31 thg 8, 2013

Ngôi thánh đường Hồi giáo



Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?

Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).



30 thg 8, 2013

Huyện Châu Thành, chợ Mới, chùa Hang

Huyện Châu Thành, chợ Mới, chùa Hang!

Có lẽ đó là 3 địa danh mà khi được hỏi người nghe sẽ ngớ ra không biết ở đâu. Không phải không biết vì đó là những nơi quá xa lạ mà là vì nó... nhiều quá xá, hổng biết hỏi cái nào!

Phong cảnh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

29 thg 8, 2013

Michael Jackson sang Việt Nam

Mấy hôm nay có chuyện ồn ào về một anh chàng làm nghề hát hỗn láo với một bậc nhạc sĩ lão thành khiến Hai Ẩu buồn tình nhớ năm nào Michael Jackson đến thăm mình, hàn huyên tâm sự. Chuyện này đã được kể trên báo eChip cách đây 5 năm rồi, nay xin kể lại các bạn nghe nhé!


Không phải chỉ mình Michael Jackson, cùng đi với anh còn có Lionel Richie, đồng tác giả cùng Mai-cồ trong bản nhạc bất hủ We are the World, ra đời năm 1985 và còn được ưa chuộng mãi đến tận ngày nay.

Đừng hỏi vì sao thông tin này không được đưa lên báo chí, vì đây là cuộc viếng thăm rất bí mật và riêng tư: Hai anh đến Việt Nam để thăm một người bạn quen rất… dễ thương, đó chính là Hai Ẩu!

Cả ba cùng ngồi tâm sự trong một quán cafe wifi, âm nhạc trong quán đang rên rỉ: "Ta mang bao tội lỗi, người ơi ta đâu còn chi xin hãy tránh xa kiếp đỏ đen…", " Hứa thật nhiều thất hứa thì cũng thật nhiều, nỡ quay lưng đi để người ta khóc…"

26 thg 8, 2013

Bí ẩn cánh cửa sau lưng tượng Phật núi Tà Cú

Tượng Phật nhập Niết bàn trên núi Tà Cú là một bức tượng khổng lồ. Nhìn bức hình dưới đây bạn có thể hình dung ra độ lớn của tượng.



Có một điều bí ẩn là sau lưng bức tượng - chính xác là sau ót - có một cánh cửa, qua đó người lớn bước vô lòng tượng được. Nhưng... cửa đã bị bít lại! Vậy cánh cửa đã từng để làm gì? Tại sao bít? Có gì phía sau cánh cửa đó? Không ai biết cả! Bởi vậy cho nên nhiều truyền thuyết ra đời.

24 thg 8, 2013

Từ Tà Cú đến Trà Cú

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.

Tượng Phật núi Tà Cú. Ảnh: Wikipedia

Công trình tượng Phật nằm trên núi Tà Cú do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chỉ đạo thi công. Điêu khắc gia Trương Đình Ý tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Ông làm giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định một thời gian rồi bỗng từ bỏ phố thị, xuống tóc, khoác áo già lam lên núi Tà Cú để làm công quả xây tượng Phật.


23 thg 8, 2013

Tản mạn Trà Cú

Trà Cú là một huyện nghèo thuộc tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh thì không phải là tỉnh giàu!), cách thành phố Trà Vinh khoảng 35 km.

Trà Cú là huyện có tỷ lệ người Khmer cao nhất tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ người Khmer cao nhất nước). Theo thống kê thì hơn 30% dân số Trà Vinh là người Khmer, và số người Khmer ở Trà Vinh chiếm tới 27,6% người Khmer cả nước. Còn tại Trà Cú tỷ lệ người Khmer trên dân số là... 60%, nghĩa là tại Trà Cú người Khmer đông hơn người Việt!


22 thg 8, 2013

Lý qua cầu

Đầu đông năm 1986, lần đầu tiên trong đời tui ra Hà Nội. Không phải đi bằng máy bay, cũng không phải bằng tàu lửa hay xe khách giường nằm. Đi bằng chiếc xe giống trong hình này nè: xe UAZ (U-Oát)!


Xe U-Oát

Hồi đó mới tốt nghiệp đại học vài năm, mới về làm việc tại công ty Vật tư Đồng Nai ở Biên Hòa được khoảng 3 năm. Chưa từng đi đây đi đó. Hai nơi quen thuộc nhất là Sài Gòn và Long Khánh, Biên Hòa cũng chỉ mới hơi quen. Bởi vậy, đi Hà Nội thiệt là một chuyện ly kỳ hiếm có!

21 thg 8, 2013

Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé!

Thời buổi này, nhiều áng thơ tình tuyệt tác ngày xưa bỗng nhiên trở nên vô nghĩa. Thí dụ như đoạn thơ sau đây của Nguyên Sa:

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím

Cái khoản áo vàng, áo xanh, yêu hoa, mến lá thì giờ này vẫn còn tạm hiểu và chấp nhận được đi. Thế nhưng cái vụ thay mực tím để viết thư tình thì đúng là hổng hiểu! Giờ này ai còn viết thư nữa? Người ta chỉ gởi email thôi! Mà giả dụ như là có viết thư đi nữa cũng có ai xài viết mực đâu mà thay mực? Người ta xài viết bi!

20 thg 8, 2013

Tím cả chiều hoang biền biệt

Vậy là hai năm rồi má đã đi thật xa. Mẹ bỏ con đi, đường xa vạn dặm.

Nhớ ngày nào, chín năm về trước, má của các con tôi đi về nơi biền biệt. Má cùng ba tạm biệt quê nhà Long Khánh đến Biên Hòa sống cùng tôi cho cảnh nhà đỡ cô quạnh. Các con tôi không còn má thì cũng có bà.

Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng Mẹ bay
Như gió, như mây bay qua đời con,
Như gió, như mây bay qua thời gian. 

Ôi Mẹ của tôi...

19 thg 8, 2013

Quê hương tôi - Xèng xèng xèng!

Tôi nghĩ mỗi người chúng ta yêu quê hương không chỉ là... chùm khế ngọt, con đê đầu làng, giếng nước, bờ tre; không chỉ là những mối quan hệ láng giềng, tình cảm thân thuộc, mà còn ít nhiều yêu cả cái tên quê của mình nữa.

Tên quê cũng như tên người, cha ông ta đã ấp ủ bao nhiêu suy tư để đặt nên cái tên đó. Có khi nó rất mộc mạc, như xóm Cây Me, Bến Tre, Đồng Nai, làng Nhô, Chợ Lớn... Có khi nó là cái tên mỹ miều, do cha ông dày công suy nghĩ để gửi gấm bao kỳ vọng hoặc đúc kết lịch sử như Long Khánh, Biên Hòa, Trấn Biên...

Có cái tên được đặt từ xa xưa, từ một xuất xứ nào đó mà đến bây giờ ta vẫn chưa rõ nguồn gốc, như Sài Gòn chẳng hạn, nhưng ai đó vẫn thấy tự hào pha lẫn thân thương khi nói tôi là người Sài Gòn.

Xứ vợ vua

Nhắc đến xứ vợ vua, người ta nghĩ ngay đến làng Kim Long ở Huế, với câu ca dao nổi tiếng:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi

Người ta nói rằng phụ nữ ở Kim Long rất đẹp, hình như tới bây giờ cũng vậy. Đẹp tới mức vua cũng phải chết mê chết mệt mà lỵ! Còn câu ca dao trên tương truyền là nói về vua Thành Thái, cô gái mỹ miều nói trên là Nguyễn Hữu Thị Nga, được vua đưa vào cung làm quý phi.


Có sách nói rằng cô là người lái đò, có sách nói rằng cô là con một vị quốc công triều Nguyễn. Không biết sách nào đúng, chỉ biết chắc một điều: Đó là cô gái Kim Long xinh đẹp, là vợ vua.


Một cô gái Kim Long khác là vợ vua Đồng Khánh (nghe nói là chị cô Nguyễn Hữu thị Nga).


Hai Ẩu đọc những dòng lịch sử nói trên, chợt nhớ ra còn một xứ vợ vua khác nữa, chỉ có điều là chuyện này chỉ là nghe nói thôi, chứ chưa ai xác nhận.


Xứ đó là Cù lao Phố ở Biên Hòa (tức xã Hiệp Hòa ngày nay).


Cù lao Phố - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

18 thg 8, 2013

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Ảnh chụp tại Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh (Cù lao Phố, Biên Hòa)


Cầu Gành

17 thg 8, 2013

Hai Ẩu đi siêu thị

Hai Ẩu cùng Ba Trợn đi siêu thị. Không phải đi mua hàng, mà là một kiểu vi hành, thăm dân cho biết sự tình. Khó cho Hai Ẩu, muốn đi viết báo mà mình chả có thẻ nhà báo, cũng chẳng phải quan chức gì, làm sao phỏng vấn phỏng véo gì được. Mèng nhứt cũng muốn chụp vài tấm hình để đăng lên blog, mà các bạn biết rồi đó, mấy cái siêu thị nó đâu có cho chụp hình ở trỏng. Thôi kệ, cứ đi rồi tính sao vậy!

Ba Trợn thì thiệt là vô-tư-vô-tình, nó không có máy chụp hình xịn thì thôi, điện thoại nó xài cũng là cái thứ cùi bắp. Nếu người ta xài xì-mát phôn, thì nó xài chẳng phải điện thoại thông minh đâu, điện thoại hơi ngu ngu thì có! Điện thoại gì mà cái camera chỉ có một chấm, hông có lướt web, hông phây-búc, hông meo miếc gì hết! Chán ngấy!

15 thg 8, 2013

Ngôi nhà ma ở Long Hải

Truyền thuyết Con ma nhà họ Hứa

Trước 1975 có một bộ phim ma khá nổi tiếng (sau đó được chuyển thể thành cải lương) là Con ma nhà họ Hứa. Bộ phim được hư cấu dựa trên lời đồn về chuyện đời người con gái của chú Hỏa (tức Hứa Bổn Hòa, hoặc Hui Bon Hoa, một người giàu có nức tiếng Sài Gòn xưa).


Nhà chú Hỏa ở số 97 Phó Đức Chính, quận 1, TPHCM, nay là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố. Ảnh: Phạm Tường Nhân

Chuyện kể rằng chú Hỏa có người con gái cưng xinh đẹp, chẳng may mắc bịnh phong (cùi). Thuở ấy bịnh phong là một trong tứ chứng nan y, không chữa được, lại là bịnh hay lây nên người bịnh phải cách ly với thế giới bên ngoài để chờ... chết. Thương con, chú Hỏa bố trí cho cô gái một căn phòng riêng trong ngôi biệt thự sang trọng của mình, ngày ngày có người chăm sóc, nhưng tuyệt nhiên không cho bất kỳ người lạ nào biết về chuyện này.

14 thg 8, 2013

Chuyện cổ tích


Một ngày mùa hè năm 1982...

Cả ký túc xá ĐH Bách khoa xôn xao với một tin dữ: Cô SV khoa Hóa vừa tốt nghiệp kỹ sư đã qua đời trong một tai nạn giao thông.

Tôi không biết mặt Lê – tên cô sinh viên ấy – nhưng nghe nói cô là một hoa khôi của khoa Hóa, quê quán ở một tỉnh miền Trung. Có lẽ cô là một niềm hãnh diện của gia đình, và có lẽ trong những ngày ấy cả nhà đang mong ngóng cô về với tấm bằng kỹ sư trong tay... Tiếc thay, về với người mẹ, người cha đang mong đợi con lại không phải là cô gái xinh tươi với tương lai rạng rỡ...

13 thg 8, 2013

Uống nước dừa mà... nóng!

Người ta vẫn thường nói: mát như nước dừa, vậy mà có một số loại dừa uống vô lại nóng. Tui biết có 2 loại dừa như vậy, xin kể ra đây cho bà con kiểm chứng.

Thứ nhất là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:

Dừa dứa Bến Tre - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mình không phải dân xứ dừa nên chịu, không phân biệt được trái dừa dứa với những loại dừa khác. Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Cũng thua luôn, không biết khác chỗ nào.

12 thg 8, 2013

Lục bình cô đơn

Chiều Chủ nhật ngồi uống cà phê bên bờ sông Đồng Nai.

Con nước lớn, lục bình dạt vào bờ, bập bềnh, bập bềnh.

Dõi mắt nhìn ra xa, ô kìa, giữa dòng sông có một dề lục bình cô đơn trôi lênh đênh lênh đênh. Một con cò trắng đứng bơ vơ trên dề lục bình. Cánh cò hiếm hoi ở đoạn sông chảy qua thành phố.



Cánh cò cô đơn trên dề lục bình cô đơn. Bơ vơ, bơ vơ. Lênh đênh, lênh đênh.

10 thg 8, 2013

Khi Nguyễn Tất Nhiên viết hành khúc cho... ngành giao thông vận tải!

Những năm đầu sau sự kiện tháng 4/75, Nguyễn Tất Nhiên làm nhân viên điều hành... trạm xe lam, thuộc phòng Giao thông Vận tải thành phố Biên Hòa.

Thời gian 1975-1978, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ngồi viết... lệnh xuất bến cho những chiếc xe lam như vầy!

Chúa có gầy bằng ta chưa? (thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Nguyễn Tất Nhiên dường như có mấy câu thơ như thế này:

Chúa có gầy bằng ta chưa
mà đòi phơi xương sườn trên thánh giá
Em có khổ bằng ta chưa
mà lệ long lanh trên đôi mi

đó là tôi nghe anh bạn quê Biên Hòa đọc như vậy, từ hồi còn là sinh viên ở Sài Gòn (1980 - 1981 gì đó), chẳng biết đúng hay sai.

Khi tôi về Biên Hòa, gặp nhiều người cùng thời với Nguyễn Tất Nhiên, hỏi về mấy câu thơ đó. Hầu hết đều biết, nhưng khi hỏi nó nằm trong bài thơ nào thì không ai biết cả!


Search trên Google nát nước cũng không tìm thấy. Mà cũng khó, vì hầu như không ai đọc giống ai mấy câu thơ đó cả (trừ ý chính là giống), nên không biết tìm cụm từ chính xác là như thế nào.

9 thg 8, 2013

Nước mắm mùa thu

Ấy, đừng nghĩ rằng Hai Ẩu gõ lộn tên bài hát Nước mắt mùa thu của nhạc sĩ Pham Duy nhé, đây đích thị là nước mắm mùa thu.

Chuyện là chiều nay Hai Ẩu và Bùm đi siêu thị. Tới kệ nước mắm, 2 cha con dừng lại chọn nước mắm để mua. Hai Ẩu hỏi Bùm:
  • Con thấy có gì liên quan giữa nước mắm và âm nhạc hoặc mùa thu không?
  • Hông, ba à, âm nhạc hoặc mùa thu mà có dính nước mắm vô nó hôi lắm!
Thế là Hai Ẩu thuyết trình một hơi dài:

Có câu ca dao thế này kể tên các món ăn đặc sản nổi tiếng miền Bắc:

Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.

Ghềnh Ráng & Quy Hòa

Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến.
Người xưa nào biết, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa.
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ.
Xót thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia.
Trơì đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao.
Mặc Tử nay còn đâu?


Ghềnh Ráng (Bãi tắm Hoàng Hậu hoặc Bãi Trứng)

Đà Nẵng (ảnh)

Bảo tàng Chăm

8 thg 8, 2013

Đêm Đà Lạt

Tôi mệt, buồn, chán, lo...

9 giờ sáng, NDT gọi điện cho tôi:

  • Đi Đà Lạt đi anh! 
  • Khi nào? 
  • Bây giờ! 
--

10 giờ sáng, tôi ngồi trên chiếc Suzuki 7 chỗ của NDT đi Đà Lạt. Hai người trên một chiếc xe trên đoạn đường gần 300 cây số. NDT lái xe, tôi ngồi bên cạnh, nói nhảm, và... ngủ!

Tôi gọi điện cho TĐT:
  • T vẫn đang ở Đà Lạt chứ hả?
  • Yes, anh! 
  • Chuẩn bị tinh thần đi uống cà phê với mình một ngày hai đêm nhé! 
---

Thám hiểm rừng rậm

Sáng nay Bùm nghỉ học. Hai Ẩu rủ rê Bùm cùng đi thám hiểm... hành tinh xanh.

Sau khi vượt qua biết bao sông dài rừng thẳm, cha con Hai Ẩu tới được nơi này:


7 thg 8, 2013

Chuyện Lưu Bình - Dương Lễ - Châu Long

Lưu Bình – Dương Lễ - Châu Long là ba người bạn cùng thi đại học. Dương Lễ làm bài thi rất tốt nên mặt tươi như hoa, tìm đến hỏi thăm Lưu Bình xem làm bài thế nào. Ngược lại, Lưu Bình mặt mày bí xị, mếu máo nói với Dương Lễ:
  • Lễ ơi, chắc tui không qua khỏi con trăng này, tui hổng dám nói với ba má là con làm bài không được. Ít bữa nữa có kết quả thi rớt ba má tui sẽ buồn thê thảm, còn tui sẽ không còn mặt mũi nào ngó bạn bè, tương lai tui tiêu rồi Lễ ơi!
Dương Lễ vội an ủi bạn:
  • Đừng buồn vậy mà. Thua keo này ta bày keo khác. Sang năm bạn thi tiếp cũng được mà, hoặc là bạn học trung cấp cũng được. Học trung cấp, có tay nghề giỏi, sớm ra làm việc được. Có khi bạn vào đời sớm hơn tui, lại đạt được thành công sớm hơn không chừng.
Lưu Bình quẹt nước mắt, gật đầu. Đúng lúc đó cô nàng Châu Long õng à õng ẹo bước tới, miệng cười hí hí. Hai bạn Lưu Bình – Dương Lễ đồng thanh hỏi:
  • Sao rồi Châu Long? Bạn làm bài tốt lắm hay sao mà vui quá vậy?

Que sera sera

(Thư của một thí sinh mới đậu đại học gởi cho Hai Ẩu)

Kính gửi chú Hai Ẩu,

Cháu là Dương Lễ, cháu rất hân hạnh và trân trọng báo với chú một tin vui: Cháu đã thi đậu vào khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa TP.HCM!

Cháu chỉ vừa đủ điểm đậu thôi, không phải thủ khoa thủ khuyết gì đâu, nhưng bi nhiêu đó thôi đủ để cho cháu và ba mẹ phơi phới cõi lòng như vừa lên thiên thai; cho bõ những năm học như trâu cày và những ngày chờ kết quả thi dài như mấy thế kỷ. Chú biết không, mấy ngày qua hết trường này đến trường kia công bố kết quả thi với điểm cao vời vợi, khiến trái tim cháu vô vàn thổn thức, lộn qua lộn lại như cục bột đang bị nhồi để làm bánh!

Hai đứa bạn thân của cháu không được may mắn như cháu. Điểm thi của tụi nó thấp đến nỗi nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 cũng đi đời – thậm chí nếu có nguyện vọng 4, nguyện vọng 5 e cũng phải nói lời từ biệt. Cháu vội tìm đến chúng để nói lời an ủi, động viên tinh thần. Thua keo này ta bày keo khác, sau cơn mưa trời lại sáng, chớ nản lòng chiến sĩ...

4 thg 8, 2013

Em dấu yêu ơi! Anh đang quay về mười năm xa vắng...

Tôi không nhớ mình nghe bài Vó ngựa trên đồi cỏ non lần đầu tiên từ lúc nào, chỉ biết chắc là trước 1975. Có lẽ vào khoảng 1972 - 1973 gì đó.

Nghe và rất thích, nhất là câu đầu:

Em dấu yêu ơi
Anh đang quay về mười năm xa vắng...


Cũng không biết vì sao mà thích. Hồi đó mới 13 - 14 tuổi, nếu quay về từ mười năm xa vắng, thì lúc đó mới có 3 - 4 tuổi!

Sau giải phóng, tôi nghĩ chắc là mãi mãi mình sẽ chẳng còn nghe lại bài hát này cùng nhiều bài hát thân quen khác vì chế độ kiểm tra văn hóa hà khắc lúc ấy. Thế nhưng tôi vẫn nhớ hoài câu hát:

Em dấu yêu ơi
Anh đang quay về mười năm xa vắng...


nó gợi lên một cảm giác trở về từ một cõi xa xăm nào đó


Hồ Biên Hùng long lanh - ngậm ngùi

Hồ Biên Hùng là một hồ nước rất đẹp nằm ngay trung tâm thành phố Biên Hòa. Không dám sánh với hồ Gươm ở Hà Nội hay hồ Xuân Hương ở Đà Lạt, nhưng một hồ nước long lanh giữa lòng thành phố như hồ Biên Hùng tạo nên một vẻ đẹp yên ả, hiền hòa nơi đô thị. Quanh hồ đã được xây dựng thành công viên: công viên Biên Hùng. Công viên này là nơi thư giãn cho người lớn, nơi vui chơi cho trẻ em mỗi buổi chiều, mỗi cuối tuần.

Hồ Biên Hùng long lanh như đôi mắt, nhưng cũng... nhòa lệ ngậm ngùi...

Ngày 8/4/2011, tại hội thảo “Đối thoại Việt – Mỹ về chất độc da cam/dioxin” được tổ chức tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ông Thomas Boivin, đại diện Công ty Hatfield (trụ sở Canada), đã công bố kết quả các cuộc điều tra (từ năm 2010 đến 2011) để đánh giá về ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa.

Theo kết quả này, sân bay Biên Hòa (nơi trước đây có kho chứa dioxin để từ đó, máy bay của quân đội Mỹ cất cánh đi rải chất độc khắp miền Nam Việt Nam) hiện vẫn còn nhiều nơi có nồng độ dioxin cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

1 thg 8, 2013

Bác cho em xin một xị cà phê!

Hồi nẳm, có bữa tui ở Sóc Trăng, buổi sáng cỡ 8-9 giờ thấy một ông già đạp xích lô đang nằm khoèo trên chiếc xích lô của ổng đậu trước cổng chùa. Lát sau thấy có đứa nhỏ chạy xe đạp đem một bịch nước tới đưa. Bịch nước có ống hút, kiểu như bịch nước mía, có điều không có nước đá, và trong vắt chớ không phải màu vàng như nước mía. Nước dừa chăng?

Ông già hút một ngụm nước rồi khà lên khoái chí. Nghe tiếng khà đó tui ngờ ngợ, nên hỏi ổng:
  • Tía uống gì vậy tía?
  • Đế chớ gì mà hỏi mậy?
Mèng đéc, cho tới lúc đó tui mới biết dân miền Tây không chỉ uống rượu trong xị như xị đế ta vẫn thường gặp, mà còn uống trong bịch ny lông như ta uống nước mía!