Bạch Thái Bưởi tên thật là Đỗ Thái Bửu. sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Yên Phúc, Hà Đông, Hà Nội). Mồ côi cha từ nhỏ, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau ông làm ký lục cho một hãng buôn Pháp, rồi làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chánh. Từ đó Bạch Thái Bưởi dần bước chân vào sự nghiệp kinh doanh, ông đã xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương. Rồi ông trúng thầu một hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định, thầu thuế chợ ở Vinh, Nam Định, Thanh Hóa...
Thế nhưng lãnh vực kinh doanh lừng lẫy nhất của Bạch Thái Bưởi là vận tải đường thủy, ông đã được tôn xưng là Chúa sông Bắc kỳ, Vua tàu thủy Việt Nam. Câu chuyện sau đây khắc họa rõ tính cách và sự thành công của ông:
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy (Vinh) Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa. Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào mình chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy (Vinh) Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa. Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào mình chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.
Ngoài thành công vang dội trên lãnh vực tàu thủy, Bạch Thái Bưởi còn đầu tư vào ngành khai thác mỏ, ngành in ấn... chưa kể các lĩnh vực kinh doanh khác như đấu thầu thu thuế chợ, mở ty nước, mở nhà hàng...
Như vậy nên chăng chọn ngày Doanh nhân Việt Nam là một ngày có liên quan đến Bạch Thái Bưởi hoặc các doanh nghiệp của ông?
Nếu có ý kiến cho rằng chọn thiên về một cá nhân như vậy không hay, tui xin đưa ra một gợi ý khác. Nó không liên quan đến một cá nhân, mà là một tổ chức, nhiều người. Đó là Công ty Liên Thành.
Tương ứng với cương lĩnh hành động 3 điểm "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh" của phong trào Duy Tân hồi bấy giờ, Liên Thành Thương Quán là một trong 3 tổ chức có các chức năng văn hoá - chính trị - kinh tế gắn liền nhau:
- Dục Thanh Học hiệu: được thành lập năm 1907, dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ.
- Liên Thành Thư xã: được thành lập năm 1905 để truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước.
- Liên Thành Thương quán: được thành lập ngày 6/6/1906 để làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
Một doanh nghiệp với mục tiêu như vậy, được thành lập trong hoàn cảnh như vậy, và đặc biệt là sau hơn 100 năm doanh nghiệp này vẫn còn hoạt động đến tận ngày nay, thì ngày thành lập doanh nghiệp cũng xứng đáng được chọn làm ngày Doanh nhân Việt Nam đó chớ!
Có đồng chí sẽ nhăn mặt, nói: Nhưng mà nó không có liên quan gì tới Đảng, tới Bác hết,nên không chọn được!
Xin thưa: Có đó ạ! Thông tin đây:
Trong thời gian từ khi sáng lập đến năm 1975, Công ty Liên Thành được ghi nhận đã có nhiều đóng góp tài chính cho phong trào Duy Tân, phong trào Ðông Du, Mặt trận Việt Nam Ðộc lập Ðồng minh (Việt Minh) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Nếu các đồng chí vẫn không chịu, thì cũng chẳng sao! Nhưng chúng ta thử xem lại lý do chọn ngày 13/10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam nhé:
Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng…”
Hết! Lý do chỉ có vậy thôi mà chọn ngày này là ngày Doanh nhân Việt Nam thì đúng là ba xàm và lãng xẹt hết mức, nếu chưa muốn nói thêm là bợ đỡ và tôn sùng cá nhân một cách quá thô thiển!
Tui cũng xin chấm hết ở đây. Chỉ xin nói thêm một chút là tui đợi qua 13/10 một ngày mới đăng bài này để mọi người dzui dzẻ Chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam!
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét