Người ta đã từng dùng mỹ từ này để chỉ Suối Tre: Đà Lạt của miền Đông.
So sánh này hơi khập khiễng, nhưng có phần đúng.
Suối Tre được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, khi những người Pháp đến Long Khánh để lập đồn điền cao su. Khu vực Suối Tre rộng trên 10 ha, có nhiều đồi cỏ nhấp nhô, bao bọc con suối quanh co bên những bờ tre xanh ngắt. Ở đây có độ cao tương đối (khoảng 150 met so với mặt biển) nên khí hậu ôn hòa. Các ông chủ đồn điền cao su SIPH (Societe Internatonale de Plantation d'Heveas) đã quy hoạch nơi đây thành một khu nghỉ mát lịch lãm mang đậm phong cách Pháp.
Khu trung tâm là vùng đất bằng phẳng, có hồ tắm, bể bơi, nhà hàng, dancing, sân tennis... Xung quanh là các ngọn đồi, bãi cỏ, trên mỗi đỉnh đồi có một ngôi biệt thự theo kiến trúc Pháp với đầy đủ tiện nghi. Và xung quanh những biệt thự là bạt ngàn hàng dương rì rào, những cây cổ thụ in bóng.
Sau năm 1954, những người Pháp rút về nước, hầu hết đồn điền cao su được chuyển cho người Việt và Hoa, vô hình chung Suối Tre trở thành một nơi nghỉ mát, cắm trại lý thú cho học sinh...
***
Những năm 1970, khi tôi còn là học sinh cấp 2, cấp 3, Suối Tre là một điểm đến tuyệt vời cho những cô cậu tuổi teen. Từ tỉnh lỵ Long Khánh, đạp xe 4 cây số đến Suối Tre, cùng bạn bè ngả mình trên thảm cỏ xanh, nghe hàng dương rì rào... Những buổi picnic ghi đậm dấu ấn một thời học sinh.
Sau 1975 cũng thế, Suối Tre vẫn là một nơi êm đềm cho thời học sinh hoa mộng...
Rồi năm 1977, tôi rời Long Khánh để vào đại học. Dòng thời gian trôi đi, có nhiều Suối khác ra đời, Suối Tiên, Suối Mơ.... Suối Tre chìm vào dĩ vãng.
***
Năm 2011, trong một dịp về Long Khánh, tôi chở cậu con trai vào Suối Tre, để giới thiệu một nơi ba bốn mươi năm trước từng là kỷ niệm của ba nó.
Suối Tre bây giờ là Trung tâm Văn hóa Suối Tre. Những ngọn đồi, bãi cỏ, hàng cây vẫn còn đó. Những ngôi biệt thự hoặc hoang tàn, hoặc được sơn phết lại theo kiểu... cách mạng để làm Nhà truyền thống đấu tranh cách mạng của công nhân cao su. Khu vực trung tâm là hội trường và nơi làm việc của công ty cao su Đồng Nai, có sân khấu ngoài trời khá hoành tráng...
Nét xưa đã không còn, nhưng nét mới vẫn chưa rõ. Có một cái gì đó dang dở. Có một nỗi niềm luyến tiếc. Hoài niệm.
Con tôi không thể hiểu được cảm xúc của ba nó ngày xưa - và cả cảm xúc bây giờ - khi đến nơi này.
Chỉ có điều, dù sao đi nữa Suối Tre bây giờ cũng không còn là Suối Tre ngày nào của một ông già đã qua tuổi tri thiên mệnh. Biết làm sao được, dòng đời vẫn trôi đi mà...
hay
Trả lờiXóaLại một bài làm mình ... ngậm ngùi khi nhớ về những tháng ngày xưa cũ. Hồi đó Suối Tre và dinh tướng Tỵ là 2 nơi chốn mà các cô cậu học trò thường tụ tập khi ... cup cua hay thỉnh thoảng trường cho nghỉ do thầy ... bệnh vv và vv ...
Trả lờiXóacòn nói Suối Tre là Đà Lạt của miền đông thì không ngoa chút nào. Năm 1997, mình có dịp lên huấn luyện và tố chức thi đấu giải cờ Vua cho Cty Cao su Đồng Nai suốt 1 tuần lễ. Ban đêm ngủ ở khách sạn là các nhà Pháp xây truớc đây Cty Cao su gần như giữ nguyên, mình có cảm tưởng là đang ở trên Đà Lạt, vì mát mẻ hơn nhiều so với BH, nhìn ra các triền đồi thoai thoải với tiếng gió rì rào êm ả, những rừng cây lao xao ẩn hiện dưới bóng trăng mờ...
hồi đó ở đó còn buồn và thưa thớt, ban đêm buồn quá, mình và các huấn luyện viên khác như Tú, Luận, Minh ... lấy xe chạy ra thị xã LK mua đồ về... nhậu he he :)
Gặp được đồng hương LK là anh Hoài Nhân làm mình mấy ngày nay có dịp ôn lại kỷ niệm đã ngủ quên ..từ lâu lắm rồi- thanks a lot!
Những chốn cũ không về thăm thì nhớ, nhưng về thăm rồi thì lại bùi ngùi... nhớ hơn, anh ạ!
XóaTôi đến Long Khánh ào một ngày đầu tháng chín năm 1966, tôi xin vào học lớp đệ ngũ
Trả lờiXóaở Trường Bán Công tỉnh li, Sau một hời gian đầu bỡ ngỡ với kiếu cách của học trò
tỉnh lẻ rồi đâu cũng vào đo. Tôi có thêm một đám bạn mới như Châu Qu'y (nhà bán
đồ gạch ngói xay dựng ớ đầu Tỉnh), Sơn ở trong rẫy Bảo Vinh, Thông, Trần tiến Đạt,Thảo(Suối Tre)
Khanh(nhà đại l'y rượu Bình Tây đối diện tiệm bán đồ gạch ngói của Châu Qu'y)
Nhung năm tháng đó trôi qua rất nhanhv ì đời học sinh chẳng lo lắng gì cả, lúc
lang thang đạp e ào ườn ông Tị , lúc thì chạ ào suối Tre đi tắm suối, hái oài
sống trong các rẫ. Nếu không chiến tranh thì cuộc đời ui biết mấ , sau mùa hè
năm 1969, thì một số bạn rời trừơng đi vào quân ngũ, còn các nữ sinh thì đi lấy
chồng như Hồ thị Y. Tôi may mắn tuối còn nhỏ nên v ề Sàigon học tiếp cho đến tháng
4 năm 1975 thì vượt biến giang hồ nơi xứ người, tính đến nay đã hơn 40 mùa tưu
trường, nhìn lại thì những năm tháng đó thật là sung sướng , không lo lắng ...
https://www.youtube.com/watch?v=GtkHgUawjlE
Trả lờiXóa"Một lần nào, cho tôi gặp lại em"
Những cơn mơ, tôi bỗng thành hiện thực
Cầm tay em, thiên đường như thao thức
Nhìn mắt em, thoát ngục tối cô liêu
Một lần thôi, nghe em nói tiếng yêu
Thì hồn tôi, vui cuối đời viên mãn.
Hồ thị Y
Thật vui và cảm động khi những người Long Khánh ngày nào chia sẻ cảm xúc nơi đây.
Trả lờiXóaTrân trọng và quý yêu các bạn.
Nhắc chỉ thêm buồn, hic hic....
Trả lờiXóaHaizzzzz