30 thg 6, 2014

Chùa Đại Tòng Lâm

Xưa kia chưa có các trạm dừng chân, các xe khách du lịch tuyến Sài Gòn - Vũng Tàu (hoặc Biên Hòa - Vũng Tàu, Long Khánh - Vũng Tàu...) thường cho khách xuống xe nghỉ giải lao ở một nơi mà họ gọi là Đại Tòng Lâm.

Tôi cũng không biết xưa ấy là đến bao giờ, chỉ biết là những khi đi Vũng Tàu và dừng chân ở Đại Tòng Lâm thì mình còn nhỏ lắm. Hồi đó, tôi chỉ biết mang máng rằng Đại Tòng Lâm là tên một ngôi chùa nhưng khi dừng chân thì không hề bước vào ngôi chùa nào, và thật tình cũng không thấy ngôi chùa nào hết. Nơi xe dừng là bên trái quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu, nơi đó có nhiều cây cao, bóng mát, phong cảnh hữu tình. Tôi tự "dịch nghĩa" chữ đại tòng lâm rừng cây tùng lớn, có điều cây ở đó... không phải cây tùng!

Tam quan chùa Đại Tòng Lâm, quay mặt ra quốc lộ 51


27 thg 6, 2014

Trên ngọn Núi Già (Tà Kóu)

Núi Tà Cú ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận có tên gốc là Tà Kóu, theo tiếng Chăm cổ nghĩa là núi già ( nghĩa là núi, Kóu nghĩa là cũ, già).

Nói đến du lịch Tà Cú, người ta thường nghĩ đến dạng du lịch tâm linh. Điều đó đúng, vì trên núi Tà Cú có ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ nổi tiếng linh thiêng với nhiều huyền tích, có Tượng Phật nằm dài nhất châu Á, có bộ tượng Di đà Tam tôn đã được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia... (Thông tin thêm về chùa núi Tà Cú xin xem tại đây)


Chùa Tà Cú ẩn hiện giữa núi rừng. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Sao lại gọi là Kê Gà?

Trong lúc Hai Ẩu đang ở mũi Kê Gà, lò mò tìm hiểu xem nơi đây đúng tên là Kê Gà hay Khe Gà thì bỗng đâu xuất hiện một thiếu nữ sexy gợi cảm, làm Hai Ẩu phải bò ra, trố mắt nhìn:


26 thg 6, 2014

Kê là Gà

Kê Gà là tên một mũi đất nhô ra biển ở Bình Thuận, cũng là tên ngọn hải đăng cổ xưa ở đó.

Kê là gà.

Kê Gà là... gà gà. Đầu là gà, đuôi cũng là gà!

Địa danh do ông bà ta đặt nhiều khi khá quê mùa, cục mịch, nhưng thường là có nghĩa chứ không... lãng nhách như vậy. Nhiều người cho rằng tên Kê Gà là sai, đọc đúng phải là Khe Gà. Wikipedia giải thích tên gọi Kê Gà như sau: vì mũi đất nhô ra giống đầu con gà nên gọi là Kê Gà. Ơ hay, giống đầu con gà sao không kêu là Đầu Gà, Mũi Gà, hay... Mỏ Gà, mắc chứng gì lại kêu là... gà gà (Kê Gà)?


Hải đăng Khe Gà. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

25 thg 6, 2014

Chuyện nhảm nhí

[Nhắc nhở: Tựa bài đã ghi rõ đây là chuyện nhảm nhí, vì vậy đề nghị bạn đừng đọc. Nếu lỡ đọc, thì khi đọc xong xin chớ có trách viết gì mà nhảm nhí quá!]

Tèo là một tay viết tin lỗi lạc trong làng báo điện tử ở thành phố. Dượng Tám là một biên tập viên của đài truyền thanh xã ở nhà quê. Hôm nay Tèo về quê thăm dượng, dượng Tám không nề hà gì chuyện mình lớn rồi mà còn đi học ở con nít, quyết nhân cơ hội này nhờ Tèo chỉ bảo cho một số kinh nghiệm làm báo.

Trưa nắng, hai dượng cháu đi trên đường làng. Bên đường có đám trẻ đang cuốc cỏ, làm rẫy. Tèo nhìn, xuýt xoa rồi nói với dượng Tám:
  • Đây là đề tài viết tin nè dượng Tám. Dượng viết ngay cái tin có tít là: Đắng lòng trẻ thơ dãi nắng dầm mưa.
Dượng Tám chưng hửng. Tụi nhỏ làm cỏ là chuyện thường ngày, một buổi đi học, một buổi giúp việc nhà, có quái gì phải viết tin. Lại còn đắng lòng nữa. Nhưng thằng cháu giỏi giang của mình đã nói đắng thì cứ tin là đắng vậy.

Ôi, đắng lòng quá!

24 thg 6, 2014

Chùa Khỉ

Ở Sóc Trăng có chùa Dơi, ở Trà Vinh có chùa Cò, còn ở Bà Rịa - Vũng Tàu thì có chùa Khỉ.

Dĩ nhiên các ngôi chùa trên không mang tên như vậy mà đó là tên dân gian tự đặt, gọi theo loài vật có nhiều ở chùa..

Chùa Khỉ có tên gọi chính thức là Thiền viện Chơn Nguyên, tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, thị trấn Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu bạn đi tắm biển ở Long Hải thì đến ngôi chùa này khá thuận tiện. Từ khu vực tắm biển, đi theo tỉnh lộ 44A (con đường ven biển), qua khu du lịch Đèo Nước Ngọt thì thấy bên tay trái có bảng hướng dẫn lên chùa Chơn Nguyên. (nếu không rẽ trái mà đi thêm nữa thì tới chùa Hòn Một)


Mặt tiền chùa rất đơn sơ. Ảnh: Võ văn Tường

23 thg 6, 2014

Chùa Hòn Một

Gần đây, trong các tour du lịch Long Hải có thêm một điểm đến: chùa Hòn Một.

Chùa nằm cạnh bờ biển, không xa các bãi tắm, resort nên khá thuận tiện cho việc viếng thăm. Sau một buổi vẫy vùng với sóng biển, khi nắng lên thì bước sang chùa dạo chơi, vãn cảnh và chiêm nghiệm cảm giác thanh thoát chốn thiền môn có lẽ là điều hợp lý.


Tam quan chùa Hòn Một

22 thg 6, 2014

Cầu Mống Vĩnh Hội

Nửa thế kỷ trước, bà con thân thuộc của gia đình tôi chỉ có một người cư trú tại Sài Gòn, đó là cậu Hai. Nhà cậu ở đường Bến Vân Đồn, Vĩnh Hội, quận 4. Hồi đó sống ở Long Khánh, mỗi năm đến hè, đứa trẻ con là tôi được thưởng một chuyến "đi Sài Gòn chơi" thì sướng lắm. Đi Sài Gòn, chỗ trú ngụ là nhà cậu Hai.

Vĩnh Hội nghèo, khác xa lắm với trung tâm Sài Gòn ở quận 1, chẳng có chỗ nào đi chơi. Chiều chiều, có khi tản bộ, tôi được cậu đưa tới một nơi có chiếc cầu đen thui ở gần nhà, gọi là cầu Mống. Cầu lạ, có vẻ cổ xưa, không hề giống với những chiếc cầu khác ở Sài Gòn. Có điều nó chẳng có gì đáng để thu hút một đứa nhỏ chưa tới 10 tuổi, ham vui. Chỉ là một hình ảnh ghi lại trong ký ức.

Năm 1977, tôi vào đại học. Năm học đầu tiên tôi ở trọ bên nhà cậu. Lại thỉnh thoảng gặp hình ảnh chiếc cầu đen thui lầm lũi. Hồi đó thông tin không nhiều như bây giờ, người lớn cũng chỉ gọi tên cầu là cầu Mống chứ chẳng nói gì thêm. Và một cậu thiếu niên 18 tuổi mới vào đại học cũng chẳng hề quan tâm đến chiếc cầu cổ xưa ấy làm gì. Chỉ là một lần nữa, hình ảnh này ghi vào ký ức.

Cầu Mống ngày xưa

19 thg 6, 2014

Này em, anh đã già...

Này em, anh đã già
Tuổi cao thiếu sức khỏe
và sống với trái tim cằn khô
(Bình ca 1 - Phạm Duy)


Tui cảm nhận sâu sắc điều đó: mình đã già và sống với trái tim cằn khô. Đó là khi tui lướt qua các trang web và mạng xã hội lúc này. Lủ khủ những tin, bài, ảnh về các thiếu nữ lả lơi, lả lướt, lung linh bên hoa sen. Đủ mọi kiểu dáng hở hang, hớ hênh, hóng hớt... Không những thiếu nữ mà còn có cả ảnh thằng đàn ông mặc yếm yểu điệu bên hoa sen nữa


18 thg 6, 2014

Chuyện của ông ngoại

Ông ngoại ở nhà quê. Ông già rồi nên không còn làm lụng gì hết, chỉ ở nhà trông coi đàn gà, thỉnh thoảng ra ao câu cá. Tèo làm việc ở thành phố, thấy ngoại thui thủi một mình vậy cũng tội nên mua cho ông cái điện thoại để ông a lô cho đỡ buồn.

13 thg 6, 2014

Thăm mộ Trương Vĩnh Ký

Quyển Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời của nhà văn Hoàng Lại Giang kết thúc với hình ảnh Trương Vĩnh Ký ngồi gục chết trên bàn viết. Đầu ông gục trên quyển tự điển tiếng Pháp để mở, tay trái giữ quyển sổ "Cuốn sổ bình sanh", tay phải vẫn còn nắm cán bút... Trong "Cuốn sổ bình sanh", ông dặn dò hãy ghi trên bia mộ ông câu "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi. Đây là một câu trích ra từ Sách của Job trong Cựu ước).

Tôi tìm đến mộ Trương Vĩnh Ký vào một buổi chiều, 116 năm sau ngày ông mất (1/9/1898). Không như nhiều bài báo nói rằng mộ ông khó tìm, khu mộ này rất dễ tìm thấy vì nó nằm ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM. Cổng chính số 520 Trần Hưng Đạo, cổng phụ đường Trần Bình Trọng đã bị bít lại. Có khó tìm chăng là do ta không biết trước, vì nơi đây không hề có bảng biển gì cho biết đây là mộ của một danh nhân.

Cổng vào khu mộ Trương Vĩnh Ký, số 520 Trần Hưng Đạo

12 thg 6, 2014

Chân dung hoàn hảo


Tôi không quen hắn. Ấy là nói không quen biết nhau ngoài đời, nhưng tôi lại là bạn hắn trên Facebook. Khi hắn đề nghị kết bạn với tôi trên Facebook, tôi nhìn qua thấy giữa mình và hắn đến mấy chục bạn chung. Những người bạn chung ấy toàn là người đàng hoàng, có uy tín cả. Đó là một sự bảo đảm rằng hắn là người đáng tin cậy, vì thế tôi không đắn đo gì, đồng ý kết bạn ngay.

Hắn là một nhân vật tầm cỡ, có quan hệ rộng. Tôi chắc vậy. Bởi vì trong friend list của hắn có đến cả ngàn người. Ngoài vài chục người mà tôi biết và quen – toàn là người nổi tiếng – như đã nói ở trên còn rất nhiều người nổi tiếng ở các lĩnh vực khác nữa mà tôi không có vinh dự kết bạn như ca sĩ, người mẫu, diễn viên, doanh nhân… Tôi thầm nể phục hắn, dù không biết thực sự hắn làm nghề gì (trong profile hắn không nói), chỉ biết rằng quen biết với nhiều người nhiều giới như vậy nếu không phải là người đa tài, đa năng thì cũng là kẻ được mọi người trọng vọng.

8 thg 6, 2014

Bà Đen

Đi núi Bà Đen ở Tây Ninh là đi du lịch sinh thái, du lịch leo núi. Nhưng núi Bà Đen thu hút nhiều khách du lịch không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch tâm linh: đi chùa trên núi Bà Đen, hay là đi chùa Bà Đen. Lễ hội chùa núi Bà Đen đã được Tổng cục Du lịch xác nhận là một trong ba lễ hội tín ngưỡng thu hút đông khách nhất Việt Nam (2 lễ hội còn lại là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc và lễ hội chùa Bà ở Bình Dương).

Trên núi Bà Đen có nhiều chùa, nhưng ngôi chùa chính được gọi là chùa Bà Đen có tên chính thức là Linh Sơn Tiên Thạch (còn gọi là chùa Thượng). Giống như miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc hay chùa Bà Bình Dương, người ta đến viếng chùa đông vì tin vào sự linh thiêng của chùa.


Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà Đen). Ảnh: Võ văn Tường


5 thg 6, 2014

Đếm thời gian...


Một năm

Chỉ chừng một năm trôi,
là quên lời trăn trối, ai nuối thương tình đôi.
Chỉ chừng một năm thôi.
Chỉ cần một năm qua,
là phai mờ hương cũ, hoa úa trong lòng ta.


Hai năm

Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau
Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao
Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau.


Ba năm

Ôi ba năm qua rồi
Lòng chưa nguôi gió bão
Người xa xôi phương nào
Người oán trách gì không?


Năm năm

Năm năm rồi không gập, từ khi em lấy chồng.
Bao kỷ niệm chôn kín, dường như đã lãng quên
Năm năm rồi trở lại , một màu tang ngút trời
Thương người em năm cũ, thương góa phụ bên sông...!


Mười năm

Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên
Như mưa bay đi một trời thương nhớ
Em ơi bên kia có còn mắt buồn


Và muôn đời

Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi
Nhớ nhau muôn đời mà thôi!


Thôi, muôn đời đã là vô cùng vô tận...
Không đếm thời gian nữa mà chi.


Hẹn nhau một kiếp xa xôi
Nhớ nhau muôn đời mà thôi!

Phạm Hoài Nhân

Ghi chú: Như tựa bài là "Đếm thời gian...", bài này viết khi ngồi buồn đếm từng năm trôi, qua những lời ca. 1 năm, 2 năm,... 5 năm, 10 năm rồi lướt tới muôn đời luôn (và tới đó thì... hết buồn). Như góp ý của nhiều bạn, có thể đếm tiếp tới 20 năm (20 năm, cuộc mộng dở dang, khắc sâu bóng nàng), 60 năm (Em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời), trăm năm (Người từ trăm năm, về qua sông rộng), ngàn năm (Ngàn năm thương hoài một bóng hình ai)... Hi hi, xin dành cho các bạn đếm, đếm miệt mài cho đến khi... hết buồn!

3 thg 6, 2014

Bi kịch mặt trời

Đại bàng rũ cánh


Tuổi 18, người ta có nhiều ước mơ, vẫy vùng và cháy bỏng.

Tôi may mắn vào đại học để theo đuổi những ước mơ của mình.

Bạn tôi, tốt nghiệp phổ thông xong là lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự. Những ước mơ cháy bỏng vẫy vùng tạm gác lại để đến những cánh rừng biên giới. Mỗi lần về phép, anh kể cho tôi nghe nỗi cô đơn của kiếp sống bộ đội, và một khái niệm mà anh gọi là “Đại bàng rũ cánh”. Rũ cánh là không bay được nữa, là đứng bơ vơ trên mỏm đá, là nhìn thấy bầu trời xanh bao la lồng lộng, nhưng không thể nào sãi cánh lao vào không trung được nữa... Cô độc và tiếc nuối.