29 thg 12, 2019

Về Xuân Lộc thăm núi Chứa Chan

1.
Tuổi nhỏ của tui ở Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Long Khánh chớ không phải thành phố Long Khánh như bây giờ. Và quận Xuân Lộc bao gồm cả Long Khánh và Xuân Lộc của ngày nay. Quê hương trong tui ngày thơ ấu như vậy đó.

Hồi nhỏ ham đọc sách, thấy người ta tả cảnh núi non hùng vĩ, dòng sông uốn quanh mà thích. Nhìn lại quê mình, không có con sông nào hết. Sông La Ngà ở Định Quán ngày đó cũng thuộc tỉnh Long Khánh nhưng đối với đứa nhỏ không được đi đâu xa như tui thì sông chỉ có trong tưởng tượng.

May thay, Xuân Lộc còn có núi, núi Chứa Chan. Núi Chứa Chan là thứ duy nhất trong sông núi hữu tình để tui tự hào và... làm thơ về quê hương của mình.

Hồi đó, trên đường tui đi học về mỗi ngày, núi Chứa Chan lững lờ mây trắng ở trước mặt. Đường về nhà là hướng từ bịnh viện (quốc lộ 1) về phía Tòa Hành chánh tỉnh. Thấy núi trước mắt thôi, chớ cũng cách xa tới 20 cây số. Nhưng nhiêu đó đủ để thằng nhóc mơ mộng làm thơ.


11 thg 12, 2019

Mộ của vua voi

Buôn Đôn và Bản Đôn

Ở cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây là một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, gọi là Buôn Đôn. Nơi này xưa kia là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, nhưng sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng M'Nông và Ê đê, nghĩa là làng Ðảo, vì  được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. 



6 thg 12, 2019

Tản mạn về danh xưng của vua săn voi

Nếu các bạn có quan tâm đến vùng đất Buôn Ma Thuột thì chắc thế nào cũng nghe nói đến những ông vua săn voi. Tui may mắn hơn một chút, vì đã từng có dịp... ôm một trong những ông vua đó!


Ama Kông, người săn voi nổi tiếng cuối cùng. Ông qua đời năm 2012. (Có cần chú thích thêm rằng Ama Kông là người ngồi để khỏi nhầm lẫn hông ta?)

1 thg 12, 2019

Người lịch sự không chê, không chửi

Các bạn có thấy là trên Facebook người ta chê bai, chửi bới tùm lum, tèm lem hông? Thiệt là... mất vệ sinh quá đỗi! Tui, Hai Ẩu, chủ trương mình là người lịch sự, quyết không nhả những lời cóc nhái dù trên Facebook hay ngoài đời thực. Để tui minh họa bằng hai thí dụ cho các bạn hình dung thế nào là người lịch sự nhe.

Người lịch sự không chê!



20 thg 11, 2019

Chùa Đèn cầy, có 3 ngôi chùa Đèn cầy

1. Chùa Đèn cầy ở Sóc Trăng

Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).

Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.


Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2002

12 thg 11, 2019

Hai ngôi tháp cổ ở chùa Quốc Ân Kim Cang

Phật tử, du khách ngày nay có thể đến viếng thăm ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang - một ngôi chùa đã từng được khai sơn hơn 300 năm trước - tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tuy nhiên đó là ngôi chùa mới được xây dựng lại cách đây 10 năm trên nền chùa cũ, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ năm 1946. Di tích quan trọng nhất ở đây chính là ngôi tháp mộ của Tổ sư Nguyên Thiều, vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong.


Tháp mộ Tổ sư Nguyên Thiều

Xưa kia ngôi chùa này gọi là Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Đồng Nai, tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Ngày nay chùa thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo lời kể của trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Đức (là đệ tử của vị trụ trì Tổ đình Quốc Ân Kim Cang thời điểm 1946) và các bô lão ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại thì người dân nơi đây vẫn thường gọi đây là “Chùa Tháp” vì chùa này có ngôi tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang.

Chính nhờ ngôi tháp này mà sau nhiều năm quên lãng, người ta mới xác định lại được vị trí ngôi Tổ đình. Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Thông tin về 2 ngôi tháp cổ như sau (ghi lại theo bài viết của Pháp Tuệ, trên báo Giác Ngộ online ngày 14/11/2008):

11 thg 11, 2019

Chuyện về ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang

Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1728) là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Ngài là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Sau vài thập kỷ hoằng hóa ở Bình Định và Thuận Hóa, Ngài cùng một số đệ tử vượt núi băng ngàn vào phương Nam, dừng chân tại vùng đất Đồng Nai. Tại đây, vào cuối thế kỷ 17, Ngài cùng các đệ tử là Ngài Minh Vật Nhất Tri kiến lập ngôi tổ đình Quốc Ân Kim Cang, Ngài Thành Nhạc khai sơn chùa Long Thiền, Ngài Thành Đẳng khai sơn chùa Đại Giác, Ngài Thành Ý khai sơn chùa Bửu Phong. Ngày nay, các ngôi Long Thiền, Đại Giác, Bửu Phong vẫn tồn tại ở Biên Hòa, Đồng Nai và là những ngôi cổ tự danh tiếng. Thế nhưng ngôi Tổ đình Kim Cang ở đâu?

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang hiện ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, cách trung tâm TP Biên Hòa khoảng 12 km. Đây là ngôi Tổ đình:

7 thg 11, 2019

Tơ hồng ai bán, ai mua?

Đi chợ đêm Phú Quốc vui lắm! Ngoài chuyện bán đủ thứ đồ ăn và hàng hóa lưu niệm, các xe đẩy bán quà vặt tạo nên những hoạt cảnh sinh động, vui mắt. 

Kẹo tơ hồng/kẹo chỉ

Thí dụ như một món mà họ gọi là kem cuộn Thái Lan. Không chỉ bán kem, người bán còn... biểu diễn múa dao. Âm thanh băm gõ cạch cạch đều đặn tạo sự chú ý. Tui hỏi con tui đang cùng đi: Gõ chi vậy? Trả lời: họ băm cho kem tán đều ra để dễ cuộn lại. Hỏi: Sao con biết? Trả lời: Ở Sài Gòn cũng có mà ba!

5 thg 11, 2019

Mê Linh biệt khúc và Mưa lạnh trên đèo

Trong vở cải lương nổi tiếng Tiếng trống Mê Linh có một đoạn ca diễn mà hầu như ai cũng biết, được đặt tên thành một khúc ca riêng. Đó là Mê Linh biệt khúc, lớp ca diễn giữa Trưng Trắc (Thanh Nga) và Thi Sách (Thanh Sang).




MÊ LINH BIỆT KHÚC


(Trưng Trắc) Trong giây phút chia tay, 
Tim nguyện ghi lời thề. 

(Thi Sách) Tuy xa nhau muôn dặm dài, 
Nhưng có nhau kề vai trong chinh chiến, 
Dẫu muôn đắng cay chi sờn 

(Trưng Trắc) Bầu trời Nam u tối. 
Quân thù gieo bạo tàn. 
Ta vui riêng đâu đành lòng. 
Đem máu xương cùng muôn dân son sắt 
Nhớ nhau chớ quên câu thề. 

(Thi Sách) Đêm nay có xa nhau 
Cho ngày mai ta lại gần.

(Trưng Trắc) Ôi trăng sao trên bầu trời, 
Như sáng soi đường ra biên ải 
Có em dõi theo chân chàng. 

(Thi Sách) Kìa hồn thiêng sông núi!
Nghe từ xa vọng về.
Ta chung lo ngăn giặc thù.
Mai mốt đây nhìn non sông tươi thắm.
Ngày về vinh quang!


4 thg 11, 2019

Đường chiều sơn cước

Nhạc sĩ Lê Dinh có một loạt bài hát  lấy bối cảnh là miền cao nguyên, sáng tác vào khoảng giữa thập niên 196x. Đó là những bài hát ông sáng tác riêng một mình, như: Mưa lạnh trên đèo, Chiều lên bản Thượng, Thương về xứ Thượng, Nỗi buồn Châu Pha... Và những bài viết chung với Minh Kỳ, như: Đường chiều sơn cước, Người em xứ Thượng, Tiếng hát Mường Luông... Hầu hết những bài này đều được yêu thích, trong đó phổ biến nhất có lẽ là Chiều lên bản Thượng Nỗi buồn Châu Pha

Bộ ba nhạc sĩ Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng, thường sáng tác chung với nhau và dùng nghệ danh Lê Minh Bằng

31 thg 10, 2019

Sầu xĩ phãng

Đừng nghĩ Sầu xĩ phãng là nhạc Hoa nhé. Nó là nhạc tiếng Tây Ban Nha, nhưng phổ biến hơn ở Việt Nam với lời tiếng Pháp, qua tựa đề là Qui sait, qui sait, qui sait. 

Đây là một ca khúc boléro do nhạc sĩ Cuba Osvaldo Farrés sáng tác năm 1947 bằng tiếng Tây Ban Nha với tựa đề "Quizás, quizás, quizás" ("Có lẽ, có lẽ, có lẽ"). Bài hát nhanh chóng nổi tiếng và được đặt lời bằng hàng chục thứ tiếng khác nhau, trong đó có tiếng Việt. 
Lời tiếng Anh có tựa đề "Perhaps, perhaps, perhaps" do Joe Davis đặt, lời tiếng Pháp có tựa đề "Qui sait, qui sait, qui sait" do Jacques Larue đặt. Ở Việt Nam, ca khúc được Minh Trang - vợ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước - đặt lời tiếng Việt dưới nhan đề "Sầu dĩ vãng". Hai ca sĩ trình bày là Quỳnh Giao (con của cô Minh Trang)Thái Thanh.

Ca sĩ Minh Trang (giữa) cùng con trai Bửu Minh và con gái Đoan Trang (tức ca sĩ Quỳnh Giao)

22 thg 10, 2019

Nhạn đậu cành sung, anh giương cung bắn nhạn...

Nhạn đậu cành sung, anh giương cung bắn nhạn
Con nhạn lụy rồi, anh biết làm bạn với ai?

(hoặc Nhạn thác đi rồi, anh biết làm bạn với ai?)

Hồi nhỏ, tui nghe má tui hát ru như vậy. Lời ru buồn buồn, mang vẻ tiếc nuối vì một sự lỡ lầm nào đó. Tui nghe, chìm đắm trong lời ru của má và nhớ hoài giai điệu da diết ấy, mặc dù... không hiểu gì hết! Anh là ai? Sao lại bắn con nhạn? Sao nhạn lại đậu cành sung?



Rồi hơn nửa thế kỷ trôi qua, má tui đã qua đời, dĩ vãng đã trôi xa thật là xa. Bây giờ không còn nghe hát ru nữa, người ta dỗ trẻ bằng cách... mở YouTube. Đôi khi trong tiềm thức tui nhớ lại câu hát ngày nào, thương nhớ khôn nguôi, nhưng dù đã là một ông già tui... vẫn chưa hiểu câu ca trên muốn nhắn nhủ điều gì.

Rồi tui tình cờ đọc một truyện ngắn của nhà văn Trang Thế Hy, kể về một người nữ nghệ sĩ nghèo tên Hai Nhạn, ở kết truyện ông đặt lại câu hỏi giống như tui hồi nào:

Nhạn là con chim gì? Con nhạn lụy rồi, anh làm bạn với ai? Tâm trạng của nhà thơ dân gian nào hồi xưa mượn cái khủng khiếp của sự cô đơn để răn đe kẻ giương cung bắn nhạn là tâm trạng gì, yêu mến cô đơn hay sợ hãi cô đơn?

Rồi ông mượn một tiếng nói từ cõi hư vô để trả lời cho chính mình:

Ông già lẩm cẩm, đừng đòi hỏi lời thuyết minh thỏa mãn cho tất cả mọi câu đố của cuộc sống, nhứt là những câu đố về cái dẹp. Có những cái đẹp chỉ đẹp khi ta nhìn nó qua lớp sương mù của sự mơ hồ. Như con nhạn của ông chẳng hạn.

Câu trả lời mà không trả lời này dường như đã làm tui chợt hiểu. Và tui tiếp tục chiêm nghiệm cái triết lý của ông về sự hạnh phúc:

Gặp hạnh phúc là người nào trong tuổi già vẫn còn giữ được nguyên vẹn tình yêu của mình đối với cái gì mình đã yêu thương từ thuở ấu thơ. Niềm hạnh phúc đó, đương nhiên là phải được trả giá bằng rất nhiều đau khổ.


Phạm Hoài Nhân

20 thg 10, 2019

Thế nào là một bài thơ "hay đến chết người"?

Mỗi khi nghĩ tới Phụ nữ Việt Nam, tôi lại nghĩ tới Trưng Nữ Vương. Mỗi khi nghĩ tới Trưng Nữ Vương, tôi lại nhớ tới bài thơ cùng tên của nữ sĩ Ngân Giang. Một tuyệt tác thơ ca của Việt Nam.


11 thg 10, 2019

Tờ thư bí mật

Thi sĩ Bùi Giáng có thời gian cư ngụ ở Biên Hòa. Ở trong nhà thương điên á! Bởi vì ông điên mà, nên nhà thương điên Biên Hòa mới có diễm phúc là nơi ăn chốn ở của ông.


Trong thời gian cư ngụ tại đây, tất nhiên là ông có làm thơ. Dưới đây là một bài thơ của ông người ta còn giữ lại được.

8 thg 10, 2019

Tui là ai? Ai là tui?

Ba má tui có 2 người con song sinh. Đó chính là tui và một người nữa, là anh tui.

Vì là 2 người sinh đôi nên tui và anh tui giống nhau như 2 giọt nước - không hề có một dấu hiệu nào để phân biệt. 

Ngày nọ biến cố xảy ra.

Một trong 2 người chết. Cái chết bí ẩn.

Người ta xôn xao mời các chuyên gia, các thám tử đại tài đến để điều tra nguyên nhân cái chết. Bó tay! Bí ẩn vẫn hoàn bí ẩn!

Và còn một điều cực kỳ bí ẩn nữa, đó là: Ai chết? Tui hay anh tui?


28 thg 9, 2019

Thung lũng xanh, những giai nhân và những anh hùng

Phố núi, nhưng không phải Pleiku

Không biết từ bao giờ, hể nói tới phố núi người ta lại nghĩ ngay tới Pleiku, trong khi chỉ cần phố ấy ở vùng cao thôi là đủ gọi phố núi rồi, đâu cứ gì phải là Pleiku (như phố núi Đà Lạt, phố núi Hà Giang...).

Tui nghĩ Vũ Hữu Định và Phạm Duy chính là thủ phạm khiến cho hai chữ phố núi kết liền với Pleiku khi hai ông kẻ tung người hứng tạo nên tuyệt phẩm Còn chút gì để nhớ (mà trên thực tế là còn quá chừng để nhớ): 


Phố núi cao, phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh, trời thấp thật buồn

Từ đó, gần như là nghe phố núi thì người ta nghĩ tới Pleiku, và ngược lại.

Đèo An Khê

26 thg 9, 2019

Pleiku, thành phố sương mù

Hỏi nhạc phẩm nào nói về Pleiku gây nhiều cảm xúc nhất với những người sống ở miền Nam từ trước 1975 thì trong 10 người chắc tới 9 người rưỡi nhắc đến Còn chút gì để nhớ, thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.

Từ ấy đến nay đã qua gần nửa thế kỷ (tác phẩm ra đời năm 1970), đã có những ca khúc nói về phố núi khác ra đời, trong đó có những ca khúc rất được ưa chuộng (là nói thế hệ sau này, còn thế hệ trước đã bị Còn chút gì để nhớ "bỏ bùa" rồi!). 




22 thg 9, 2019

Ngày xưa, có một mạng xã hội tên là...

Các cháu hãy nghe bà Tám kể chuyện đây. Hồi xửa hồi xưa, có một mạng xã hội tên là Google+


Google+ ra đời vào tháng 6/2011, khi ấy Facebook đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới với 750 triệu người dùng. Nhằm nhò gì, Google chắc cú rằng sản phẩm Google+ của mình sẽ qua mặt Facebook vì nhiều lý do:
  • Google có nhiều sản phẩm đang chiếm ưu thế trên thị trường như Google Tìm kiếm, Google Mail… Thông qua những sản phẩm này Google dễ dàng giới thiệu Google+ đến khách hàng.
  • Google+ dùng chung tài khoản với các sản phẩm Google khác (như Gmail hay Google tìm kiếm), do đó người dùng dễ dàng đăng ký làm thành viên Google+
  • Nền tảng kỹ thuật của Google quá mạnh để xây dựng nên các tính năng cho Google+

21 thg 9, 2019

Đời còn tươi như hoa mới nở sớm mai, sáng ngời

Hàng năm, cứ vào dạo này, người ta lại thi nhau hát

Mùa thu rồi, ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...

Ấy, đó là nói tình hình sau 1975. Nhưng mà trước 1975, trong Nam tụi tui đã từng hát một bài giống như vậy rồi. Mọi người nhớ hông? Bài đó như vầy:

Một mùa thu năm xưa Cách mạng tiến ra đất Việt
Bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng...

Chưa nhớ, hoặc chưa biết thì coi/nghe clip này sẽ biết, héng




13 thg 9, 2019

Thu khói lửa - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba

Nguyễn Hữu Ba (1914 - 1997) là một nhạc sĩ tài ba, nổi tiếng. Ông được tôn xưng là nhạc sư. Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 – 1961) đã có lời thơ ca ngợi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba như sau:

Con chim hoàng anh đậu cành dương liễu
Con chim hoàng điểu đậu cánh mai hoa

Giữa xuân kinh có Viện Tỳ Bà
Nhạc sư có Nguyễn Hữu Ba nước mình.


Tuy vậy, những công trình nổi tiếng của ông là những nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, còn các sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba đa phần là trước năm 1950, lúc đó tui... chưa sinh ra. Vì vậy một người ngoại đạo về âm nhạc như tui hầu như không biết về ông.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (1914 - 1997)

12 thg 9, 2019

Phạm Duy, dân ca Jarai và... nhạc chiêu hồi

Tập Dân ca là một tuyển tập dân ca Việt Nam và quốc tế, do Phạm Duy chọn lọc, phát hành năm 1966. Ngoài những bài dân ca do ông sưu tập và biên soạn lời mới còn có những bài hát của chính ông, mang âm hưởng dân ca, như: Quê nghèo, Gánh lúa, Bà mẹ quê... Như nhiều bài hát của Phạm Duy, hầu hết những bài hát này nhanh chóng phổ biến rộng rãi.


Bìa tập Dân ca do Phạm Duy sưu tập, phát hành năm 1966

Trong tuyển tập này có 3 bài dân ca Jarai và hồi nhỏ tui được biết và được dạy hát cả 3 bài. Có lẽ nhiều bạn miền Nam cùng thời cũng vậy. Đó lần lượt là các bài dân ca Một mẹ trăm con, Chiêng trống cồng Anh mau về.

11 thg 9, 2019

Trồng hường bẻ lá che hường

Có lẽ các bạn có tuổi thơ ở miền Nam đều đã từng nghe câu ca dao hát ru này:

Trồng hường phải khéo che hường
Nắng che mưa đậy, cho hường trổ bông

Trồng hường bẻ lá che hường
Nắng che mưa đậy, cho hường trổ bông

Mà nếu chưa nghe hát ru, chắc cũng từng nghe bài dân ca Lý che hường bắt nguồn từ những câu ca dao này. Phạm Duy đã sưu tầm và biên tập lại chút ít, in trong tập Dân ca, phát hành năm 1966.



4 thg 9, 2019

Bước xuống đời

Bước xuống đời, nhẹ nhàng anh bước xuống đời
Vào cuộc chơi, đen trắng rủi may
Vào cuộc chơi, mang nặng phận người
Đường lợi danh, trăm nẻo buồn tênh

18 thg 7, 2019

Bỗng nhớ chuyện ngày xưa

Hôm nay, tình cờ đọc trên báo Tuổi trẻ mẩu tin "Đôi bạn thủ khoa chung lớp ở một trường làng" bỗng nhớ chuyện 42 năm trước.


Câu chuyện trên báo Tuổi trẻ kể về 2 bạn nhỏ đậu thủ khoa kỳ thi TNPT của tỉnh Quảng Ngãi năm 2019 lại là 2 học sinh cùng lớp ở một ngôi trường làng thuộc huyện Mộ Đức.

Gọi là bỗng nhớ, bởi vì chỉ cần sửa lại nội dung trên thành tỉnh Đồng Nai năm 1977 huyện Long Khánh là sẽ trở thành câu chuyện của tui và người bạn thân - chỉ có điều bạn tui là bạn trai chớ hông phải bạn gái như câu chuyện trên. Anh tên Trần Thế Hiệp.

15 thg 7, 2019

Phiêu linh (feeling) trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát

Giới du lịch thường nhắc đến ga Đà Lạt như là nhà ga độc đáo với nhiều kỷ lục: 
  • Nhà ga cao nhất
  • Nhà ga cổ nhất (cùng với ga Hải Phòng)
  • Đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất (chỉ có ở Đà Lạt)
  • Nhà ga độc đáo nhất và đẹp nhất
và khẳng định rằng đây là điểm phải đến khi du khách đặt chân tới Đà Lạt. Đúng vậy rồi, khung cảnh nơi đây quá độc đáo, kết hợp giữa nét đẹp cao nguyên của Đà Lạt và những đầu máy, toa xe cổ kính là chỗ để ta có những bức ảnh thật ấn tượng. Đây còn là nhà cổ, bên trong nhà ga còn duy trì các phòng bán vé, phòng làm việc, sảnh chờ... theo đúng kiến trúc ngày xưa.

Ga Đà Lạt

8 thg 7, 2019

Dấu tích người xưa (tìm về Ao Dinh và Đám lá tối trời)

Cuộc đời chiến đấu của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định gắn liền với đất Gò Công. Vì vậy, người dân nơi đây kính yêu và tôn thờ ông hơn nơi nào hết. Đặc biệt, tại huyện Gò Công Đông có một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm: Đám lá tối trời (bản doanh của nghĩa quân), Di tích Ao Dinh (nơi ông hy sinh), Đền thờ Trương Định (nơi người dân thờ ông).

Đám lá tối trời nguyên là rừng dừa nước mênh mông rậm rạp thuộc làng Gia Thuận, Gò Công (nay là xã Gia Thuận, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), bước vào rừng dừa này sẽ không thấy ánh mặt trời vì lá dừa nước che khuất. Nghĩa quân Trương Định đã chọn vị trí hiểm yếu này làm căn cứ địa của mình. Cuộc kháng chiến thất bại, nhưng nơi này được ghi nhận là Di tích Lịch sử, ghi dấu trang sử chiến đấu hào hùng của dân tộc. Tiếc thay, mặc dù là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nhưng theo nhu cầu phát triển kinh tế, rừng dừa nước đã bị san phẳng, nơi này biến thành Khu công nghiệp Gia Thuận. Đành thôi, biết làm sao được!


Ao Dinh Đền thờ Trương Định thì vẫn còn. 

7 thg 7, 2019

Có một ngôi đình và có những cái cây

Ngôi đình tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tên đình gọi theo tên xã là đình Tân Đông, nhưng người dân cũng gọi theo tên ấp là đình Gò Táo. Nằm ở nơi thôn xóm khá vắng vẻ, lại không phải là ngôi đình có giá trị kiến trúc hay giá trị lịch sử lớn nên dù ngôi đình tồn tại đã lâu mà ngoài dân địa phương hầu như không ai biết đến.

Sau năm 1975, ngôi đình đã hoang vắng lại càng trở nên hoang phế, kết cấu hư hỏng dần. Thế rồi cách đây khoảng 30 - 40 năm, xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người gỡ về làm cảnh, người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói khỏi mục nát và xuống cấp theo thời gian.




6 thg 7, 2019

Tặng anh một trái dừa non

Có những bài hát ta nghe từ thuở nào và thỉnh thoảng những giai điệu quen thuộc lại vọng về từ ký ức. Biết là quen nhưng chẳng thể nhớ được nhiều và cũng chẳng nhớ tựa là gì. Có một bài hát như thế mà tui chỉ nhớ kỹ được hai câu như sau:

Tặng anh, tặng anh một trái dừa non
Để anh để anh uống nước mát thơm


Hì hà hì hục tìm trên Google suốt cũng không tìm thấy bài này. May nhờ có anh bạn quý biết, tìm được và gởi cho đường link YouTube sau đây. 




29 thg 6, 2019

Tên đường nào ngắn nhất Việt Nam?

Lưu ý câu hỏi nhé: Tên đường nào ngắn nhất? chớ không phải Con đường nào ngắn nhất? Ý nói là tên đường nào có ít chữ cái nhất?

Ở đây ta không kể các tên đường bằng con số, vì kể như vậy thì nhiều lắm. Đặc biệt là tên đường ngắn nhất lại là con đường dài nhất. Đó là Quốc lộ 1, tên đường thì chỉ có mỗi con số 1 thôi mà dài tới 2.301 km! Cũng không kể luôn các tên đường bằng ký hiệu, như D1, D2, N1, N2... vì những tên đường này thì vô số mà không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Tóm lại là chỉ xét những đường mang tên người hay sự kiện mà thôi.

Ở Biên Hòa có con đường mang tân Lê A (Lê A là một chiến sĩ du kích, hy sinh ở Long Khánh, Đồng Nai năm 1972 khi 19 tuổi). Tính ra là có 3 chữ cái L, E, A - chắc cũng thuộc loại ngắn nhứt Việt Nam. Nhưng xét cho kỹ thì tên đường này có 4 ký tự L, E, dấu cách, A. Như vậy vẫn dài hơn một tên đường khác chỉ có 3 ký tự thôi. Đó là đường WỪU.

Đường Wừu là một trong những con đường sầm uất ờ Pleiku. Trong ảnh là Trung tâm Hội nghị tiệc cưới trên đường Wừu.

19 thg 6, 2019

Những bài du ca xuất phát từ Long Khánh

Thuở tui còn là học sinh Trung học ở Long Khánh, những bài hát du ca của nhạc sĩ Bùi Công Thuấn đã được phổ biến rất rộng rãi, được hát rất nhiều trong những buổi sinh hoạt tập thể. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng của cả nước, nhưng nổi tiếng nhất là ở Long Khánh, vì ông sống nơi này. Thuở ấy, tụi tui kêu ông là anh, thầy chớ ít kêu ông Bùi Công Thuấn. Kêu anh, vì em gái của ông học chung trường, ngang lớp với tụi tui. Kêu thầy, vì ông dạy học ở Long Khánh (nhưng không có dạy tui).

Nhạc của ông, ngoài việc được hát trong các phong trào, còn được phát trên truyền hình. Đặc biệt là trong những ngày cuối cùng của chính quyền VNCH, 2 bài hát của ông được phát thường xuyên trên đài truyền hình Sài Gòn, là bài Đến với quê hương tôi và Quê hương ta hôm nay khai hội.

Tình đêm liên hoan



Hồi xưa, khoảng một chín sáu mấy, ba tui thỉnh thoảng đánh đờn và hát bài này, nói rằng hồi xưa nữa ông hát nó trong liên hoan văn nghệ ở lớp.

Tui nghe và thích lắm, nghĩ rằng bài Tình đêm liên hoan ở thời của ba tui cũng giống như bài Bài ca tạm biệt ở thời của tui (Gặp nhau đây, rồi chia tay. Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây...), được hát chia tay trong những buổi sinh hoạt tập thể.

4 thg 6, 2019

Hương đồng gió nội bay đi

Vậy là Long Khánh đã chính thức lên thành phố từ ngày 1/6/2019.

Thành phố Long Khánh 2019. Ảnh: Báo Đồng Nai

Nhớ ngày xưa, khi tôi sinh ra và lớn lên nơi đây thì đây là một tỉnh: Tỉnh Long Khánh. Nơi tôi ở là quận Xuân Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh

28 thg 5, 2019

Cảm tác ngày mưa

Đây là một thiên trường ca của nhà thi sĩ, được sáng tác ở ký túc xá sinh viên vào một ngày mưa rả rích năm một ngàn chín trăm hồi đó...



17 thg 5, 2019

Dạ lý hương

Dạ lý hương là một loài hoa mà nghe cái tên thôi đã thấy lãng đãng phiêu bồng. Hoa dạ lý hương không rực rỡ thắm tươi, chỉ là những chùm hoa trắng nhỏ li ti nhưng nhìn xa từng chùm hoa như vậy rất thanh khiết, đáng yêu. Thế nhưng đặc sắc nhất chính là hương hoa, mùi hương chỉ tỏa về đêm, đúng như cái tên dạ lý hương cuả nó. Người yêu hoa đã viết về hương hoa dạ lý như sau:

Hương thơm của dạ lý hương đặc biệt quyến rũ mê hoặc lòng người. Đó là một mùi hương kì lạ, vừa thực vừa ảo, có lúc xa nhưng đôi khi lại gần kề. Hương thơm của dạ lý hương về đem sẽ len lỏi trong gió, dịu dàng, khi thoảng thoảng quấn quýt, lúc lại ào ạt mạnh mẽ.


15 thg 5, 2019

Cây chôm chôm ba trồng

Ba cất được nhà vào năm 1966. Năm đó ba 30 tuổi. Trên mảnh đất hơn trăm mét vuông (ngang 6 dài 20) ngôi nhà nho nhỏ nằm ở giữa, phía trước và sau là sân, trồng cây. Sân trước là hoa kiểng và một hai cây lớn. Sân sau là rau và một cây lớn.

Sát cổng là cây dạ lý hương. Như tên của nó, cây này tỏa hương thơm ngát vào ban đêm. Ở vị trí gần như giữa chiều dài của sân, nằm bên phải từ ngoài cổng bước vô là cây chôm chôm. Việc trồng cây chôm chôm trước sân nhà có vẻ không bình thường lắm, nhưng không có gì lạ. Vì Long Khánh là xứ chôm chôm mà. Có thể hiểu rằng ba cần một cây có bóng mát trước sân và xin được cây chôm chôm giống của một người bạn. Thế là trồng cho cái tổ ấm mới của mình thôi! Cây lớn ở sau nhà là cây ổi.


Gia đình bên cây chôm chôm năm 1989

14 thg 5, 2019

Rau gì biết bay?

Rau gì biết bay?

Dễ ợt! Rau tàu bay!

Ảnh: Wikimedia

13 thg 5, 2019

Hoa Phượng, đâu chỉ là mùa hè

Nhắc đến mùa hè, người ta nghĩ tới hoa phượng. Nhắc đến hoa phượng, người ta nghĩ tới... Hà Triều. Hà Triều - Hoa Phượng chắc là cặp soạn giả nổi tiếng nhứt của sân khấu cải lương miền Nam trước 1975 (và như vậy cũng tương đương với nhứt Việt Nam từ xưa tới nay).

Lúc hai ông bắt đầu nổi tiếng với vở tuồng cải lương Khi hoa anh đào nở (1957) thì tui vẫn chưa sinh ra đời. Thế nhưng ngay từ lúc còn nhỏ chưa biết đánh giá tuồng tích hay dở ra sao, tui đã mặc nhiên hiểu như vầy: tuồng cải lương nào ghi tên soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng thì là tuồng cải lương hay - và ngược lại - tuồng cải lương nào hay thì chắc hẳn soạn giả phải là Hà Triều - Hoa Phượng. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì thời đó rất nhiều vở tuồng nổi tiếng mang tên hai ông, như: Khi hoa anh đào nở, Nửa đời hương phấn, Tấm lòng của biển, Mưa rừng, Thái hậu Dương Vân Nga, Tần nương thất, Đường gươm Nguyên Bá...


Quang cảnh Núi Sập, quê hương của soạn giả Hoa Phượng

8 thg 5, 2019

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Đường xưa lối cũ
Có bóng tre
Bóng tre che thôn nghèo...

Bước qua cổng Làng tre Phú An, bạn sẽ đi vào một con đường rợp bóng tre. Nếu bạn là người từ lâu xa quê hương, và lúc ấy nước mắt chợt rưng rưng nhớ đến những lời ca tha thiết của bài Đường xưa lối cũ như trên, thì hãy cứ để lòng mình tuôn trào cảm xúc vì có mấy khi bạn được ôm ấp bên lũy tre xanh làng quê như vậy đâu!



7 thg 5, 2019

Tre xanh xanh tự bao giờ

Tôi đến Làng tre Phú An 2 lần, cách nhau đúng 10 năm. Lần thứ nhất vào tháng 8/2008, khi khu du lịch sinh thái làng tre Phú An mới chính thức mở cửa và phục vụ du khách được 4 tháng. Lần thứ hai vào ngày cuối cùng của năm 2018.

Lý do thôi thúc tôi đến Làng tre Phú An lần đầu là bởi câu chuyện có phần như... cổ tích của người lập ra nó: Tiến sĩ Diệp thị Mỹ Hạnh. Đáng tiếc là cả 2 lần đến đây tôi đều không có dịp gặp người phụ nữ đáng kính này.

4 thg 5, 2019

Ngày xưa còn bé bỏng, cắp sách đến trường học...

Tui thường nhận thấy và tự hỏi: Không hiểu vì sao khi trò chuyện với những đàn anh chỉ lớn hơn tui chừng hai, ba tuổi lại cảm thấy họ có trình độ hiểu biết và nhận thức về xã hội, về văn hóa... cao hơn hẳn mình. Thắc mắc là bởi 2 tuổi không hề là con số đáng kể khi người ta đã vài chục tuổi và càng không đáng kể khi người ta đã sang tuổi sáu mươi. Nếu xét về học vấn thì có thể tự kiêu một chút mà nói rằng tui không hề thua kém các anh ấy, thậm chí là... hơn. Bởi vì tui đã tốt  nghiệp đại học đàng hoàng và khi đi học năm nào cũng là học sinh xuất sắc. Vậy thì tại sao?


30 thg 4, 2019

Ru em tròn giấc ngủ

Mặc Thế Nhân là một nhạc sĩ có có rất nhiều bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích. Có lẽ bài hát nổi tiếng nhất của ông là Cho vừa lòng em

Thôi rồi ta đã xa nhau,
kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng
Em đường em, anh đường anh
Yêu thương xưa chỉ còn âm thầm...

hoặc là bài Một lần dang dở

Khi mới thương nhau em hay nắm tay dặn dò
Cho dù cuộc đời là bể dâu trái ngang
Ðã thương nhau mình sắt son một lòng
Dẫu khổ thế nào thì tình cũng vẫn không phai.

Thế nhưng với tôi, bài hát của Mặc Thế Nhân mà tôi yêu mến nhất, luôn gợi lên nỗi niềm khắc khoải xa xăm, buồn diệu vợi và luôn trôi dài trên dòng ký ức là bài Ru em tròn giấc ngủ.


29 thg 4, 2019

Cho tôi xin em như gối mộng

Mộng, có nhiều mộng

Trong tiếng Việt, mộng có nhiều nghĩa. Cái nghĩa thường dùng và cũng nên thơ nhất là chữ mộng trong mộng mơ, nó được vận dụng vô trong quá trời thơ, văn, nhạc... 

Ít thơ mộng hơn, mộng là cái mầm mới nhú từ hột, như trong mọc mộng (tương tự nẩy mầm)


Khô khốc theo nghĩa kỹ thuật, mộng là một bộ phận lồi để gắn chặt vào bộ phận lõm, kiểu như mấy ông thợ mộc làm mộng gỗ.

Đáng sợ là mộng trong đau mắt nổi mộng.

Nghĩa cuối cùng thì mâu thuẫn hoàn toàn với nghĩa nên thơ ở trên kia, mộng nghĩa là to béo. Thử so sánh Người tình trong mộng với Người tình bò mộng coi! 

27 thg 4, 2019

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long... tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều. Một ngôi trường nữ sinh khác, nhỏ hơn và ít được biết hơn, là trường Lê văn Duyệt. Người ta nói tại chữ Lê văn Duyệt khó đưa vào nhạc, vào thơ hơn Gia Long hay Trưng Vương chớ cứ nữ sinh là nên thơ, là đáng yêu...


Trường Nữ sinh Gia Long. Ảnh: Hội Ái hữu Cựu Nữ sinh Gia Long Bắc California

Tui thì lại thắc mắc vì chuyện khác. Rằng trường nữ sinh mang tên Trưng Vương thì đúng rồi, nhưng tại sao lại mang tên ông vua (Gia Long) hay ông hoạn quan (Lê văn Duyệt)? Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi ngớ ngẩn, vì đâu nhất thiết trường nữ phải mang tên phụ nữ, miễn đó là một tên danh nhân là được rồi. Ừ, đúng là ngớ ngẩn thiệt, nhưng mà...

26 thg 4, 2019

Đứt chến

Mấy mươi năm trước, phương tiện giải trí chưa có gì nhiều, thậm chí ti vi còn chưa có thì một trong những thú vui của phụ nữ - nhứt là phụ nữ đứng tuổi - là đánh bài tứ sắc. Đàn ông cũng có chơi bài tứ sắc, nhưng ít thôi, chủ yếu là họ đánh cờ tướng, cắt-tê, xập xám...



Giờ nhớ lại, nếu bây giờ giới trẻ nghiện chơi game như thế nào thì thời đó mấy bà ghiền tứ sắc cũng cỡ đó. Tui thời đó không nằm trong tập hợp những người mê bài tứ sắc (không phải phụ nữ, và cũng chưa lớn tuổi) nên không rành đánh bài tứ sắc cũng như không hiểu nổi cái sự ghiền đó, nhưng mà có những từ chuyên dùng trong đánh bài mà các bà hồi đó thường xài, trở thành từ phổ thông luôn mà không cần biết đánh bài vẫn hiểu.