca khúc Đi trong chiều tình yêu của nhạc sĩ Thế Hải, phổ thơ Lê Giang. Đã một thời, vào khoảng đầu thập niên 1980 ca khúc rất phổ biến với giọng ca Cẩm Vân. Và đã một thời tui rất xúc động với ca khúc này, nó như nói dùm tâm tư của những người thanh niên trẻ còn mang trong mình đầy nhiệt huyết.
19 thg 10, 2024
Suy nghĩ dưới chân cầu Cái Xép
Tui về thăm quê bạn Tuấn ở An Nhơn, Châu Thành, Đồng Tháp. Tuấn dặn là khi gần tới cầu Cái Xép thì không qua cầu mà đi theo đường nhỏ bên phải và quẹo phải đi dọc sông khoảng vài trăm met là tới nhà.
Coi trên Google Maps thì không có cầu Cái Xép, mà chỉ có cầu Cái Xếp. Và đúng là tới nơi thì thấy bảng tên cầu là Cái Xếp, không phải Cái Xép!
4 thg 10, 2024
Miễu Ông Cù - Đình thần Bưng Cù, những dòng ghi chép
Mặc dù là một ngôi đình cổ lâu năm được nhân dân tôn kính, một địa điểm được nhiều người biết tới, lại tọa lạc trên khuôn viên khá rộng (6.261,5 m²) nhưng kiến trúc của Đình thần Bưng Cù/Miễu Ông Cù lại khá đơn sơ và hầu như không có nét cổ kính so với các ngôi đình cùng thời.
Lễ Kỳ Yên năm 1945 diễn ra khi Thực dân Pháp trở mặt chiếm lại Miền Nam, ông Nguyễn Văn Ngang – Tổng ủy viên quân sự đã lên sân khấu xin dừng chương trình hát cúng đình, kêu gọi nhân dân không đi lính, không tiếp tế, không dẫn đường cho Pháp. Sau đó, ông cùng Ban quý tế thắp hương xin thần đốt đình để đình không rơi vào tay thực dân Pháp, quyết tâm hưởng ứng lệnh tiêu thổ kháng chiến của chính phủ.
Sau năm 1975, một thời gian dài đình Bưng Cù vẫn nằm trong tình trạng hoang tàn vì dân còn xiêu tán, đời sống dân làng còn nhiều khổ cực. Đó là cách nói của ngày nay, tuy đúng nhưng chưa đủ. Những ai sống ở đây từ 1975 đến đầu thập niên 1990 đều biết rằng khi ấy dưới quan điểm của chính quyền cách mạng, đình chùa miếu mạo đều là những cơ sở mê tín. Chưa đập bỏ là còn may chớ nói gì đến việc trùng tu hay bảo tồn.
Mãi tới năm 1995, ông Lương Văn Gọn, ông Phan Văn Đồi đứng ra kêu gọi bà con cùng chung tay xây lại đình xưa.
Bên phải là khu đền thờ, xây dựng năm 2015. Nơi đây đặt án thờ của các vị Tiền hiền, Hậu hiền, Âu Cơ Thánh Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương, Bà Chúa Xứ.
Đặc biệt, vùng Tân Khánh là nơi hình thành và phát triển môn võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà, do đó đình thần Bưng Cù (tức đình Tân Phước Khánh) có án thờ tổ nghề của môn võ.
Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngày 3/2/2021. Đây là môn võ thứ 2 được công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia, sau võ Bình Định (được công nhận năm 2012).
Điều này có thể được lý giải phần nào khi ta tìm hiểu về lịch sử ngôi đình/miễu này.
Theo ghi nhận, đình thần Bưng Cù được xây dựng khoảng năm 1850 và được vua Tự Đức phong sắc thần năm 1852.
Lễ Kỳ Yên năm 1945 diễn ra khi Thực dân Pháp trở mặt chiếm lại Miền Nam, ông Nguyễn Văn Ngang – Tổng ủy viên quân sự đã lên sân khấu xin dừng chương trình hát cúng đình, kêu gọi nhân dân không đi lính, không tiếp tế, không dẫn đường cho Pháp. Sau đó, ông cùng Ban quý tế thắp hương xin thần đốt đình để đình không rơi vào tay thực dân Pháp, quyết tâm hưởng ứng lệnh tiêu thổ kháng chiến của chính phủ.
Như vậy, sau gần trăm năm tồn tại, đến 1945 đình Bưng Cù đã hoàn toàn bị thiêu hủy.
Mãi đến 1954, dưới thời VNCH đình mới được xây dựng lại bằng gỗ, lợp thiếc. Tuy nhiên, thời kỳ này khu vực đình Bưng Cù được du kích ba xã Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Bình Chuẩn đào hầm trú ẩn và hoạt động. Tình hình mất an ninh khiến người dân e ngại không dám ra đình.
Bình phong trước đình, chữ ghi trên đó cho thấy bình phong được tạo năm 1972.
Mãi tới năm 1995, ông Lương Văn Gọn, ông Phan Văn Đồi đứng ra kêu gọi bà con cùng chung tay xây lại đình xưa.
Những chi tiết lịch sử nêu trên cho thấy ngôi đình ngày nay về cơ bản mới được xây nên từ 1995 dưới sự góp công sức của người dân, nên không có nét cổ kính và về kiến trúc cũng không có quy mô lớn, hoành tráng.
Hiện tại, đình khá khang trang với đầy đủ các hạng mục thiết yếu. Sân
đình và các hạng mục được láng xi măng hoặc gạch nung, được lợp mái tôn
thoáng mát. Xung quanh đình có Đông Lang, Tây Lang rộng rãi, có vườn cây
dầu bao quanh. Trong khuôn viên đình còn có đền thờ Hùng Vương.
Chánh điện đình thần Bưng Cù
Đền thờ Hùng Vương
Bên phải là khu đền thờ, xây dựng năm 2015. Nơi đây đặt án thờ của các vị Tiền hiền, Hậu hiền, Âu Cơ Thánh Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương, Bà Chúa Xứ.
Bàn thờ tiền hiền
Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngày 3/2/2021. Đây là môn võ thứ 2 được công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia, sau võ Bình Định (được công nhận năm 2012).
Vậy là trong ngôi đình là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh có một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Phạm Hoài Nhân
1 thg 10, 2024
Chuyện Ông Cù ở Miễu Ông Cù
Bình Dương có miễu Ông Cù được rất nhiều người biết đến. Từ Biên Hòa - mà cụ thể là từ nhà tui - đi tới miễu Ông Cù rất gần, chỉ hơn 10 km. Qua cầu Hóa An xong quẹo phải (DT16) theo hướng đi Tân Hạnh, Tân Ba và cứ như vậy đi riết tới chừng gặp đường Võ thị Sáu thì quẹo phải độ hơn 300 met thì thấy miễu Ông Cù bên tay trái.
Ngay cổng tam quan của miễu Ông Cù ta đọc được tên của cơ sở tín ngưỡng này, không phải một mà nhiều tên. Tên chính thức hiện nay là đình Tân Phước Khánh hay đình thần Bưng Cù, ghi ở giữa cổng. Cổng bên trái ghi tên đầu tiên là Miễu Ông Cù có từ 6 tháng 6 năm 1940 (điều buồn cười là ghi nguồn tra cứu Theo Google Maps!!!). Cổng bên phải ghi tên Đình thần Bưng Cù - Tân Khánh Thôn theo sắc phong ngày 29 tháng 11 năm 1852 của vua Tự Đức).
Cổng tam quan Đình thần Bưng Cù
Ngay cổng tam quan của miễu Ông Cù ta đọc được tên của cơ sở tín ngưỡng này, không phải một mà nhiều tên. Tên chính thức hiện nay là đình Tân Phước Khánh hay đình thần Bưng Cù, ghi ở giữa cổng. Cổng bên trái ghi tên đầu tiên là Miễu Ông Cù có từ 6 tháng 6 năm 1940 (điều buồn cười là ghi nguồn tra cứu Theo Google Maps!!!). Cổng bên phải ghi tên Đình thần Bưng Cù - Tân Khánh Thôn theo sắc phong ngày 29 tháng 11 năm 1852 của vua Tự Đức).
26 thg 9, 2024
Khách sạn Sheraton ở Thung lũng Mường Hoa
Chắc bạn đã từng nghe tiếng Thung lũng Mường Hoa, một địa điểm tuyệt vời ở Sa Pa rồi chớ? Để phòng xa trường hợp bạn chưa biết Mường Hoa, tui xin trích một đoạn giới thiệu ngắn sau đây trên mạng:
Thung lũng Mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Sapa. Nếu bạn từng mơ ước một ngày nào đó được hòa mình giữa những thửa ruộng bậc thang đầy lúa chín vàng ươm, hay những làn nước trong vắt chảy nhẹ nhàng trên những con suối giữa bản làng thì đây chắc chắn là điểm đến trong mơ của bạn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)