29 thg 4, 2015

Giếng Gia Long

Ở Việt Nam có... hơi nhiều giếng Gia Long. Ngay ở Biên Hòa, trên chùa Bửu Phong cũng có giếng Gia Long. Tương truyền rằng khi Nguyễn Ánh (chưa là vua Gia Long) lẩn trốn quân Tây Sơn, đến ngôi chùa trên núi này đã cho đào một giếng nước để nuôi quân, đời sau gọi là giếng Gia Long.

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng có giếng Gia Long. Sự tích ra đời giếng này khác hơn: sau khi lên ngôi, vua Gia Long đi thăm các hòn đảo dọc bờ biển miền Trung và ghé Cù Lao Ré (nay là đảo Lý Sơn). Thời điểm này, nhân dân trên đảo đang lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng giữa mùa khô hạn. Thương cho dân tình gặp đại hạn, vua cho lập đàn tế trời cầu mưa. Hôm sau vua sai quân đào giếng xuống hơn một mét đã thấy mạch nước phun trào. Nhớ ơn vua, nhân dân đã đặt tên là “giếng Gia Long” hay giếng "Vua ban". Hiện giờ giếng vẫn còn, và đây là giếng nước ngọt, dù ở sát biển.

Nhưng ly kỳ và nổi tiếng hơn cả có lẽ là giếng Gia Long ở Phú Quốc, hay còn gọi là Giếng Tiên, giếng Ngự.

Giếng Gia Long hiện thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

27 thg 4, 2015

Bill Gates tái xuất giang hồ

Bài này viết trên blog Yahoo! 3600 đã lâu lắm rồi, từ năm 2008. Sau đó, nó được in ra và dán ở quán Đo Đo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Báo SG Giải phóng có kể lại chi tiết vui này trong một bài viết của nhà báo Tường Vy, tháng 8/2008 (xem tại đây). 

Hai Ẩu


Bill Gates đã rửa tay gác kiếm.

Đó là ta nói ông đã giã từ giang sơn Microsoft, không màng đến Windows chi nữa.

Vậy ông làm gì?

Nói theo thơ ca Việt Nam thì là "thảnh thơi thơ túi rượu bầu", nói theo kiếm hiệp Kim Dung thì là "lìa bỏ chốn giang hồ, tìm nơi ẩn dật"!

26 thg 4, 2015

Mãi dâng cho đời bài tình ca Đất Phương Nam.

Tui ngồi buồn, làm toán cộng toán trừ thì thấy vầy:


Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh được ghi là bắt đầu từ năm 1627, lấy sông Gianh chia đôi Đàng Ngoài và Đàng Trong. Thiệt ra là cuộc phân tranh có từ trước đó nữa - chắc là năm 1600, khi Nguyễn Hoàng trốn về Nam, không theo lệnh Trịnh Tùng nữa. Nhưng thôi, cứ lấy mốc 1627 khi có con sông chia đôi đất nước vậy.

Ta cũng lấy luôn mốc 1627 là mốc khởi đầu của Nam bộ đi cho gọn, vì cùng lúc đó các chúa Nguyễn mới mở mang bờ cõi về phương Nam, còn trước đó làm gì có!


21 thg 4, 2015

Tâm sự chàng thợ sửa smartphone

Smartphone của Hai Ẩu bị hư. Hư thì phải sửa. Vậy nên Hai Ẩu có mặt tại cửa hàng sửa chữa điện thoại này. Anh chàng sửa điện thoại đon đả hỏi:
  • Hư gì đó chú ơi?
  • Biết gì đâu nà! Giờ bật nó hổng lên, đen thui hà.
  • Thôi chú để đây con coi cho, mai chú quay lại ha!
Năn nỉ mà nó hổng chịu sửa liền, nói là còn nhiều cái phải sửa trước. Hai Ẩu bèn kêu cà phê cho nó uống, tính nói chuyện tình cảm để dụ nó làm cho mình trước.



20 thg 4, 2015

Xẻo Quít

Xẻo Quít

Xẻo Quýt thuộc địa phận xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách TPHCM khoảng 135 km. Đến Xẻo Quýt khá dễ dàng: đi quốc lộ 1 về hướng cầu Mỹ Thuận, khi còn cách cầu khoảng 6 - 7 km thì có ngã ba bên tay phải đi quốc lộ 30 (đường đi Cao Lãnh), rẽ phải theo đường này đi khoảng 11 km thì nhìn bên phải thấy bảng chỉ đường vô Khu Di tích Xẻo Quít, đường không tên nhưng khá rộng rãi, đi độ 4 km là tới Xẻo Quít. (Tại chỗ rẽ vô đường không tên này còn cách thành phố Cao Lãnh khoảng 30 km).



Cổng vào Khu Di tích Xẻo Quít

17 thg 4, 2015

Dinh Cô Long Hải

Ở phương Nam có 3 địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng, có những điểm giống nhau:
  • Không gọi là đền thờ hay miếu, mà gọi là Dinh.
  • Không gọi người được thờ là Ông, Bà hay Ngài... mà gọi bằng danh xưng rất gần gũi, thân thiết: Cô, Cậu, Thầy, Thím
  • Đều nằm ở ven biển
Đó là Dinh Cô ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Dinh Cậu ở Phú Quốc (Kiên Giang) và Dinh Thầy Thím ở La Gi (Bình Thuận).

Dinh Cô

16 thg 4, 2015

Tui là nhà báo!

Hai Ẩu đưa Ba Trợn đi bác sĩ, nó bị một cục u ở ngay cần cổ. Thời buổi này đi khám dịch vụ cho nhanh, chủ động lựa bác sĩ cho chắc ăn. Ông bác sĩ sờ nắn cục u của Ba Trợn rồi nói:
  • Cái này là u bã đậu thôi ấy mà, 90% là không có gì nguy hiểm. Anh không cần mổ gấp, mà nếu cần thì có thể đến các dịch vụ khác được không? Tui đây còn phải giải quyết mấy ca nặng lắm, không rãnh để mổ đâu.

12 thg 4, 2015

Ngước mặt nhìn đời

ĐH Bách khoa TPHCM hiện nay

Hồi tui mới học những năm đầu Đại học Bách khoa TPHCM, có một bậc đàn anh đố:
  • Nhìn một đứa sinh viên Bách khoa làm sao biết nó học năm thứ mấy?
Không thể nói là thấy những sinh viên năm trên già hơn năm dưới, vi thời đó (mới sau giải phóng) sinh viên vô trường nhiều tầng lớp khác nhau lắm (nhiều nhất là phe cách mạng, mà phe đó thì không phải mới tốt nghiệp phổ thông như tụi tui).

10 thg 4, 2015

Tóc tiên


Cái này là bông tóc tiên á (không phải ca sĩ Tóc Tiên). Trên mạng có nhiều hình chụp đẹp lắm, còn hình này không đẹp, nhưng mà tui khoái vì là tui chụp trong một dịp tình cờ gặp lại nó ở một hàng rào ven đường và nó khiến tui nhớ lại thuở xưa.

8 thg 4, 2015

Tướng cướp Hai Mắt Lé


Trời nóng quá, Hai Ẩu nằm sật sừ nửa thức nửa ngủ, bỗng nhiên trên điện thoại có chuông báo người thân vừa post bài trên Facebook. À, thì ra đó là Ba Trợn, nó vừa post lên một tấm hình. Hình chụp Hai Ẩu đây mà, một tấm hình xoàng xĩnh chụp từ sau lưng lúc Hai Ẩu đang đi xe máy và dừng ở đâu đó (chắc là Ba Trợn đang chạy theo sau, rút máy ra bấm). Í, nhưng mà hãy coi cái thằng Ba Trợn này nó chú thích gì cho tấm hình:

Các mẹ hay tin gì chưa? Tên tướng cướp Hai Mắt Lé vừa tái xuất giang hồ. Tên này cực kỳ hung ác. Hắn thường chạy cặp theo nạn nhân rồi chận xe lại để trấn lột. Nếu nạn nhân chống cự sẽ bị hắn chặt mẹ nó cánh tay đi. Vì vậy các mẹ hãy lưu ý con cái và chính mình khi đi đường nhé. Nhân dạng và chiếc xe tướng cướp Hai Mắt Lé đi như trong hình, các mẹ xem để nhận ra nhé.

7 thg 4, 2015

Những hàng me Sài Gòn

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nghĩ đến cây hoa sữa, cây cơm nguội vàng... Còn nhắc đến Sài Gòn thì là cây gì nhỉ?

Tôi chắc là cây me. Đây là loài cây đã đi vào thơ, vào nhạc của rất nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn

Có từ bao giờ hàng me xanh ngát
Mà nay đứng đó cho em làm thơ

*

Chia tay trong đêm mùa hè
Gió nói gì với hàng me?

*

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về...


Hàng me đường Nguyễn Du hiện nay. Ảnh: Tường Vi (ntuongvi.wordpress.com)

Tôi không phải dân Sài Gòn, cũng không phải văn nghệ sĩ nên không dám khẳng định. Chỉ xin mượn một bài viết của nhà văn Bình Nguyên Lộc viết cách đây hơn 60 năm (1952) ca ngợi những hàng me Sài Gòn. Mọi người góp ý thêm xem bây giờ hàng me Sài Gòn có còn như Bình Nguyên Lộc tả ngày xưa không, và cây me có xứng làm cây tiêu biểu của Sài Gòn không nhé!

Đình Phong Phú

Thành phố Hồ Chí Minh có 2 ngôi Đình Phong Phú.

Đình Phong Phú nằm trên đường Phong Phú, thuộc quận 8.

Đình Phong Phú nằm trên đường Đình Phong Phú, thuộc quận 9.

Dễ lộn ghê chưa?

Thiệt ra tui biết những thông tin này trong một trường hợp rất tình cờ. Một hôm tui đang đi trên đường Dương Đình Hội ở quận 9, TPHCM thì trời đổ mưa. Tui dừng chân trú mưa ở một quán nước ven đường và phát hiện một điều: ở đoạn này đường Dương Đình Hội đổi thành đường Đình Phong Phú. Ngộ thiệt, tên đường không phải tên danh nhân mà là tên đình.

Đối diện quán nước là một ngôi đình lớn. Ngôi đình lớn ở đường Đình Phong Phú còn là đình gì nữa nếu không phải là... đình Phong Phú?

Bên ngoài Đình Phong Phú

6 thg 4, 2015

Ngày xưa có một làng ăn trộm…

Ngày xửa ngày xưa có một tên ăn trộm. Không, không phải một tên ăn trộm mà là cả một làng ăn trộm. Nghe nói rằng thuở ban sơ cụ tổ của làng ăn trộm này chỉ ăn trộm vì một lý do duy nhất: cụ nghèo quá, không có gì để sinh sống. Cụ trộm của cải của một lão phú hộ, vì nghĩ rằng lão phú hộ này giàu quá, mình lấy mất một ít chả thấm tháp gì, có khi lão ta cũng chả biết.



5 thg 4, 2015

Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mơ rồi...

1982

Tôi có một quyết định quan trọng trong cuộc đời mình: giã từ bục giảng trường đại học Bách khoa TPHCM để về làm việc tại Biên Hòa.

Hồi đó, tôi không biết gì về Biên Hòa và cũng không quen bất kỳ ai ở đó – trừ anh, một người bạn học cùng trường, quê quán ở Biên Hòa.

Ngày đầu tiên đến Biên Hòa để… nộp đơn xin việc, anh đèo tôi đi bằng xe đạp, đến một nơi bên bờ sông Đồng Nai.

Anh nói: đây là cù lao. Tôi nghe vậy, và biết vậy (mãi sau này, tôi biết đó là cù lao Phố).

Lòng bâng khuâng vì sắp giã từ giảng đường, giã từ thành phố Sài Gòn, ưu tư vì không biết có xin được việc làm nơi đất lạ hay không, tôi ngồi miên man suy tư bên dòng sông.

Dòng nước vẫn chảy xuôi…

Nhưng rồi tôi có cảm giác dòng sông đang đứng yên, còn tôi đang trôi đi, trôi đi… đến một nơi nào vô định.

Tôi nhớ mãi cảm giác đầu tiên khi đến Biên Hòa ấy: mình trôi đi bên dòng sông Đồng Nai, đến phương trời vô định.

3 thg 4, 2015

Trường điên

Biên Hòa không chỉ có Nhà thương Điên, mà còn có... Trường Điên. Đó là ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Cộng đồng Dưỡng Trí Viện, ngôi trường do chính Dưỡng Trí Viện Biên Hòa lập ra. Điều này không mấy người biết, kể cả... tôi, người đã sống ở Biên Hòa hơn 30 năm. Giờ thì bạn hãy nghe chính một người học trò trường điên này kể về ngôi trường của mình nhé. À, dĩ nhiên người kể không... điên, đó là nhà văn Thu Trân.
PHN

Trường điên
Ký của Thu Trân 

Tôi thích hoài niệm. Quê tôi có sông Đồng Nai nhiều khúc quanh, lên thác xuống ghềnh theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Con sông cũng ôm trọn những vòng đời, chứa chan tình đời và tha thiết ơn đời. Má tôi bảo, nhờ có sông thiêng Đồng Nai nên đất Biên Hoà là “đất phật”. Chiến tranh ác liệt thế nào, đến địa đầu Biên Hoà thì tiếng súng im bặt, các bên giải quyết hằn thù với nhau theo kiểu ôn hoà chứ không phải bắn giết nhau nữa. Đất còn “phật” ở chỗ có Nhà thương điên Biên Hoà (bây giờ là Bệnh viện Tâm thần trung ương 2) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1915. Người địa phương cố cựu gọi đây là “nhà thương ơn phước”. “Ơn phước” bởi luôn có hàng trăm người bệnh tâm thần bị bỏ rơi được bệnh viện cưu mang và chăm sóc cho đến hết đời. Cũng nhờ chuyện ơn phước này mà bọn nhỏ chúng tôi trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng được học một ngôi trường ơn phước. Trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện.

Thế giới người điên


Bút ký của Võ Đắc Danh
(Ảnh minh họa trong bài do sưu tầm trên mạng)






Võ Đắc Danh (Ảnh: Phạm Hoài Nhân)

2 thg 4, 2015

Lộn một chút thôi mà!

Ba Trợn tới gặp Hai Ẩu, mặt mày bí xị.

Hai Ẩu hỏi: Vụ gì nữa đây? Chuyện làm ăn hay chuyện tình cảm?

  • Chuyện tình cảm anh Hai à. Số là vầy: em có 2 cô bồ, một cô tên Lan, một cô tên Hương. Em vẫn thường gởi mail tâm sự với 2 cô ấy mà. Mới hôm qua, em vừa mail xong thì đã sinh chuyện rồi...
Hai Ẩu cười hề hề:
  • Hiểu! Chú mầy gởi mail cho cô này mà lại bấm nút Send gởi lộn cho cô kia chớ gì? Hi hi, cái vụ này anh đây có khi cũng... bị lộn nữa đó. Biết làm sao? Anh đổ thừa là tại... cái máy tính, tại mạng nó bị... chập mạch.
  • Không phải! Em đâu đến nổi ẩu như... anh Hai.