30 thg 4, 2019

Ru em tròn giấc ngủ

Mặc Thế Nhân là một nhạc sĩ có có rất nhiều bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích. Có lẽ bài hát nổi tiếng nhất của ông là Cho vừa lòng em

Thôi rồi ta đã xa nhau,
kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng
Em đường em, anh đường anh
Yêu thương xưa chỉ còn âm thầm...

hoặc là bài Một lần dang dở

Khi mới thương nhau em hay nắm tay dặn dò
Cho dù cuộc đời là bể dâu trái ngang
Ðã thương nhau mình sắt son một lòng
Dẫu khổ thế nào thì tình cũng vẫn không phai.

Thế nhưng với tôi, bài hát của Mặc Thế Nhân mà tôi yêu mến nhất, luôn gợi lên nỗi niềm khắc khoải xa xăm, buồn diệu vợi và luôn trôi dài trên dòng ký ức là bài Ru em tròn giấc ngủ.


29 thg 4, 2019

Cho tôi xin em như gối mộng

Mộng, có nhiều mộng

Trong tiếng Việt, mộng có nhiều nghĩa. Cái nghĩa thường dùng và cũng nên thơ nhất là chữ mộng trong mộng mơ, nó được vận dụng vô trong quá trời thơ, văn, nhạc... 

Ít thơ mộng hơn, mộng là cái mầm mới nhú từ hột, như trong mọc mộng (tương tự nẩy mầm)


Khô khốc theo nghĩa kỹ thuật, mộng là một bộ phận lồi để gắn chặt vào bộ phận lõm, kiểu như mấy ông thợ mộc làm mộng gỗ.

Đáng sợ là mộng trong đau mắt nổi mộng.

Nghĩa cuối cùng thì mâu thuẫn hoàn toàn với nghĩa nên thơ ở trên kia, mộng nghĩa là to béo. Thử so sánh Người tình trong mộng với Người tình bò mộng coi! 

27 thg 4, 2019

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long... tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều. Một ngôi trường nữ sinh khác, nhỏ hơn và ít được biết hơn, là trường Lê văn Duyệt. Người ta nói tại chữ Lê văn Duyệt khó đưa vào nhạc, vào thơ hơn Gia Long hay Trưng Vương chớ cứ nữ sinh là nên thơ, là đáng yêu...


Trường Nữ sinh Gia Long. Ảnh: Hội Ái hữu Cựu Nữ sinh Gia Long Bắc California

Tui thì lại thắc mắc vì chuyện khác. Rằng trường nữ sinh mang tên Trưng Vương thì đúng rồi, nhưng tại sao lại mang tên ông vua (Gia Long) hay ông hoạn quan (Lê văn Duyệt)? Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi ngớ ngẩn, vì đâu nhất thiết trường nữ phải mang tên phụ nữ, miễn đó là một tên danh nhân là được rồi. Ừ, đúng là ngớ ngẩn thiệt, nhưng mà...

26 thg 4, 2019

Đứt chến

Mấy mươi năm trước, phương tiện giải trí chưa có gì nhiều, thậm chí ti vi còn chưa có thì một trong những thú vui của phụ nữ - nhứt là phụ nữ đứng tuổi - là đánh bài tứ sắc. Đàn ông cũng có chơi bài tứ sắc, nhưng ít thôi, chủ yếu là họ đánh cờ tướng, cắt-tê, xập xám...



Giờ nhớ lại, nếu bây giờ giới trẻ nghiện chơi game như thế nào thì thời đó mấy bà ghiền tứ sắc cũng cỡ đó. Tui thời đó không nằm trong tập hợp những người mê bài tứ sắc (không phải phụ nữ, và cũng chưa lớn tuổi) nên không rành đánh bài tứ sắc cũng như không hiểu nổi cái sự ghiền đó, nhưng mà có những từ chuyên dùng trong đánh bài mà các bà hồi đó thường xài, trở thành từ phổ thông luôn mà không cần biết đánh bài vẫn hiểu.

25 thg 4, 2019

Đi xóm

Người miền Nam hồi xưa có từ "đi xóm", hiểu nôm na là đi đâu đó trong làng trong xóm, hổng có ở nhà.



Hồi thời bà ngoại tui, thỉnh thoảng bà lại nói: Tao đi xóm chút nghen bây! Vậy là bà te te đi qua nhà mấy bà hàng xóm để... tám, mà đa phần thì là gầy sòng đánh bài tứ sắc.

Tới thời ba tui, buổi chiều khi cơm nước xong xuôi, ông nói với má tui: Tui đi xóm chút nghe mình! Ấy là lúc ông đi cà phê cà pháo với bạn, cũng có khi là đi đờn ca tài tử ở nhà ai đó. Ba tui không biết nhậu, còn với người khác thì tui nghĩ là đi xóm còn có thể có nghĩa là đi nhậu.

21 thg 4, 2019

Tên người gắn với nhiều địa danh nhất ở Việt Nam

Ngày nay, tên người được dùng làm tên đường là một sự vinh danh, nhưng không phải hiếm và lạ. Ngày xưa, tên người được đặt cho tên sông, tên núi - mà lại do vua ban tặng nữa - mới thực sự hiếm có và vẻ vang. Có một người đã được hưởng vinh dự ấy, và còn hơn vậy nữa, nhờ công lao của mình: Thoại Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại.

Tượng Thoại Ngọc Hầu bên bờ hồ Ông Thoại, phía sau là núi Thoại Sơn. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

8 thg 4, 2019

Rất đúng quy trình

Ở nhà làm bếp, thiếu vài trái ớt phải đi mua. Gặp ai thì chắc đã chạy ào ra chợ mua ngay một nhúm ớt đem về rồi. Tui thì không! Vì sao?

Thứ nhất, ớt mua trôi nổi ngoài chợ làm sao biết nguồn gốc, xuất xứ? Làm sao biết có đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm không?

Thứ hai, người bán bốc một nhúm ớt đưa cho mình rồi nói 2 ngàn, 3 ngàn đồng gì đó. Không có cân đo đong đếm gì hết. Làm sao chính xác? Lỡ có một ngàn chín mà lấy của mình tới hai ngàn thì sao?

Thứ ba, là cái cốt lõi nhất. Mua bán kiểu này không hiện đại chút nào hết. Thế kỷ 21 rồi mà còn... mua ớt giống như hồi thế kỷ 20.

Tui, tui đi siêu thị.