22 thg 4, 2020

Mùa chia tay

Chưa có năm nào lũ ve sầu mắc sai lầm trầm trọng như năm nay. Học trò còn nghỉ Tết, chưa đi học mà tụi nó đã ri rỉ ra rả kêu rằng tới lúc... nghỉ hè rồi!

Lại nói, nghe ve sầu trỗi nhạc lại nhớ tới bài Mùa chia tay của ca sĩ - nhạc sĩ Duy Khánh.

Nhạc sầu rơi tan tác người ơi
Giờ phút chia tay đến nơi rồi

Tất nhiên là năm nay Duy Khánh cũng sai theo lũ ve sầu luôn, vì giờ phút đi học đến nơi rồi chớ không phải giờ phút chia tay.


Phượng. Ảnh: PHN


15 thg 4, 2020

Bản đồ ca mắc COVID-19 dành cho nhà báo

Nền tảng Big Local News Pitch Interactive của Đại học Stanford - kết hợp với Google News Initiative - vừa tạo nên Bản đồ ca mắc COVID-19 (COVID-19 Case Mapper) giúp cho các nhà báo địa phương có thể dễ dàng nhúng bản đồ Coronavirus trực quan và thường xuyên được cập nhật vào website của họ để phục vụ độc giả.

Đây là dự án đầu tiên của một quan hệ đối tác được công bố gần đây để khởi động một nguồn dữ liệu toàn cầu cho các nhà báo viết tin về COVID-19. Hợp tác với Google News Initiative, quỹ Học bổng Báo chí JSK tại Đại học Stanford và nhóm Big Local News sẽ tổng hợp dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới và giúp các nhà báo kể những câu chuyện dựa trên dữ liệu ở địa phương mình.


Bản đồ các ca mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ, cập nhật ngày 14/4. Màu sắc trên bản đồ thể hiện số ca mắc bệnh tính trên số dân nhiều hay ít. Di chuyển con trỏ chuột tới đâu sẽ có thông tin cụ thể về tình hình bệnh tại đó. Click vào vị trí nào sẽ mở ra bản đồ chi tiết của county đó.


14 thg 4, 2020

Google khởi xướng Tuần lễ tri ân người đầu tuyến chống dịch COVID-19

Nhiều hoạt động cổ vũ tinh thần lẫn chương trình thiết thực được Google thực hiện đồng hành cùng người Việt trong giai đoạn đầy khó khăn của dịch bệnh COVID-19. Ngày 13/4, Google bắt đầu tuần lễ tri ân những người đầu tuyến chống dịch COVID-19.

Doodle thay đổi mỗi ngày trong Tuần lễ tri ân từ 13 - 19/4


Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn chưa đến hồi kết, thậm chí trong giai đoạn khốc liệt trước nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Những ngày tháng vừa qua và cả thời gian sắp tới, bao gian khổ và hy sinh vì cộng đồng của những y bác sĩ đầu tuyến chống dịch bệnh khó có thể diễn tả hết bằng lời. Họ ngày đêm căng mình trước những nguy cơ cho bản thân, xa cách gia đình để giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh, dốc sức giành giật mạng sống của các bệnh nhân từ virus-Corona. 





11 thg 4, 2020

Vanuatu (9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển

Nhân dịp 70 năm Quốc khánh Trung Quốc và việc hai nước Kiribati, Quần đảo Solomon chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, mình đành lạch cạch vào gõ nốt một bài viết đã bỏ dang dở từ 3 năm trước, nói về chính trị và đầu tư ở Vanuatu để kết thúc chuỗi bài này.

Nhà Quốc hội ai vào xem cũng được

Đến nước nào mình cũng tham quan Nhà Quốc hội, chỉ trừ có một nước mình sống từ bé đến lớn là không mở cửa cho cử tri chứ đừng nói là người nước ngoài, nên em chưa được vào. Giờ cùng xem Tòa nhà Quốc hội Vanuatu để tìm hiểu về nền dân chủ non trẻ của đất nước này sau hai thập kỷ bất ổn chính trị từ khi độc lập.


Cổng vào tòa nhà Quốc hội Vanuatu

Vanuatu (8): Bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu

Muốn ăn thì lăn vào chợ

Muốn đi ăn nhà hàng ngon thì phải dụng chiêu lấy ngắn nuôi dài. Ăn cơm bình dân trong chợ vừa gần gũi với dân bản xứ lại vừa… tiết kiệm được quân lương. Bước vào khu ăn uống với những cái bàn gỗ trải vải nhựa xanh đỏ và những cái ghế băng thấy giống như ở quê nhà. Ruồi bay nhiều như lần ăn ở Đồng Hới cách đây hơn mười lăm năm vậy. Mấy anh chị Tây cũng ngồi vắt vẻo mút mát thì cớ gì mình không ăn được. Hàng nào cũng có menu hẳn hoi, cũng bò, cũng cá. Miếng bít tết bò mỏng dính nhưng thịt và rau đều ngọt ngon nên đánh chén ngon lành.


Vanuatu (7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic

Lời mở đầu: Với điều kiện kinh tế của nhiều người Việt Nam thì đi du lịch nước ngoài ở cùng một địa điểm hai lần đã là nhiều. Mình rất ngạc nhiên khi người Tây họ có thể đi Thái Lan năm lần, đi Bali sáu lần, không phải chỉ vấn đề tài chính mà còn không hiểu tại sao họ không chán. Thực ra thị hiếu của phần đông dân Tây đơn giản đến bất ngờ, nếu thích một nơi thì có thể đi nhiều lần suốt nhiều năm, thích một món ăn thì có thể gọi cả trăm lần mỗi năm. Vì thế mà nhiều người quay lại Vanuatu cũng chỉ vì… ăn. Hương vị ẩm thực ở đây chẳng kém gì ở Paris mà nguyên liệu thì tuyệt hảo. Những nhà hàng mà nhiều người nói đã quay lại đến lần thứ bảy thì cũng đáng để thử lắm chứ.

Tại một chợ địa phương ở Vanuatu. Hình từ trang này

Vanuatu (6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng

Phụ nữ và trẻ em tắm giặt bên bờ sông. Nước trong vắt thấy cả cá bơi và đáy sông. Ảnh: Đặng Thái.

Không làm mà phải chịu

Việc môi trường sinh thái đang thay đổi theo chiều hướng xấu chính là vấn đề lớn nhất với Vanuatu. Biến đổi khí hậu đang hiện diện ở đây như một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi được, trong khi cơ sở hạ tầng và năng lực kinh tế của một đảo quốc nhỏ bé khó mà chống chọi nổi. Nhưng khổ nỗi người dân nơi đây không hề tàn phá môi trường mà lại phải gánh chịu hậu quả từ phần còn lại của thế giới đang ngày ngày làm ô nhiễm Trái đất. Người dân Vanuatu sinh sống vô cùng thân thiện với môi trường, theo cách nói của phương Tây, bởi thực chất họ vẫn sinh hoạt đơn giản theo cách mà ông cha họ nghìn đời vẫn sống. Đám trẻ con thì cứ tủm tỉm cười, liếc mắt nhìn trộm, e dè đứng nép cả vào nhau dưới gốc đa hết sức dễ thương, có lẽ vì ít khi thấy một người ngoại quốc đến từ châu Á.


Vanuatu (5): Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh

Lời mở đầu: Hầu hết các tour đi trong ngày tại Vanuatu được kinh doanh và tổ chức bởi người nước ngoài. Để hiểu thêm về một vùng đất, mình lựa chọn tour duy nhất do người bản địa làm chủ kiêm hướng dẫn viên. Trọn một ngày đi vòng quanh đảo, vừa tận hưởng thiên nhiên tuyệt đẹp mình vừa biết thêm nhiều điều đáng quý.
*
Thông thường khách du lịch sẽ bay từ thủ đô Port Vila, đảo Efate sang thành phố Luganville, đảo Espiritu Santo. Santo là đảo lớn nhất, có nhiều bãi biển đẹp và được coi như thánh địa của dân lặn biển.Mình đã đi Tanna xem núi lửa nên không còn kinh phí đi Santo, đành quyết định đi một vòng quanh đảo Efate.


Một tấm biển chỉ đường hay ho. Ảnh: Đặng Thái

Vanuatu (4): Từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo

Chị chủ quán thì không ngờ mình là người Việt vì “Người Việt ở bên này ít lắm em à. Sống rải rác chứ không ở trên tỉnh, có việc mới đi lên tỉnh thôi. Hai cụ đẻ ra ông nội chồng chị ngày xưa sang đây đi phu cho Pháp, từ lâu lẩu lầu lâu rồi.” Người Việt ở đây gọi người bản địa là “dân Đen”, tiếng bản địa Bislama là tiếng Đen, nhiều người Việt nói tiếng Đen thành thạo. Lên phố hay lên city thì gọi là “lên tỉnh”, về Việt Nam thì gọi là “về Việt” hay “đi Việt” rất là đặc trưng. Chị tiếp: “Dân Đen hiền lành lắm, em thấy ở đây nghèo thì nghèo nhưng tuyệt nhiên không có trộm cướp, ăn xin bao giờ. Em đi dọc phố thì thấy đu đủ nó mọc đầy bên đường đấy, đói thì hái mà ăn, đào đâu cũng có khoai, không lo chết đói. Nhưng phải cái nói trước quên sau, huấn luyện để mà làm được phục vụ bàn cũng mệt lắm.”

Trên biển hiệu của một Công ty xây dựng có ghi Doanh nghiệp Dinh Van Tu, là một người thuộc dòng họ Đinh. Ảnh: Đặng Thái

Vanuatu (3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo

Lời mở đầu: Trên thế giới chỉ có bốn nước tên bắt đầu bằng phụ âm “V”, ngoài quê choa thì Vatican và Venezuela đều được đông đảo dân ta biết đến. Còn Vanuatu thì xa xôi quá, hầu như không ai nghe nói đến bao giờ. Vậy mà ít người biết rằng đây lại là nơi chôn nhau cắt rốn của hàng nghìn đồng bào Việt Nam. Người Việt đã từng đặt chân đến mảnh đất ấy cả trăm năm về trước, hình thành một trong những cộng đồng người Việt ở nước ngoài đầu tiên trong lịch sử. Ngày nay, con cháu của những bậc tiền nhân đi tiên phong vẫn còn tiếp tục sinh sống tại nơi được mệnh danh là xứ sở hạnh phúc nhất thế giới này.

Người lao động Việt Nam tại Tân Đảo, đàn ông cầm gậy dài để hái dừa. Nguồn từ trang này

Vanuatu (2): Run rẩy đi rình núi lửa phun

Ngắm núi lửa sục sôi trong hoàng hôn đỏ rực

Mặc dù núi lửa phun trào không phải chuyện đùa, dung nham nóng chảy có thể lấy đi cả nghìn sinh mạng trong một thời gian ngắn, nhưng hàng vạn du khách vẫn đến Vanuatu mỗi năm để được tận mắt chứng kiến cảnh tượng hùng vĩ trong lòng núi lửa. Để đảm bảo an toàn cho khách tham quan, Cục khí tượng địa chất Vanuatu thường xuyên quan trắc và cung cấp thông tin cho người dân về mức độ hoạt động của núi lửa. Có sáu cấp độ từ 0 đến 5, ngày mình đến núi lửa đang ở cấp độ 1, cấp độ 3 là chính quyền sẽ không cho phép đến gần núi lửa.

Núi Yasur được mệnh danh là “ngọn núi lửa đang hoạt động dễ tiếp cận nhất thế giới” vì xe có thể chạy lên đến sát gần miệng núi lửa. Hành khách chỉ còn việc xuống xe và leo bộ chừng 30 phút trên một đoạn đường không dốc lắm. Vì thế trong đoàn có cả những bác đã lớn tuổi. Từ khách sạn đến chân núi phải mất hai tiếng chạy đường đất. Với mình thì có thể coi là hơi xóc nhưng với các chị em cô bác Tây thì như kiểu lòng mề lộn tung lên cả. Những con đường đất này được mở cũng là nhờ nguồn viện trợ của Chính phủ Australia. Ở gần thị trấn thì thấy một công ty Trung Quốc đang tiến hành xây những đoạn đường bê-tông đầu tiên trên đảo, họ đang cưa, chặt những cây cổ thụ khổng lồ ven đường.


Khoảng chân núi lửa nhìn từ trên không. Ảnh: Đặng Thái.


Vanuatu (1): Từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá

Trong quá trình tìm hiểu về nước Cộng hòa Vanuatu để tiêu phí thời giờ trong những ngày cách ly xã hội, tui tình cờ đọc được loạt bài thú vị của Đặng Thái trên trang Soi.today. Xin mạn phép anh đăng lại tại đây để giới thiệu với các bạn. Bạn nào cần đọc trang gốc xin click vào link ở cuối mỗi bài.

Bố cục loạt bài gốc gồm 9 bài như sau:
  1. Từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá
  2. Run rẩy đi rình núi lửa phun
  3. Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo
  4. Từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo
  5. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh
  6. Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng
  7. Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic
  8. Bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu
  9. Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển
-------
Lời mở đầu: Năm nay, Tổ chức nghiên cứu New Economics Foundation ở Anh vừa công bố Chỉ số hành tinh hạnh phúc 2016 (Happy Planet Index – HPI) và Việt Nam xếp thứ 5 trong số 140 nước được khảo sát. Nhiều người còn đang tranh luận về tính xác thực của chỉ số này cũng như các căn cứ và số liệu của nhóm nghiên cứu vì họ không tin rằng Việt Nam có thể xếp hạng cao như thế. Mình thì lại quan tâm đến một quốc gia khác mà hầu như người Việt Nam ngày nay không biết đến sự tồn tại của nó: Vanuatu (Va-nu-a-tu). Năm 2016, Vanuatu đứng thứ tư, trên chúng ta một bậc trong danh sách HPI, còn cách đây 10 năm thì nước này đứng vị trí số 1. Thôi thì chép miệng, lại bán thêm sào ruộng để lên đường. Trong loạt bài này ta sẽ cùng đi tham quan học tập một xứ sở hạnh phúc diệu kì ở nơi chân trời góc bể.

Trẻ con ở Vanuatu. Hình từ trang này

10 thg 4, 2020

Ở ngoài khơi Thái Bình Dương có quốc gia Vanuatu

Số quốc gia/vùng lãnh thổ chưa có người mắc COVID-19 ngày càng ít đi. Cho đến chiều nay chỉ còn 15 quốc gia và 8 vùng lãnh thổ, trong đó châu Đại Dương chiếm đến 16. Hầu hết các nơi này đều là các đảo quốc nhỏ khá tách biệt với thế giới.

Không lạ nếu các đảo quốc không có người mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là tất cả các đảo quốc ở ngoài khơi Đại Tây Dương đều có người mắc COVID-19, thậm chí nhiều nữa. Nguyên do có thể là các đảo quốc này thuộc châu Mỹ, có đường giao thông thuận tiện với lục địa, phát triển du lịch mạnh.

Trong số 16 đảo quốc ở châu Đại Dương còn lại, tui thử tìm hiểu một quốc gia, đó là Vanuatu. Lý do là vì tờ The Guardian vừa có bài viết về đảo quốc này (chớ tui có đi được tới đó đâu mà viết), và vì một lý do khác mà tới cuối bài tui mới nói.




8 thg 4, 2020

Virus corona: Tại sao Turkmenistan không có ca nhiễm nào?

Cuộc diễu hành bằng xe đạp tại Turkmenistan để kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4. Ảnh: MIGRATION.GOV.TM

Khi bản đồ Covid-19 ngày càng nới rộng ra, có một vài nước lại chưa từng ghi nhận ca nhiễm nào, trong đó có một trong những quốc gia hà khắc nhất trên thế giới - Turkmenistan. Các chuyên gia lo ngại nước này đang giấu diếm sự thật. Điều này có thể phá vỡ các nỗ lực chấm dứt đại dịch.

Trong khi thế giới chiến đấu đang tìm phấn đấu với virus corona và có thêm nhiều nước phải phong tỏa, Turkmenistan tổ chức một chiến dịch đạp xe rầm rộ để kỷ niệm ngày Sức khỏe Thế giới.

7 thg 4, 2020

Làm thế nào đo lường mức độ giãn cách xã hội?

Giãn cách xã hội (social distancing), hay như ở Việt Nam gọi là cách ly xã hội, là một chiến lược y tế công cộng, nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm. Việc hạn chế người dân đến những nơi công cộng hoặc giảm lượng người tập trung ở những địa điểm như cơ quan, bệnh viện... cũng nằm trong chiến lược đó.

Làm sao đo được mức độ giảm tập trung ở những điểm công cộng ấy? Chúng ta thấy những bức ảnh chụp cảnh các địa điểm vắng bóng người, nhưng cụ thể là vắng bao nhiêu % so với bình thường và có phải là thường xuyên vắng như thế không hay chỉ là ảnh chụp ngẫu nhiên? Nói cách khác, nếu chính phủ muốn xác định chính xác hiệu quả của việc cách ly xã hội do mình đề ra thì làm sao?


Hình ảnh cho thấy Sài Gòn vắng, nhưng cụ thể là vắng như thế nào?


6 thg 4, 2020

Saint Helena

Cho đến ngày hôm nay (6/4/2020) châu Phi chỉ còn 4 nước chưa có người mắc COVID-19. Đó là Lesotho, Comoros, Sao Tome & Principe và Saint Helena. Trừ Lesotho là một lãnh thổ nhỏ xíu nằm lọt thỏm giữa lòng Nam Phi, trong lục địa, 3 vùng đất còn lại là những đảo quốc ngoài khơi Đại Tây Dương. Trong 3 đảo quốc ấy, nhỏ nhất và không phải quốc gia độc lập, là đảo Saint Helena.

Đang rãnh vì buộc phải ở nhà trong 15 ngày, tui tò mò tìm hiểu coi cái đảo Saint Helena ấy ở đâu, như thế nào!

Saint Helena có hình dạng giống... củ khoai mì, một chiều dài 8 km, chiều kia 16 km. Diện tích 121 km2, dân số hiện nay khoảng 6.000 người, tính ra là...thua một xã miền núi ở Đồng Nai (xã Gia Canh thuộc huyện Định Quán của Đồng Nai có diện tích 172 km2, dân số 17.000 người).



3 thg 4, 2020

Cách ly tại nhà vì dịch COVID-19, người Việt tìm gì trên Google?

Google vừa có bài đăng trên blog của mình tổng hợp các xu hướng tìm kiếm của người Việt trong thời gian dịch COVID-19. Dưới đây là toàn bộ bài đăng

----

Thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1/4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y Tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến cũng như thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng ngày càng tăng cao.


Từ cuối tháng 01/2020, dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (Covid-19) đã trở thành vấn đề cấp thiết nhất trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng tìm kiếm liên quan đến virus-Corona đạt đỉnh vào ngày 31/1, ngay sau dịp Tết Nguyên Đán. Sau đó, lượng tìm kiếm giảm dần khi số ca nhiễm tại Việt Nam dừng ở con số 16, lần lượt từng trường hợp đều được chữa khỏi.


Đến ngày 5/3, khi đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai bắt đầu, xu hướng tìm kiếm về dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức độ cao và đạt đỉnh vào ngày 29/3.