29 thg 9, 2018

Bò đi Đá Nhảy

Xưa kia có một giai thoại lý thú về câu đối như thế này:

Ông nghè Nguyễn Duy Thiện (làng Lý Hoà, tỉnh Quảng Bình) và ông nghè Trần văn Thống (làng La Hà, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau đi chơi. Khi đến bãi biển Đá Nhảy (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), hai người thở hào hển, vừa nhảy vừa bò qua các tảng đá. Ông Thiện nhìn cảnh ấy, xuất ra câu đối: Hùm hét La Hà.

Câu đối này lắt léo ở chỗ vừa diễn tả con hùm (cọp) hét ở La Hà (là tên làng, quê của ông Thống), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của miệng (hùm - hét - la - hà) và cũng đúng là các động tác mà bạn mình đang thể hiện.

Ông Thống đứng lại để... thở, và đối: Bò đi Đá Nhảy,

Câu đối lại này rất xuất sắc ở chỗ vừa diễn tả con bò đi ở Đá Nhảy (là chỗ hai ông đang đi), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của chân (bò - đi - đá - nhảy) và cũng đúng là các động tác mà hai ông đang thực hiện.

Có một câu chuyện kể khác về xuất xứ của đôi câu đối này. Rằng sau khoa thi Đình năm Nhâm Tuất 1862, để thử sức các vị tân tiến sĩ, vua Tự Đức ra vế đối: “Bò đi đá nhảy”. Một trong những vị tân tiến sĩ là ông Trần Văn Chuẩn, người làng La Hà tủm tỉm cười rồi thong thả đọc: “Hùm hét la hà”. Ngày nay trong nhà thờ họ Trần vẫn còn ghi lại giai thoại này.

28 thg 9, 2018

Đền thờ và lăng mộ

1.
Ai đến Rạch Giá hay Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đều thấy ngay đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân tôn kính, ngưỡng vọng. Không phải một mà nhiều nơi có đền thờ ông. Không phải nhà nước nào bỏ tiền ra để xây đền thờ hay lăng mộ của ông, cũng chẳng có chỉ thị hay nghị quyết nào yêu cầu như thế cả, mà là người dân tôn kính ông tự lập nên. Chính quyền Pháp lúc ấy coi ông là giặc, là kẻ thù và sẵn sàng đàn áp, bắt bớ những người tôn thờ ông; triều đình Huế thì yếu hèn, nhu nhược cũng không dám hó hé điều gì.


Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

27 thg 9, 2018

Biết ơn bộ Giáo dục

Lâu ngày, Hai Ẩu gặp lại ông bạn cũ. Hai gã rủ nhau đi cà phê, bàn chuyện thế sự. Câu chuyện xoay quanh ngành giáo dục nát bét của Việt Nam. Nào là cải cách tới, cải cách lui mấy mươi năm để rồi ra một đống bầy nhầy. Nào là đạo đức lẫn chất lượng giáo dục xuống cấp, thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò. Nào là tham ô, ăn hại từ chuyện sách giáo khoa đến chuyện xây dựng trường lớp... 



19 thg 9, 2018

Ngày xưa nghe tình ca...

Thuở mới... "đứt phim" sau 75 (tui dùng hai chữ này để tránh 2 chữ thường dùng khác mà các bạn tui ghét cay ghét đắng), người miền Nam cũng bị đứt luôn những giai điệu êm ái trữ tình, thay vào đó là những âm thanh gầm rú hung hãn, những tiếng thét gào lảnh lót (Tiếng đàn Ta lư, Cô gái vót chông...). Lạc loài trong biển âm thanh cuồng nộ ấy cũng vài bài có giai điệu êm ái, trữ tình nhưng... ngay cả trong lời ca trữ tình ấy cũng phải có căm thù giặc cướp, quyết chiến đấu, nhớ ơn Bác ơn Đảng (như các bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Tình ca, Lá đỏ...). Nếu chỉ có anh yêu em và em yêu anh thì... chết mầy nghe con!



Sang đến cuối thập niên 1970 đầu 1980, tình hình đỡ hơn một chút xíu xìu xiu, nhưng các nhạc sĩ cũng không thể và không dám sáng tác nhạc tình, người nghe cũng không được phép nghe nhạc ủy mị hay nhạc của bọn tư bản dẫy chết. Thời điểm đó tui đang là sinh viên, và thú vị thấy rằng trong tình thế đó, người ta vẫn có cách lách luật để sáng tác, biểu diễn và nghe một cách công khai những bản nhạc được coi là ủy mị. Ở đây xin được kể lại 3 trường hợp thú vị ngày ấy (và chờ đợi các bạn kể thêm những trường hợp khác).

15 thg 9, 2018

Tình ca du mục

Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời...


Ừm, nhiều khi ư ử ngân nga mấy câu hát ấy hắn vẫn mơ rằng mình đang là chàng du mục chăn cừu tìm "em thân yêu" trên thảo nguyên bát ngát.

Nhắn giúp cho ta chim ơi
Nhắn giúp cho ta mây ơi
Thảo nguyên bát ngát đem giấu em ta nơi nào?

10 thg 9, 2018

Chùa trên Đồi Lá Giang

Người ta gọi tên chùa là chùa Lá Giang, hay chùa Đồi Lá Giang, bởi vì chùa tọa lạc trên một quả đồi mang tên đồi Lá Giang. Tên chính thức của chùa là Thiền viện Phước Sơn, cũng gọi là chùa Phước Sơn, một ngôi chùa Nam tông ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.

7 thg 9, 2018

Chuyện cái bánh ở miền Tây

Do cách phát âm có phần... dễ dãi của mình, có nhiều từ viết khác nhau nhưng người miền Nam đọc y chang nhau. Với những từ phổ thông, quen thuộc thì dù đọc có giống nhau nhưng dễ dàng phân biệt được, như con vịt khác với dịch thuật, bởi vì khác với bà dì khác với cái gì... Tuy nhiên, với các từ địa phương thì rắc rối hơn nhiều, vì người dân chỉ thường nói từ đó chớ không viết, đến chừng viết thì không biết viết sao cho đúng, vì không thể đối chiếu với từ đó ở miền khác.

Một trong những trường hợp như thế là tên các loại bánh địa phương. Xin kể cho vui vài loại bánh như sau:

1. Bánh cóng hay bánh cống?




5 thg 9, 2018

Chùa Bà Châu Đốc không ở Châu Đốc

Vài năm gần đây khách thập phương thường rủ nhau đến viếng Chùa Bà Châu Đốc 3, ở quận 9, TPHCM. Các trang mạng, báo điện tử viết về du lịch cũng thi nhau viết rất nhiều bài giới thiệu điểm đến độc đáo này. Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3 chính tên là Chùa Phước Long, quận 9. Vì vậy, bạn muốn đọc thêm về chùa này thì hãy lên Google search theo các từ khóa đó, sẽ có vô số kết quả. Còn trong bài này tui không kể những điều mà nhiều người đã kể nữa, chỉ ghi lại vài điều người ta chưa kể và cảm nhận cá nhân của mình thôi. 


Chùa Phước Long nằm ở Cù lao Bà Sang, phường Long Bình, quận 9