30 thg 12, 2015

Họp mặt đầu năm

Bạn bè học cùng lớp, sau mấy mươi năm ra đời tứ tán mọi phương, khó lòng liên hệ được với nhau chớ đừng nói chi gặp mặt. Tui và vài ông bạn già yên phận ở lại miền quê này mần ruộng, còn đa số bạn bè đều đi lên thành phố lập nghiệp, có đứa còn đi ra nước ngoài. Ấy vậy mà đùng một cái, nhờ Phây-búc và điện thoại di động, mọi người đều biết tin tức về nhau, ngày nào cũng liên lạc được với nhau. Anh thấy có hay hông?


27 thg 12, 2015

Tên em như một bài thơ

Em tên là lá mơ. Bỏ qua chuyện em thường được ăn chung với thịt chó (bị nhiều người lên án) thì cái tên lá mơ của em thiệt là nên thơ, hữu tình. Nhưng đó là tên gọi ở miền Bắc, còn dân Nam bộ thì rất phàm phu tục tử, họ gọi em là lá thúi địt. Sao kêu dzậy? Thì cứ vò cái lá của em thử coi, em sẽ tỏa ra một cái mùi rất ư là... thúi địt!



23 thg 12, 2015

Vé số muôn năm

Cách đây nhiều năm, tui từng tiên đoán nghề bán vé số sẽ dẹp tiệm bằng câu chuyện sau:

Bà già cầm xấp vé số bước vào quán, miệng rao: Vé số chiều xổ đêêê! Vé số chiều xổ đêêê!

Thấy một ông lão râu tóc bạc phơ đang ngồi uống bia, ra dáng dân nhàn nhã, sang trọng, bà bước đến mời chào: Mua dùm bà lão mấy vé đi ông anh ơi! Phật Trời phù hộ chiều nay ông anh trúng độc đắc.

Ông già vênh râu nhìn bà già bán vé số, nói: Nhìn kỹ lại đi bà già ơi, ta là Tiên mà. Đã là Tiên thì muốn có gì chỉ việc hô biến là có, cần chi phải mua vé số hả?

Bà già trố mắt nhìn. Ờ, chắc là Tiên thiệt. Bà lên tiếng cầu xin:

  • Ông ơi, ông là Tiên thiệt hả? Tiên có phép phải hông? Vậy Tiên giúp cho bà già khốn khổ này vài điều ước đi. 
Ông Tiên (đó là ta đoán vậy) tu một ngụm bia rồi trả lời bà già:
  • Cũng được, đã là Tiên thì phải giúp người nghèo khổ. Bà nói thử coi bà ước muốn, cầu xin điều gì để ta xem có thể giúp được không. 

14 thg 12, 2015

Đình thần Tân Bản

Tân Bản là một ấp thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa. Ở Bửu Hòa có 2 di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là đình Mỹ Khánh (đền thờ Nguyễn Tri Phương) và chùa cổ Long Thiền được nhiều người biết đến. Đình thần Tân Bản ít được nhắc tới.

Đình thần Tân Bản nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương.


Con đường vào đình thần Tân Bản

10 thg 12, 2015

Có những khi tình đời đẹp quá...

Tôi về Long Khánh dự đám tang ở gia đình một người thân. Gia đình theo công giáo, sau nghi thức tang lễ, tôi ngồi trò chuyện cùng người anh là tang chủ.

Trong không khí trầm lắng của đám tang, một giọng ca và tiếng đàn da diết, truyền cảm vang lên. Lặng lẽ nơi góc vườn, một người phụ nữ ngồi đơn độc vừa đánh đàn vừa hát. Giọng ca của chị không khỏe, không vang, nhưng nó như thoát ra từ cõi lòng và như quyện lấy hồn ta trong phút giây tiễn biệt.



Mong ước kỷ niệm xưa

Các bạn còn nhớ cái thuở xa xưa hông? Hồi mới có Internet và mới có website đó. Hồi đó đâu dễ gì có trang web đâu. Tui nhớ hồi đó mình kiếm đâu được chỗ cho làm trang web miễn phí, đưa thông tin của mình lên đó. Ối trời, mở máy tính lên, truy cập web (tên miền là của người ta, mình “quá giang” thôi) cho bạn bè coi thấy có cái hình chân dung và mấy hàng tiểu sử của mình trên Internet là thấy mình oai nhứt thiên hạ rồi. Bao ánh mắt nhìn mình trầm trồ ngưỡng mộ, vì đâu phải ai cũng biết làm như vậy đâu chớ!

Rồi tới khi mới có YouTube, đưa cái clip mấy giây của mình lên rồi cho bà con coi. Ai nấy há hốc miệng kêu lên: Ui, coi ổng lên ti-dzi kìa! Thiệt là khoan khoái!

Cuộc đời dâu bể. Nhiều năm trôi qua, bây giờ ai cũng đưa hình của mình lên mạng được hết. Đưa mọi lúc, mọi nơi. Video clip cũng được đưa lên cả trên Facebook và YouTube. Ai không có hình ảnh hay nội dung gì trên Internet mới được coi là… người của bộ lạc thời tiền sử.

8 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội (ngay góc Tràng Tiền - Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên người Hà Nội ít gọi địa điểm này bằng tên chính thức của nó, mà thường gọi ngắn gọn là Bác cổ.

Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis FinotBảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.



7 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Ở Sài Gòn có một điểm đến 3 trong 1, cùng tại địa chỉ số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Đó là Thảo cầm viên - Bảo tàng - Đền thờ Hùng Vương. Từ hồi tui còn nhỏ xíu, mỗi lần nghỉ hè được cho đi Sài Gòn chơi, là thế nào cũng được tới đây, và thăm cả 3 nơi này. Thật ra, đi chơi Sở thú (Thảo cầm viên) là chính, 2 nơi còn lại chỉ là sẵn tiện thăm qua thôi.

Mặc dù cùng một địa chỉ, nhưng Thảo cầm viên và Bảo tàng do những đơn vị quản lý khác nhau (khuôn viên bảo tàng được tách ra khỏi thảo cầm viên). Còn đền thờ Hùng Vương thì nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên, nhưng lại thấy website của Bảo tàng xem đó là một bộ phận của bảo tàng. Không biết đền thờ có thuộc sự quản lý của Bảo tàng không hay lại thuộc một đơn vị thứ ba?


4 thg 12, 2015

Rước dâu bằng chiếc xe bò

Từ khi tôi sinh ra là đã không có dịp đi xe bò nữa, chỉ thấy xe bò chở rơm, chở nông sản thôi (có lẽ ở miền quê lúc ấy người ta vẫn còn di chuyển bằng xe bò, nhưng tôi sống ở tỉnh). Thế nhưng tôi được kể rằng lúc Ba cưới Má thì rườc dâu bằng chiếc xe bò (lúc ấy tôi ở đâu mà không nhìn thấy nhỉ?). Xe bò lúc lắc đưa dâu qua những con đường lầy lội trong rẫy.


Chuyện ấy ở thập niên 1950 chắc không lạ, nhưng khi tôi lớn lên thì lạ, và bây giờ dĩ nhiên là quá lạ. Giờ mỗi khi đọc tin đám cưới rước dâu bằng giàn xe sang tiền tỷ, tôi lại thầm nghĩ nếu ai rước dâu bằng xe bò chắc là chơi nổi lắm, được đưa tin nóng hổi lên mạng ngay!

27 thg 11, 2015

Đi ăn bún thang Cầu Gỗ

Tui ăn bún thang Hà Nội lần đầu hồi nào hổng nhớ, nhưng cảm thấy ngon và lạ. Cũng là tình cờ thôi chớ không phải chủ ý gọi món ấy. Là đi chơi về đói bụng, tấp đại vô quán bên đường, có gì ăn nấy. Vậy mà ngon!

Bởi vậy lần đưa Bùm ra Hà Nội, tui quyết phải cho cậu con mình thưởng thức món đặc sản này. Biên Hòa làm gì có, thậm chí còn chẳng biết bún thang là bún gì, thang hay không có rê.

Chuẩn bị chu đáo, tui search trên mạng coi chỗ nào bán bún thang ngon nhất và tìm ra: Bún thang Bà Đức 48 Cầu Gỗ - Đệ nhất bún thang Hà Nội. Vậy thì tới đây thôi!

Tô bún thang Bà Đức, 48 Cầu Gỗ được giới thiệu trên mạng. Ảnh: Foursquare.com

25 thg 11, 2015

Khi ông thần nổi giận

Tui sắp kể cho các bạn nghe chuyện tui bị xém chết. Xém chết vì gọi lộn số điện thoại. Hả? Gọi lộn số thì có gì mà chết hả? Thì vậy mới thành ra chuyện để kể chớ. Từ từ nghe kể nè.

Bữa đó tui gọi cho thằng Tèo nhưng lộn số, bên kia đầu dây hỏi lại rất lịch sự: Cho hỏi ai đang gọi đấy ạ? Tui nghĩ là thằng Tèo mới ngủ dậy, còn chưa tỉnh nên xưng tên rồi nói: Tao nè, ngủ gì ngủ dữ vậy mậy? Bỗng nghe bên kia cất lên một giọng cười khoan khoái: Ha ha, không phải quảng cáo. Ta thoát rồi.


Tới đây tui biết là lộn số rồi, nhưng tò mò hỏi:
  • Ông là ai? Thoát là thoát cái gì?
  • Ta là ông thần ve chai, bị đấng tiên tri Salomon nhốt trong cái chai này lâu lắm rồi. Nhà ngươi vừa cứu ta thoát ra khỏi chai đó.
  • Hi hi, nghe sao giống chuyện Ngàn lẻ một đêm quá. Nhưng tui nhớ là trong chuyện đó có ông lão đánh cá vớt cái chai lên rồi mở nút chai cho ông thoát ra, còn ở đây tui thấy có cái chai nào đâu?
Ông thần ve chai ở đầu dây bên kia giải thích cho tui hiểu:
  • Đúng ta là ông thần ve chai trong 1001 đêm chớ còn ai vô đây nữa. Nhưng chuyện ngươi biết là chuyện hồi xưa, thời đại này khác rồi. Salomon nhốt ta vô chai cùng với một cái smartphone. Ngài nói rằng hể có ai gọi điện hay nhắn tin cho ta thì lập tức ta sẽ thoát ra ngay chớ không phải chờ người mở nút chai.

24 thg 11, 2015

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM

"Chính thức đưa vào hoạt động phục vụ lễ hội từ lễ giỗ Tổ mùng 10-3 năm 2009, Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc TPHCM tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9 là một dự án lớn, được Nhà nước quan tâm và đầu tư quy mô, là một trong số ít các công trình lịch sử văn hóa trọng điểm của TPHCM đang tiếp tục được thực hiện."

Trên đây là lời giới thiệu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM, hay còn gọi là Đền thờ Vua Hùng TPHCM, đăng trên báo SGGP ngày 11/9/2010. Cũng theo bài viết này: "Công viên có tổng diện tích hơn 400ha, được quy hoạch tổng thể với 4 khu: khu cổ đại, khu trung đại, khu cận hiện đại và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí (bao gồm Cù lao Bà Sang). Đến thời điểm này, công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc” thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc."

18 thg 11, 2015

Đi nhờ xe, ở nhờ nhà và…

Hai Ẩu vừa giải thích cho Ba Trợn vừa bày tỏ nỗi bức xúc:
  • Dạo này có nhiều dịch vụ rất sáng tạo, không cần đầu tư cơ sở vật chất nhiều mà vẫn thu tiền ngon ơ. Anh cũng muốn sáng tạo như vậy để kiếm tiền xài mà nghĩ hoài hổng ra chú em à. Thí dụ như dịch vụ đi nhờ xe của Uber. Có những người cần đi xe, lại có những người có xe nhàn rỗi, Uber chỉ cần nối kết 2 đối tượng này lại rồi đứng ở giữa thu tiền cò. Khỏe re!
Ba Trợn gật gù:
  • Ừ, vụ này đình đám lắm đây. Cả trên thế giới chớ đâu chỉ ở Việt Nam!

17 thg 11, 2015

Trái tim Pleiku

Nếu Biển Hồ được ví như đôi mắt Pleiku thì quảng trường ở trung tâm thành phố được gọi là trái tim Pleiku. Điều khác biệt là hình ảnh đôi mắt Pleiku được giới văn nghệ sĩ ca ngợi, còn trái tim Pleiku là danh xưng do giới chức chính quyền tự đặt ra.

Quảng trường ở trung tâm TP Pleiku có tên chính thức là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Năm 2012 tôi về Pleiku vào tháng 8, khi công trình chưa hoàn thành (quảng trường được khánh thành tháng 12 năm đó). Mấy năm liền sau đó, năm nào tôi cũng về thăm Pleiku, cũng đến với Biển Hồ đôi mắt Pleiku mà... quên, không đến xem trái tim Pleiku ra sao. Mãi đến cuối năm nay tôi mới đến thăm nơi này vào một buổi sáng.

Quảng trường có khuôn viên đến 12 ha, trong đó điểm nhấn chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 10,8 met, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5 met, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương bằng thép không rỉ. Được biết rằng đây là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam (và tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam thì cũng đương nhiên là... nhất thế giới rồi, vì vậy ta cứ nói là nhất thế giới cho oai!).



16 thg 11, 2015

Những đồi hoa sim, ôi những đồi hoa sim...

Trái sim, hoa sim là những nguồn thơ, những cảm hứng nhạc lai láng. Thơ thì từ ca dao đến Hữu Loan, đến Bùi Giáng. Nhạc thì có Phạm Duy, Dzũng Chinh, Vũ Đức Sao Biển...

Ca dao có 

Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương




12 thg 11, 2015

Ù uôi!

Bữa nay tình cờ lướt Facebook thấy có một bạn dùng từ "Ù uôi", chợt nhớ...

Nhớ hồi nhỏ, ông bà (dân miền Tây Nam bộ) dặn là hạn chế kêu Trời, bởi vì Trời thiêng liêng lắm, chuyện quan trọng lắm mới kêu Trời, chớ chuyện hổng có gì mà kêu Trời làm.. ổng bực mình. Làm Trời đa đoan công chuyện lắm chớ có phải quởn đâu, đụng gì cũng kêu làm sao chịu thấu! (Trầm trọng lắm, kiểu như Võ Đông Sơ bị bắn tên chết tới nơi mới kêu: Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn...)

Ấy, nhưng mà cái thán từ "Trời ơi!" gần như là tiếng cửa miệng của người Nam bộ để diễn tả cảm xúc. Vì thế, để tránh "phạm thượng" thay vì kêu Trời ơi người ta bèn... nói đớt để thành Ù uôi. Đặc biệt là Ù uôi thường dùng khi người lớn nựng nịu con nít, nhất là người lớn phụ nữ. Nhớ hồi xưa, bà ngoại, má, các dì thường nựng các em bé (trong đó có tui) và kêu: Ù uôi, coi nó thấy ghét chưa kìa!


Ù uôi! Con quậy quá!

Như vậy "Ù uôi, coi nó thấy ghét chưa kìa!" cũng chính là "Trời ơi, coi nó thấy ghét chưa kìa!". Đúng rồi, nựng con nít thì có gì trầm trọng mà phải kêu Trời, Ù uôi là phải quá!

Tui nhớ và hiểu tiếng kêu Ù uôi là như vậy, không biết đúng hay sai, ai hiểu khác thì nói dùm tui với. Chỉ biết là nghe hai tiếng này gợi lại cả một trời thương nhớ thuở xưa! (lại trời, nhưng đây không phải ông Trời nên không phạm thượng nha!)


Phạm Hoài Nhân

11 thg 11, 2015

Chiều nay em đi câu cá

Biên tập viên Cu Tí ngồi thừ ra trước máy tính. Trang tin điện tử của nó ngày càng ít người đọc, mà trang tin điện tử ít người đọc thì cũng như báo bán ế, lỗ vốn. Muốn tăng số người đọc thì phải câu view thôi.

Không phải Cu Tí không biết rằng thủ thuật câu view được gom lại trong 3 chữ S: Sex, Scandal, Soul. Ưu tiên số 1 dĩ nhiên là Sex rồi, cứ đưa ảnh khỏa thân hoặc nhá hàng là thu hút người xem liền. Kế đến là đưa tin án mạng, tai nạn hoặc bất kỳ thứ xì-căng-đan nào. Sau cùng là đưa những thông tin, hình ảnh giàu thương cảm làm xúc động lòng người (Soul) khiến người xem phải sụt sà sụt sịch. Biết là vậy, nhưng Cu Tí không thể thực hiện được. Lý do là tờ báo của nó được cấp phép để viết chuyên đề về kinh tế, đầu tư – không có cửa đăng tin Sex, Scandal, Soul để mà câu view.

Bằng mọi giá phải câu view, câu view như câu cá. Cu Tí lãi nhãi như niệm chú: Chiều nay em đi câu cá, Chiều nay em đi câu cá,…


4 thg 11, 2015

Đuổi việc đứa nào chơi Phây-búc

Cuối tuần Cu Tèo về quê thăm nhà. Bác Tư ở nhà bên nghe tin liền xăng xái chạy qua kiếm Tèo. Ổng hớt hải hỏi:
  • Ê Tèo, bác nghe nói xài Phây-búc sẽ bị đuổi việc phải hông con?
  • Trời, ai nói bác Tư chuyện bậy bạ vậy?
  • Thiệt mờ, bác coi báo, mà còn nghe người ta nói nữa.
Tèo cười hì hì, giải thích cho ông già nhà quê nghe:
  • Chắc bác Tư nghe đâu chuyện hồi nẳm, cái lúc mà thỉnh thoảng Phây-búc còn bị chặn vì người ta chưa hiểu rõ, còn e ngại nó. Giờ khác rồi bác Tư ơi, Thủ tướng còn khuyến khích người ta xài Phây nữa đó. Rồi Bộ trưởng có trang Phây riêng, mới đây trên Phây còn có Bản tin của Văn phòng Chính phủ nữa. Bác Tư nghĩ coi, hổng lẽ đuổi việc Bộ trường, đuổi việc Văn phòng Chính phủ vì xài Phây-búc?

3 thg 11, 2015

Cá hấp

Không, không phải tui muốn nói đến những món cá hấp sang trọng ở nhà hàng như cá hấp bia, cá hấp nấm, hay cá hấp lá gừng như hình này đâu.


Cá hấp mà tui muốn nói nó thường là cá nục, sau khi đánh bắt lên người ta hấp sơ qua nước nóng, phơi dưới trời nắng, rồi bán đi xa trong các giỏ tre như vầy nè:

2 thg 11, 2015

Lăng Mẫu Liễu Hạnh

Về Nam Định, bạn bảo là sẽ đưa tôi đến viếng Lăng Mẫu. Tôi ngờ ngợ, hỏi lại:
  • Mẫu nào?
  • Mẫu Liễu Hạnh đấy anh!
  • Lăng là nơi chôn cất đấy chứ?
  • Chứ còn thế nào nữa? Anh khéo hỏi.
Biết sao tôi thắc mắc không? Bởi vì theo truyền thuyết thì Mẫu Liễu Hạnh là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của Việt Nam (cùng với Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử và Thánh Gióng). Đã bất tử thì tất nhiên là không chết, mà đã không chết thì... lấy đâu ra lăng? Lại nữa, giả dụ có chết đi, thì thời của Bà cách đây mấy ngàn năm rồi, làm gì còn dấu vết lăng mộ chứ? Cứ xem các vị cùng thời (các vua Hùng chẳng hạn), có ai còn mồ mả chi đâu, hoạ chăng chỉ có đền thờ!

Tôi không hỏi thêm, không phải vì giấu dốt, mà vì trong chuyện tìn ngưỡng - tâm linh có khi mình không rõ, hỏi bậy thì sẽ thất thố, làm buồn lòng người đối thoại. Thôi thì cứ đến viếng lăng cho biết.


1 thg 11, 2015

Qua đình ngả nón trông đình

Đình Xuân Lộc và Chùa Xuân Hoà thuộc phường Xuân An là cụm di tích trên địa bàn thị xã Long Khánh được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích theo quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 28/3/2008. Đình Xuân Lộc xây dựng từ năm 1912, được đặt theo tên của làng từ xưa. Lúc ban đầu, đình có quy mô nhỏ. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiến trúc hiện tồn của đình hình chữ Nhị. Chánh điện là nơi thờ Thần Thành hoàng. Hằng năm, đình Xuân Lộc tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 14, 15 tháng 2 âm lịch.

Đình Xuân Lộc vắng vẻ một buổi chiều mưa.

29 thg 10, 2015

Masjid là thánh đường Hồi giáo?

Ở các thánh đường Hồi giáo, ta thường gặp chữ Masjid. Như ở thánh đường Rahim, ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn (và Việt Nam) tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa



28 thg 10, 2015

Có mấy người thân?

Đừng nghĩ rằng Hai Lúa là “lúa”. Hai Lúa hiện đại như bất kỳ con người hiện đại nào trên cõi Việt Nam. Nè nghe, xét riêng về điện thoại Hai Lúa luôn kè kè bên mình hai cái. Một cái cùi bắp để nghe, gọi bình thường cho tiện thì khỏi nói rồi, cái còn lại là một xì-mát-phôn xịn có đầy đủ tính năng bậc nhứt. Mỗi điện thoại xài 2 sim, vậy Hai Lúa có tất cả là 4 số điện thoại liên lạc.

Địa chỉ mail cũng có 2 cái, một Yahoo và một Gmail. Đó là nói 2 địa chỉ thường dùng, chớ còn kể hết cũng phải chục cái, bao gồm cả những địa chỉ mail mà trước đây thằng con Hai Lúa nó chỉ cho ổng tự tạo, tạo xong để lâu hổng xài, quên mất tiêu tên user luôn!

Tài khoản Phây-búc cũng 2 cái luôn. Chi nhiều vậy hả? Trời, tạo tài khoản miễn phí mà, có tốn cắc bạc nào đâu mà hổng tạo. Số phone, địa chỉ mail thừa mứa đó, đáng ra Hai Lúa phải tạo năm bảy cái tài khoản Phây mới phải!

26 thg 10, 2015

Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn

Nếu thánh đường Rahim (45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa) được xem là ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn  (xây dựng năm 1885) thì thánh đường Musulman (còn gọi là Thánh đường Đông Du, tọa lạc tại 66 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1) được xem là ngôi thánh đường lớn nhất và là thánh đường trung tâm của Sài Gòn. Thánh đường Đông Du được xây dựng năm 1935, sau thánh đường Rahim đúng 50 năm. Thánh đường Rahim do tín đồ Hồi giáo Malaysia xây, còn thánh đường Musulman do tín đồ Hồi giáo Ấn độ.



Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn

Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Thánh đường này do tín đồ Malaysia xây dựng năm 1885. Mặt ngoài thánh đường có ghi rõ:


MASJID AL RAHIM
Malaysia - Indonesia
Since 1885

24 thg 10, 2015

Hồn thơ lai láng

Tui tình cờ đi lạc vô trang Facebook của một người, chẳng biết có phải nhà thơ hông mà làm thơ nhiều quá trời. Với một người quanh năm suốt tháng mới rặn ra nổi vài câu thơ và hổng dám đưa ai coi (ngoại trừ... chính mình) như tui thì phát hiện này thiệt sự gây choáng. Không choáng sao được, khi tui ngồi tỉ mẳn đếm thơ (hic, thơ mà phải đếm thì biết nhiều như thế nào rồi) thì thấy trong cùng một ngày bình quân người ấy đưa lên không dưới chục status là thơ!


21 thg 10, 2015

Nó là đứa nào?

Nguyễn không xài Phây. Nhưng hắn lại buồn hiu vì Phây. Hắn than thở với tui: Lê tệ quá, bạn bè với nhau sao nó lại lên Phây để nói xấu mình? Mình nghe bạn bè nói lại mà buồn quá…


Lê buồn hiu vì Phây. Hắn than thở với tui: Không biết Nguyễn nghe ai nói mà nó giận mình rồi. Mình có nói xấu nó trên Phây bao giờ?

Rồi hắn cho tui coi trang Phây-búc của mình. Đúng là các xờ-ta-tớt của hắn không có gì đụng chạm đến Nguyễn thiệt. Vậy cái tin đồn kia ở đâu ra? À, hay gã này ném đá rồi dấu… cục đá, xóa béng cái xờ-ta-tớt tai hại ấy đi rồi?

19 thg 10, 2015

Selfie, xeo-phì đi!

Hằng năm, nhà làm tự điển Oxford đều bình chọn một từ để làm từ của năm (Word of the Year). Đó có thề là một từ mới, chưa từng có trong tự điển hoặc một từ đã có sẵn (nhưng thường là từ mới), miễn là nó tiêu biểu cho một xu thế, được nhắc nhở rất nhiều trên toàn thế giới trong năm đó. Như mọi người đã biết, năm 2013 thì Word of The Year Selfie.



16 thg 10, 2015

Hoàng hậu, người đi về đâu?

Người ta vẫn thường nhắc đến Huyền Trân công chúa, người đã đem thân làm hoàng hậu Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Lý, giúp mở mang bờ cõi về phương Nam. Ghi ơn Người, đời sau có đền thờ Huyền Trân công chúa ở một số nơi.

Ở phương Nam, người ta vẫn nhắc Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh như là người đặt nền móng cho vùng đất Nam bộ. Đền thờ Ông có ở khắp nơi.

Thế nhưng trước Nguyễn Hữu Cảnh 75 năm có một người khác có công đầu đưa lưu dân Việt vào khai phá vùng đất Chân Lạp, mà sau này là Nam bộ, tạo tiền đề cho gần 1 thế kỷ sau Lễ Thành hầu chính thức xác định chủ quyền nước Việt tại đây.



Núi Dinh ở Bà Rịa, tức núi Mô Xoài ngày xưa

14 thg 10, 2015

Kẻ bất tài

Tui không phải kẻ bất tài! Chí ít tui cũng là một nhà thơ, vì từ lâu rồi tui đã có thơ đăng trên báo… Nhi đồng. Đại để bài thơ đó như vầy nè:

Con gà nó gáy ó o
Gọi em dậy sớm, đi cho tới trường
Nếu mà ngủ nướng trên giường
Sách buồn, vở khóc, ai thương bé nào?

Sau này lớn lên, tui có gởi nhiều thơ đăng báo, nhưng… không báo nào chịu đăng. Thành thật và khiêm tốn mà nói, chắc là thơ tui không đủ hay và tui không đủ tài hoa. Nhưng không phải tài hoa thì đâu hẳn là bất tài, bằng chứng là tui đã từng có thơ đăng báo. Phải hông nè?



11 thg 10, 2015

Bò mà không phải bò

Hai Ẩu dìa quê, được chú em rủ đi ăn sáng phở bò. Vừa ăn, nó vừa đố Hai Ẩu:
  • Đố anh Hai chớ món gì tên là bò mà hổng có thịt bò trong đó?
Trời! Tưởng gì chớ vụ này Hai Ẩu là chiên gia mà. Dzậy mà cũng bày đặt đố!
  • Nhiều thứ lắm. Đầu tiên phải kể là bò bía. Bò bía là món ăn của người Triều Châu/Phúc Kiến có tên gốc theo tiếng Phúc Kiến là popiah, trong đó có nhiều thứ: lạp xưởng, trứng, cà-rốt, củ sắn, tôm khô... nhưng không hề có thịt bò!

8 thg 10, 2015

Linh Sơn cổ tự - ngôi chùa xưa nhất Vũng Tàu

  • Linh Sơn cổ tự là ngôi chùa cổ xưa nhất ở TP Vũng Tàu
  • Linh Sơn cổ tự được bình chọn nằm trong Top 100 điểm du lịch tâm linh tiêu biểu của Việt Nam
  • Linh Sơn cổ tự đã được công nhận là Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp Quốc gia.
Bấy nhiêu thông tin đó đủ thu hút bạn viếng thăm ngôi chùa này khi bạn đến Vũng Tàu rồi chứ?


Cổng chùa. Ảnh: chualinhsoncotu.com

7 thg 10, 2015

Coi xong rồi bỏ

Xét rằng:

Các tin nhắn, message gởi qua điện thoại, máy tính đều được lưu trữ. Đây là một điều cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì có lưu trữ nghĩa là có tồn tại. Có tồn tại nghĩa là có thể bị phát hiện. Bị phát hiện nghĩa là không còn riêng tư, bí mật.

Bà xã cầm điện thoại của mình, thấy trên đó có tin nhắn của bồ nhí: Bi kịch. Điện thoại bị chôm, đối thủ trong kinh doanh phát hiện những thông tin chiến lược của mình trên đó: Tai họa. Mấy thằng bạn mất dạy giả bộ mượn điện thoại của mình, lén đọc tin nhắn riêng tư trên đó rồi rêu rao tùm lum: Thô bỉ. Chưa kể thời buổi này bọn hacker đông hơn quân Nguyên, ai biết nó hack dữ liệu của mình lúc nào để… đòi tiền chuộc.

Nghe nói rằng:

3 thg 10, 2015

Thủy hử truyện: Phây-búc dzui lắm!

Ngày nọ, Hai Ẩu ngồi đối ẩm cùng giáo đầu Lâm Xung trên bến Lương Sơn. Lâm giáo đầu hào hứng kể:
  • Phây-búc dzui lắm đại ca. Đệ có quen một mệnh phụ phu nhân, tuổi đà xế xế. Bữa nọ, phu nhân nổi hứng post lên Phây một cái hình tự sướng. Hình không đẹp, chẳng xấu, không đáng khen, chẳng đáng chê. Nhưng với phép lịch sự của đấng nam nhi, đệ phải còm-men một phát cho vui lòng hiền tỷ, phải hông đại ca?
Hai Ẩu vỗ vai Lâm Xung, nói: Hiền đệ hành xử vậy thiệt đáng mặt một nam tử hán đại trượng phu!


2 thg 10, 2015

Chùa Quan Âm - Vũng Tàu

Trang web của Tổng cục Du lịch và nhiều trang web du lịch khác đều giới thiệu chùa Quan Thế Âm Bồ tát ở Vũng Tàu là một điểm đến thu hút du khách.

Ngôi chùa tọa lạc ở Bãi Dâu, số 170 đường Trần Phú. Bạn nào có tâm hồn ăn uống thì xác định rằng qua khỏi quán ăn Cây Bàng khoảng hơn 500 mét, nhìn bên phải là ngôi chùa. Bạn nào là người Công giáo thì xác định rằng qua khỏi Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu khoảng 400 mét (cùng bên) là chùa Quan Âm. Chùa rất dễ nhận ra, vì trước chùa là bức tượng Quan Thế Âm Bồ tát cao 19 met vươn hẳn trên nền trời xanh. Nghĩ hay cho Vũng Tàu, tượng Đức Mẹ và tượng Phật Bà cách nhau chưa đầy 500 mét, cùng nhìn ra biển khơi!


Chùa Quan Âm Bồ tát - Vũng Tàu

30 thg 9, 2015

Trong vòng 3 nốt nhạc

Một tay giáo sư tên Michal Kosinski của trường Stanford nào đó bên Mỹ vừa công bố một nghiên cứu rằng chỉ cần cho coi 10 cú bấm Like trên Facebook của một người thì máy tính có thể xác định tính cách của người đó chính xác hơn bạn đồng nghiệp của hắn ta, nếu coi 70 cú bấm Like thì biết tính cách người đó rõ hơn bạn thân của hắn, còn coi 250 cú bấm Like thì thậm chí biết rõ tính cách của hắn ta còn hơn cả vợ hắn! Nói theo kiểu Trò chơi Âm nhạc, thì trong vòng 1 nốt nhạc biết rõ đương sự hơn đồng nghiệp, trong vòng 3 nốt nhạc biết rõ hơn bạn thân, trong vòng 7 nốt nhạc biết rõ hơn vợ chồng!

27 thg 9, 2015

Có một nơi có đến 2 tòa giám mục!

Việt Nam có 26 giáo phận trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Vì thế cho nên có một số giáo phận bao gồm nhiều tỉnh thành. Mỗi giáo phận như vậy có tòa giám mục, là nơi vị giám mục cai quản giáo phận ở và làm việc. Có 26 tòa giám mục (và tổng giám mục, tương ứng với tổng giáo phận)  tương ứng với 26 giáo phận trên cả nước. Như vậy chắc chắn sẽ có một số tỉnh thành không có tòa giám mục. Thế nhưng, có tỉnh thành nào có hơn một tòa giám mục không? Có đó!

Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, tương ứng địa bàn 10 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54.352 km2 .


Tòa giám mục giáo phận Hưng Hóa

25 thg 9, 2015

Lan man về tên giáo phận và tên hành chánh

Công giáo chia địa bàn quản lý giáo dân ra thành từng giáo phận, giống như quản lý hành chánh Nhà nước chia thành tỉnh. Tuy vậy, cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 26 giáo phận mà thôi, do đó về địa lý giáo phận thường không trùng với tỉnh thành. Phạm vi địa lý và ngay cả tên gọi của giáo phận do Tòa Thánh quyết chứ không phải Nhà nước.

Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.

Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.

23 thg 9, 2015

Làm phước cứu người

Ba Trợn gặp Hai Ẩu với một gương mặt rạng rỡ. Không đợi Hai Ẩu hỏi vì sao mà vui vẻ vậy, Ba Trợn đã hân hoan giải thích:
  • Anh Hai còn nhớ ông bà ta có câu “Dù xây chín đợt phù đồ. Không bằng làm phước cứu cho một người” hay không? Em nay rất là sung sướng vì đã làm phước cứu người đó anh Hai.
Hai Ẩu cười khi dể:
  • Cỡ chú mầy mà nói cứu người thì nghe khó tin quá. Cứu ai? Cứu như thế nào? Họa may có người ta cứu chú mầy ấy!
  • Ý, em làm phước cứu người thiệt mà. Cứu thông qua Facebook đó!

18 thg 9, 2015

Nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM

Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nằm tại 97 Phó Đức Chính, quận 1. Đây nguyên là một phần của công trình kiến trúc cổ kính và hoành tráng nằm ở khu tứ giác với bốn mặt đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, một trong những “khu đất vàng” của quận 1 trung tâm, vẫn thường được người dân gọi là nhà chú Hỏa.

Chú Hỏa, hay Hui Bon Hoa, hay Hứa Bổn Hòa (1845 - 1901) là (một trong những) người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Ngôi nhà 97 Phó Đức Chính còn được gọi là Dinh thự 99 cửa, là nơi ở chính của gia đình ông.

Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...


15 thg 9, 2015

Nhà thờ Thủ Thiêm

Xưa, khi còn phà Thủ Thiêm, từ bến Bạch Đằng bên này sông nhộn nhịp phồn hoa qua chuyến phà sang bên kia sông là miền quê vắng vẻ. Từ bến phà, chỉ vài bước chân là ta gặp ngôi nhà thờ Thủ Thiêm, một cơ sở tôn giáo rất xưa cũ và khá khang trang (so với miền quê nơi ấy), đó là nơi gởi gấm đức tin của giáo dân. Con đường nhỏ trước mặt nhà thờ mang tên là đường Nhà Thờ.

Nay, khi đã có cầu Thủ Thiêm, từ chân cầu đến nhà thờ Thủ Thiêm độ 2 km, nhà thờ vẫn ở nơi đó. Thủ Thiêm đang được quy hoạch thành khu đô thị, nhiều con đường được mở ra, nhiều công trình xây dựng được mọc lên. Con đường mang tên Nhà Thờ vẫn còn đó. Tuy nhiên...


14 thg 9, 2015

Nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định tọa lạc tại số 289 Hai Bà Trưng, quận 3, TPHCM, là một trong những ngôi nhà thờ xưa nhất Sài Gòn còn tồn tại đến nay. Cũng có thể không phải "một trong những" nữa mà chính là ngôi nhà thờ được hoàn thành sớm nhất tại Sài Gòn. Nhà thờ Tân Định khởi công năm 1870 và khánh thành ngày 16/12/1876. Trong khi đó Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công năm 1877 và hoàn thành năm 1880. Ngoài ra, theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì chưa thấy nhà thờ nào xưa hơn mà hiện nay vẫn còn tồn tại ở Sài Gòn. Rất mong các bạn góp ý thêm.

Nhà thờ Tân Định. Ảnh: P.H. Nhân

12 thg 9, 2015

Ầu ơ ví dầu...

Má tôi là một phụ nữ miền quê. Miền Tây Nam bộ. Như bao nhiêu phụ nữ miền quê Nam bộ khác, bà hát ru con bằng những câu ca dao mộc mạc. Là con của má, dĩ nhiên là những câu ru ấy theo tôi từ thuở chào đời. Còn hơn vậy nữa, tôi là con trai đầu, tiếp đến lại 2 đứa em trai nữa, mãi 8 năm sau má mới sinh con gái. Vậy nên khi tôi lớn một chút thì phụ má hát ru em để má làm công chuyện nhà, ru em mãi cho tới khi đứa em gái đủ lớn để làm việc đó. Má hát ru con, tôi hát ru em. Những câu hát ru đi theo tôi hàng chục năm trời, nên tới bây giờ vẫn nhớ. Nhớ ray rứt.


11 thg 9, 2015

Đường Thái Lập Thành (Đông Du)

Tôi đến Thánh đường Hồi giáo ở 66 Đông Du, quận 1. Tình cờ thôi, tôi đọc trên tấm bảng đồng cũ kỹ gắn ở cổng:

JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ẤN ĐỘ
66 THÁI LẬP THÀNH SÀI GÒN

Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ thì biết rồi, số 66 thì biết rồi, điều làm gợi nhớ trong tôi chính là tên đường: Đường Thái Lập Thành, Sài Gòn.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).

Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.


Đường Thái Lập Thành. Ảnh của John A. Hansen trên Panoramio

10 thg 9, 2015

Yên tâm đi, không có tên tui!


Nàng ngồi bên chàng, đọc tin trên smartphone, bỗng khoái chí cười lên hăng hắc:
  • Thiệt là quá đã! Mấy tên này đúng là hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood, ra tay giúp người cô thế!
Chàng nghe nói, vội ghé mắt qua nhìn, hỏi:
  • Chuyện gì vậy em? A, anh biết rồi. Vụ trang web hẹn hò Ashley Madison bị hack đây mà. Nhưng làm gì có Robin Hood? Ai là Robin Hood?

8 thg 9, 2015

Đến với Mẫu Thượng Ngàn

Tôi đọc Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lâu lắm rồi, từ khi sách mới ra. Thế nhưng thú thiệt là đọc vì ái mộ nhà văn qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đọc, chứ không phải vì háo hức muốn biết về Mẫu Thượng Ngàn. Ngay cả cái tựa Mẫu Thượng Ngàn, lúc ấy tôi còn chưa hiểu nó nghĩa là gì cơ mà!

Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.

Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Dầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.

2 thg 9, 2015

Chơi Facebook đi bác Tư!

Cu Tèo về quê thăm bác Tư. Dù ở nhà quê nhưng bác Tư sử dụng Internet cũng thành thạo lắm, ổng cầm smartphone đọc báo xoèn xoẹt, tin tức Đông Tây gì cũng biết ngay, biết hết. Phải cái là ổng không xài Facebook. Tèo nghĩ chắc bác Tư hổng biết về mạng xã hội này, nên dụ:
  • Bác Tư chơi Phây đi bác Tư. Phây hay lắm đó, bác Tư đưa lên đó hình bác Tư đi làm ruộng, đi ăn giỗ… hay là kể chuyện xóm làng là tụi con biết liền. Ngược lại tụi con đi học, đi làm, đi chơi như thế nào cũng đưa lên Phây, bác Tư biết được con cháu đang làm gì.

1 thg 9, 2015

Cỏ đuôi chồn

Cỏ đuôi chồn là một dạng cỏ lau, bông cỏ  màu hơi nâu tím, giống đuôi con chồn.



Những ai đã từng làm rẫy, làm vườn chắc đều ghét cay ghét đắng loài cỏ này. Dĩ nhiên, đã làm vườn, làm rẫy thì phải diệt cỏ, nhưng thêm vào đó là loài cỏ đuôi chồn rất dễ ghét, vì nó phát triển rất nhanh, rất mạnh, dẹp vừa xong lại mọc lên mạnh mẽ. Hạt cỏ trong hoa được gió thổi tung bay khắp nơi, đụng chỗ nào cũng mọc được.

28 thg 8, 2015

"Á đù" nghĩa là gi?

Chắc các bạn cũng như tui, đều cho rằng "Á đù" xuất phát từ một từ rất tục tĩu mà ra nên ngại sử dụng. Haizzaaa, nó tục tĩu lắm nên xin phép không nhắc xuất xứ ấy ở đây, chỉ biết rằng "Á đù" là một thán từ nhằm diễn tả trạng thái "thiệt là chịu hổng nổi!", "tệ hại như vậy sao?", "bậy bạ hết sức!"...



Mới đây, qua nghiên cứu, tui được biết rằng "á đù" không phải xuất phát từ cái chữ mà mọi người vẫn nghĩ. Vậy nó là gì?

27 thg 8, 2015

Núi Minh Đạm

Nếu bạn search thông tin trên mạng, sẽ thấy rằng núi Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nay là huyện Long Đất. Thế nhưng trên thực tế thì hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu không còn huyện Long Đất nữa, chỉ còn huyện Long Điền. Vậy núi Minh Đạm hiện nay thuộc huyện Long Điền? Cũng không! Núi này hiện thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ!

Thôi kệ, chuyện lộn xộn xảy ra là do nhà nước ta đổi tên và chia tách huyện, không cần quan tâm, miễn ta biết đường đi tới núi Minh Đạm là được. Từ Long Hải, bạn đi theo con đường dọc bờ biển (tỉnh lộ 44A) khoảng vài km là tới địa phận thị trấn Phước Hải, cứ thế bạn đi tiếp khoảng vài ba km nữa nhìn bên trái có bảng chỉ đường lên núi Minh Đạm, cứ thế đi lên khoảng 5 km là tới nơi.


Núi Minh Đạm. Ảnh: Saigon Times

26 thg 8, 2015

Bơi trong tháng cô hồn

Người ta nói tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Trong tháng này những hồn ma chết oan ức hoặc không có người thân cúng tế thường vương vất chốn trần gian để hưởng trai đàn chẩn tế. Chính vì “mật độ” oan hồn trong không gian cao quá cho nên trong tháng làm gì cũng không được suôn sẻ. Giới kinh doanh tối kỵ chuyện khai trương, động thổ, làm ăn lớn trong tháng cô hồn. Do đó nhiều nhà doanh nghiệp thà là ngồi chơi xơi nước trong tháng, còn hơn là làm ăn để chịu thiệt hại.

Hắn cũng vậy, có kiêng có lành mà, cho nên trong tháng này hắn quyết không làm gì hết, chỉ ngồi nhà uống cà phê thư giãn thôi.


22 thg 8, 2015

Sao gọi là Ngã tư Ga?

Ngã tư Ga là một mốc địa điểm khá quen thuộc với người Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Đó là một giao lộ giữa quốc lộ 1A và đường Hà Huy Giáp, thuộc địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM. Giao lộ này bây giờ là cầu vượt, với 4 hướng về trung tâm Sài Gòn, Hóc Môn (quận 12), Thủ Đức và Bình Dương.

Hôm rồi, khi đi ngang qua đây, cậu con tôi hỏi: Sao kêu là Ngã tư Ga vậy ba?

Tôi buộc miệng trả lời: Chắc tại hồi trước ở đây có ga xe lửa!


Bến xe Ngã Tư Ga. Ảnh: Panoramio.com

21 thg 8, 2015

Xa xôi Hà Nội

Bình thường, món ăn sáng bình dân nhất là xôi. Hủ tiếu, phở từ 25 đến 30 ngàn một tô. Bánh mì thịt 10 đến 15 ngàn một ổ. Xôi thì nếu hết tiền mua một gói 5 ngàn lót dạ cũng được. Với lại ăn xôi (hoặc bánh mì) nó gọn, nhanh, không cầu kỳ.

Bởi vậy, tui ra Hà Nội hết tiền, bèn quyết định ăn xôi cho đỡ tốn, mà nhanh nữa. Tuy nhiên, đã đi du lịch thì phải ăn chỗ có tiếng một chút để vế còn khoe với mọi người là mình ăn đặc sản chớ. Gần khách sạn tui ở có quán xôi vỉa hè nổi tiếng Hà Nội là Xôi Yến, đường Nguyễn Hữu Huân. Tui thả bộ ra ăn xôi.

Cái quán xôi vỉa hè đó đây nè:


Xôi Yến, Nguyễn Hữu Huân. Ảnh: Zing

12 thg 8, 2015

Tỷ phú đang ở đâu?

Tui đi thăm nó ở bịnh viện, sẵn tiện giúp nó ít tiền để đóng viện phí. Tội nghiệp, đã không có việc làm mà lại còn bịnh tật nữa.

Ngồi trò chuyện với tui, nó than thở:
  • Phải chi tụi nó trả giá cái trang web của em cao một chút thì em đã bán rồi, có tiền xài chớ đâu để khó khăn vầy. Mà thôi, em quyết phải giữ giá cho mình chớ không bán rẻ!