31 thg 8, 2017

Triệu người quen, có mấy người thân?

Có khi nào bạn ngồi trước trang Facebook của mình, nhìn số bạn bè trên đó và tự hỏi: Triệu người quen, có mấy người thân? Một nghiên cứu của giáo sư Robin Dunbar, trường đại học Oxford, đã cho câu trả lời hơi rầu: với bạn bè trên Facebook thì Triệu người quen, có... bốn người thân!

Mà khoan đã, trước khi xem kỹ kết quả nghiên cứu này, ta hãy dừng một chút để định nghĩa...

“Bạn” nghĩa là gì?



22 thg 8, 2017

Bánh xèo chợ Kỷ Niệm, Biên Hòa

Hôm trước, tui có nhắc tới chợ Kỷ Niệm ở Biên Hòa, luôn tiện nhắc tới món vang danh ở đây là bánh xèo. Nay xin mượn bài của anh Bùi Thuận để nói thêm về món bánh xèo nổi tiếng này, bài anh viết đã lâu (năm 2006), đã đăng trên báo Đồng Nai và sau đó tập hợp lại trong sách Đậm đà hương vị Đồng Nai. Tui mượn thêm một số hình ảnh trong video clip của trường dạy nghề Rosa để minh họa, đồng thời tán dóc thêm một chút ở dưới. Cảm ơn anh Bùi Thuận, Rosa và cả chị Nga bánh xèo chợ Kỷ niệm về những nội dung này.

Bánh xèo chợ Kỷ Niệm

Nhà báo Châu Đức Trí, công tác ở Đài truyền thanh TP. Biên Hòa đã trên 30 năm và lại là cháu ngoại của nhà cách mạng Nguyễn Văn Nghĩa (tên ông được đặt cho một con đường ở Biên Hòa). Thế mà khi đến nhiều công sở, cơ quan ở thành phố để dự họp hoặc làm việc, anh cứ hay bị chị em những nơi này gọi to: "Anh... chồng của bà bán bánh xèo ở chợ Kỷ Niệm!". Không ít lần anh Châu Đức Trí suy bì: "Mình làm ở đài lâu năm như vậy mà ... "danh tiếng" lại thua xa bà vợ bán bánh xèo chưa đến 20 năm!". 

Bánh xèo chợ Kỷ Niệm. Ảnh: Rosa Media

19 thg 8, 2017

Tam Tông Miếu - Long đong số phận một ngôi chùa

Nghe 3 chữ "Tam Tông Miếu" mọi người (ở miền Nam) đều nghĩ ngay đến một loại lịch dùng để xem ngày tốt xấu. Một số ít người khác biết thêm rằng đây là tên một ngôi chùa ở đường Cao Thắng, Sài Gòn, nơi biên soạn và phát hành những bộ lịch này (trước 1975).

Ấy, xin dừng lại một chút ở cái tên Chùa Tam Tông Miếu. Đã "chùa" sao lại còn "miếu"? Bạn có thấy kỳ không?

Nói thiệt, cho tới gần đây, tui vẫn nghĩ Tam Tông Miếu là một ngôi chùa, tức là nơi thờ Phật. Nhưng đi tới nơi rồi, tìm hiểu thêm thì mới biết không phải. Tam Tông Miếu đâu phải là ngôi chùa Phật giáo! Vậy Tam Tông Miếu là gì?

Tam Tông Miếu là cơ sở tín ngưỡng của Minh Lý đạo, và tên chính thức Minh Lý đạo gọi nơi đây là: Thánh Sở Tam Tông Miếu.


Thánh sở Tam Tông Miếu, tại 82 Cao Thắng, quận 3, Sài Gòn

17 thg 8, 2017

Phú Quốc ở miền nào?

Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang thuộc miền Tây Nam bộ. Vậy Phú Quốc ở miền Tây Nam bộ. Có người sẽ nói: Đơn giản vậy mà cũng hỏi!


Nhớ hồi 2007, cùng nhóm bạn đi Phú Quốc chơi. Dẫn đoàn là anh Trần Kiêm Đính, người ở Cần Thơ nhưng rất nặng tình với Phú Quốc. Tiếp đoàn ở Phú Quốc là cha con bạn Trịnh Công Phát, những người gắn bó với hòn đảo này đã biết bao năm. Những buổi dạo chơi, trò chuyện, những bữa ăn thân mật đúng là thấm đẫm chất Phú Quốc và miền Tây Nam bộ. Một chuyến đi đáng yêu và đáng nhớ.

14 thg 8, 2017

Ánh trăng Khmer

Cả nước Việt Nam có hơn 15.000 ngôi chùa, trong đó hầu hết là chùa Bắc tông, chùa Nam tông chỉ có 539 ngôi (hơn 3%). 539 ngôi chùa Nam tông ấy tập trung chính ở miền Tây Nam bộ và chủ yếu là Nam tông Khmer. Thí dụ, riêng Trà Vinh đã có tới 141 ngôi chùa Nam tông Khmer.

TPHCM có hơn 1.000 ngôi chùa, nhưng chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (dưới 2%). Khác với miền Tây, ở TPHCM chùa Nam tông chủ yếu là của người Việt, cả thành phố chỉ có 2 ngôi chùa Nam tông Khmer thôi. Đó là chùa Chantarangsay ở 164/235 đường Trần Quốc Thảo, thuộc phường 7, quận 3 và chùa Pothiwong ở 1985B Hồng Lạc, phường 10, quận Tân Bình.

Chùa Chantarangsay là ngôi chùa Nam tông Khmer to và đẹp nhất ở TPHCM (chùa Pothiwong to và đẹp... nhì!).

Cổng chùa

13 thg 8, 2017

Chạy như tôm tươi

Tui có gã bạn là nhà văn. Gã vừa in được một tập truyện ngắn và mang đến tặng tui. Tui chia vui và hỏi: Sao? Sách bán chạy hông? Nhuận bút có khá hông?

Gã cười hề hề: Sách biếu chạy như tôm tươi!


Mới nghe, tui tưởng gã nói “sách bán chạy như tôm tươi”, tính chúc mừng thì bỗng hiểu ra, tui hỏi lại:
Vậy... bán được có nhiều không?

Gã tỉnh queo trả lời: Tui đâu có biết! Chuyện đó là của bên xuất bản và phát hành. Còn tui, phải bù thêm tiền vợ vô tiền nhuận bút mới đủ mua sách biếu đó!

Tui thắc mắc: Vậy thì ông sống thế quái nào được với cái nghề nhà văn?

Gã vẫn cười hề hề: Tui sống bằng nghề khác chớ! Còn sách tui được in ra, có người đọc là tui khoái rồi. Biếu cũng được, bán cũng được... Miễn có người đọc! Hà hà!

Ra là vậy. Giá trị mà gã nhà văn này được hưởng trong việc in sách là giá trị tinh thần.
...

8 thg 8, 2017

Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu

Ai ở miền Nam ngày trước chắc đều biết hoặc nghe mấy câu: Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu... Tiếp theo là Tứ đổ tường - Ngũ Vị Hương - Lục tào xá. Ngộhay là bài đồng dao (hoặc vè) này ngoài việc đếm từ 1 tới 6 (Nhất đến Lục) nó còn liệt kê các hạng mục khác nhau. Từ một môn võ công (nhất dương chỉ), đến một loại dược phẩm (dầu gió Nhị Thiên Đường), văn hóa phẩm (lịch Tam Tông Miếu), tệ nạn xã hội (tứ đổ tường), gia vị (Ngũ vị hương), món ăn đường phố (lục tào xá). Nhận định theo kiểu truyền thông bây giờ là Tôn vinh Top thương hiệu của từng ngành hàng theo bình chọn của người tiêu dùng. Qua đó ta có thể biết được những thứ nổi tiếng của miền Nam thuở xưa (thập niên 1960, 1970).

Hai trong số 6 thương hiệu trên khá đặc biệt ở chỗ nó không chỉ là tên sản phẩm mà còn là tên địa điểm nữa. Đó là Nhị Thiên Đường, vừa là tên một loại dầu gió, vừa là tên một chiếc cầu (gần nơi sản xuất dầu). Đó là Tam Tông Miếu, vừa là tên một loại lịch, vừa là tên một ngôi chùa (là nơi làm ra lịch).

Bài viết này chỉ lan man về lịch Tam Tông Miếu thôi, không nói về 5 cái top còn lại.

Lịch Tam Tông Miếu là gì?