28 thg 8, 2015

"Á đù" nghĩa là gi?

Chắc các bạn cũng như tui, đều cho rằng "Á đù" xuất phát từ một từ rất tục tĩu mà ra nên ngại sử dụng. Haizzaaa, nó tục tĩu lắm nên xin phép không nhắc xuất xứ ấy ở đây, chỉ biết rằng "Á đù" là một thán từ nhằm diễn tả trạng thái "thiệt là chịu hổng nổi!", "tệ hại như vậy sao?", "bậy bạ hết sức!"...



Mới đây, qua nghiên cứu, tui được biết rằng "á đù" không phải xuất phát từ cái chữ mà mọi người vẫn nghĩ. Vậy nó là gì?

27 thg 8, 2015

Núi Minh Đạm

Nếu bạn search thông tin trên mạng, sẽ thấy rằng núi Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nay là huyện Long Đất. Thế nhưng trên thực tế thì hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu không còn huyện Long Đất nữa, chỉ còn huyện Long Điền. Vậy núi Minh Đạm hiện nay thuộc huyện Long Điền? Cũng không! Núi này hiện thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ!

Thôi kệ, chuyện lộn xộn xảy ra là do nhà nước ta đổi tên và chia tách huyện, không cần quan tâm, miễn ta biết đường đi tới núi Minh Đạm là được. Từ Long Hải, bạn đi theo con đường dọc bờ biển (tỉnh lộ 44A) khoảng vài km là tới địa phận thị trấn Phước Hải, cứ thế bạn đi tiếp khoảng vài ba km nữa nhìn bên trái có bảng chỉ đường lên núi Minh Đạm, cứ thế đi lên khoảng 5 km là tới nơi.


Núi Minh Đạm. Ảnh: Saigon Times

26 thg 8, 2015

Bơi trong tháng cô hồn

Người ta nói tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Trong tháng này những hồn ma chết oan ức hoặc không có người thân cúng tế thường vương vất chốn trần gian để hưởng trai đàn chẩn tế. Chính vì “mật độ” oan hồn trong không gian cao quá cho nên trong tháng làm gì cũng không được suôn sẻ. Giới kinh doanh tối kỵ chuyện khai trương, động thổ, làm ăn lớn trong tháng cô hồn. Do đó nhiều nhà doanh nghiệp thà là ngồi chơi xơi nước trong tháng, còn hơn là làm ăn để chịu thiệt hại.

Hắn cũng vậy, có kiêng có lành mà, cho nên trong tháng này hắn quyết không làm gì hết, chỉ ngồi nhà uống cà phê thư giãn thôi.


22 thg 8, 2015

Sao gọi là Ngã tư Ga?

Ngã tư Ga là một mốc địa điểm khá quen thuộc với người Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Đó là một giao lộ giữa quốc lộ 1A và đường Hà Huy Giáp, thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM. Giao lộ này bây giờ là cầu vượt, với 4 hướng về trung tâm Sài Gòn, Hóc Môn (quận 12), Thủ Đức và Bình Dương.

Hôm rồi, khi đi ngang qua đây, cậu con tôi hỏi: Sao kêu là Ngã tư Ga vậy ba?

Tôi buộc miệng trả lời: Chắc tại hồi trước ở đây có ga xe lửa!


Bến xe Ngã Tư Ga. Ảnh: Panoramio.com

21 thg 8, 2015

Xa xôi Hà Nội

Bình thường, món ăn sáng bình dân nhất là xôi. Hủ tiếu, phở từ 25 đến 30 ngàn một tô. Bánh mì thịt 10 đến 15 ngàn một ổ. Xôi thì nếu hết tiền mua một gói 5 ngàn lót dạ cũng được. Với lại ăn xôi (hoặc bánh mì) nó gọn, nhanh, không cầu kỳ.

Bởi vậy, tui ra Hà Nội hết tiền, bèn quyết định ăn xôi cho đỡ tốn, mà nhanh nữa. Tuy nhiên, đã đi du lịch thì phải ăn chỗ có tiếng một chút để vế còn khoe với mọi người là mình ăn đặc sản chớ. Gần khách sạn tui ở có quán xôi vỉa hè nổi tiếng Hà Nội là Xôi Yến, đường Nguyễn Hữu Huân. Tui thả bộ ra ăn xôi.

Cái quán xôi vỉa hè đó đây nè:


Xôi Yến, Nguyễn Hữu Huân. Ảnh: Zing

12 thg 8, 2015

Tỷ phú đang ở đâu?

Tui đi thăm nó ở bịnh viện, sẵn tiện giúp nó ít tiền để đóng viện phí. Tội nghiệp, đã không có việc làm mà lại còn bịnh tật nữa.

Ngồi trò chuyện với tui, nó than thở:
  • Phải chi tụi nó trả giá cái trang web của em cao một chút thì em đã bán rồi, có tiền xài chớ đâu để khó khăn vầy. Mà thôi, em quyết phải giữ giá cho mình chớ không bán rẻ!

10 thg 8, 2015

Chí Phèo ăn chuối gì?

Đừng khi dể Chí Phèo nhé, cái bát cháo hành mà Thị Nở nấu thì có thể bạn có bát cháo ngon hơn, nhưng trái chuối mà bạn ăn không dễ gì ngon hơn chuối Chí Phèo ăn đâu!

Ở cái làng Vũ Đại của Chí Phèo - tức là làng Đại Hoàng, và bây giờ là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - người ta trồng nhiều một giống chuối, gọi là chuối ngự Đại Hoàng. Ngự là từ dành riêng cho vua. Chuối ngự là chuối xịn, dành cho vua ăn. Nó còn sang hơn một số sản vật khác, vốn được dùng để tiến vua. Như sâm cầm chẳng hạn, người ta gọi là sâm cầm tiến vua chớ không nói là sâm cầm ngự. Tiến vua là thứ quý giá, dâng lên cho vua, có điều vua có xài không thì chưa biết, còn ngự thì dứt khoát là vua có xơi rồi!


Chuối Ngự Đại Hoàng

7 thg 8, 2015

Lan man về họ Phạm

Theo TS Lê Trung Hoa thì những dòng họ đông người nhất ở Việt Nam được phân bổ như sau:

Xếp hạng
Họ
Tỉ lệ
1
Nguyễn
38,4%
2
Trần
12,1%
3
9,5%
4
Phạm
7%
5
Hoàng/Huỳnh
5,1%
6
Phan
4,5%
7
Vũ/Võ
3,9%
8
Đặng
2,1%
9
Bùi
2%
10
Đỗ
1,4%
11
Hồ
1,3%
12
Ngô
1,3%
13
Dương
1%
14
0,5%

Họ Phạm nhiều thứ tư, với tỷ lệ là 7% dân số, tức là ở Việt Nam cứ 14 người thì có một người họ Phạm.

Nguồn gốc họ Phạm, lịch sử, tổ tiên họ Phạm là vấn đề lớn, tui không dám lạm bàn ở đây. Tui cũng không nghiên cứu nghiên kíu gì hết mà chỉ nêu lên những suy nghĩ lan man của mình thôi. Để đọc cho vui thôi ấy mà.

6 thg 8, 2015

Gần mực thì đen

Như 30 triệu người Việt Nam, Ba Trợn tham gia chơi Facebook. Như 41 triệu người Việt Nam, Ba Trợn sử dụng Internet để đọc tin tức và các loại thông tin khác. Oái oăm thay, chính những tin tức, thông tin trên Internet ấy lại tố khổ rằng Facebook là một chốn tệ hại nhất thế gian, chẳng nên giây vô làm gì!

À há, trên mạng Internet nó nói Facebook tệ như thế nào:
  • Đó là một chốn nhảm nhí, nơi để khoe mặt mốc, khoe đồ ăn, khoe con cái, có khi còn… khoe thân nữa. Chỉ tổ làm mất thời giờ, chả ích lợi gì.
  • Đó là nơi lan truyền những thông tin thất thiệt, nơi các thánh chém gió. Chẳng nghĩa lý gì!
  • Đó là nơi lừa đảo nhau bằng đủ thứ cạm bẫy.
  • Vv và vv…

5 thg 8, 2015

Chùa khỉ ở núi Kỳ Vân

Tui tới chùa Khỉ cách đây gần 10 năm. Nói ra nghe kỳ, thiệt tình mục đích chính của tui khi tới đây là để... coi khỉ, chớ không phải đi lễ Phật. Đến nỗi viếng chùa xong rồi ai hỏi chùa tên gì tui cũng hổng biết, chỉ biết kêu là chùa Khỉ (mà tên chính thức của chùa chắc đâu phải là Khỉ, héng?).

Thiệt ra không phải lỗi tại tui. Mọi người coi hình cái chùa nè. Nó nhỏ xíu và không hề có bảng tên chùa, người viếng chùa cũng đang chỉ chỏ mấy con khỉ chớ có quan tâm tới Phật đâu!


Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường

3 thg 8, 2015

Biển Phước Hải

Long Hải là thị trấn thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phước Hải là thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ, cũng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Là thị trấn huyện lỵ của 2 huyện khác nhau, từ thị trấn Long Hải sang thị trấn Phước Hải khoảng 10 km.

Ấy, nhưng thường khi người ta đi tắm biển ở Phước Hải vẫn cứ tưởng là còn ở Long Hải, vì đường bờ biển của 2 nơi này liền nhau, Cụ thể là đi theo tỉnh lộ 44A (con đường dọc bờ biển) từ một bãi tắm ở Long Hải sang một bãi tắm ở Phước Hải chỉ khoảng 2 - 3 km.