31 thg 12, 2014

Năm mới, Bùm tầm sư học đạo

Chuẩn bị đón năm mới, Bùm đi tìm sư phụ để được nâng cao trình độ.

Sư phụ này coi bộ có phong độ, rất xứng đáng!

30 thg 12, 2014

Chúng tôi đi trước Microsoft, Google, Samsung cả chục năm!

Chúng tôi đi trước Microsoft, Google, Samsung cả chục năm!

Đó là tuyên bố của một lãnh đạo BKAV cách đây mấy ngày tại Hà Nội.

Giám đốc BKAV Smarthome Vũ Thanh Thắng tuyên bố rằng trong lĩnh vực nhà thông minh họ đã đi trước Microsoft, Google, Samsung cả chục năm!

24 thg 12, 2014

3 con khỉ thông thái

Hai Ẩu đang ngồi trầm ngâm trước nhóm tượng 3 con khỉ thông thái thì Ba Trợn tới. Thấy lạ, Ba Trợn vồn vã hỏi:
  • Nay chuyển sang chơi đồ gốm hả anh Hai? Mà sao lựa mấy cái tượng xấu quá trời vầy nè?

Hai Ẩu chậm rãi giải thích:
  • Không phải chơi đồ gốm, mà những hình tượng này mang ý nghĩa triết lý của nhà Phật. Ba con khỉ này được gọi là 3 con khỉ thông thái. Một con bịt tai, một con bịt mắt, một con bịt miệng.
  • Vậy là câm, điếc, đui mất rồi chớ thông thái cái nỗi gì hả anh Hai?
  • Đây là lời dạy dỗ của người xưa để lại cho chúng ta. Đúng là bịt tai, bịt mắt, bịt miệng nghĩa là không nghe, không thấy, không nói nhưng không phải lời người xưa đơn giản như vậy. Ở đây triết lý nhà Phật dạy ta rằng: không nghe điều bậy, không nhìn điều bậy, không nói điều bậy. Có nơi còn diễn giải sâu xa hơn, rằng: Bịt mắt để dùng TÂM mà nhìn - Bịt tai để dùng TÂM mà nghe - Bịt miệng để dùng TÂM mà nói.

Ông già Noel thời @

Ông già Noel chăm chút bộ quần áo đỏ và tỉa tót bộ râu trắng trước khi lên đường thực hiện mission của mình: Tặng quà cho các em nhỏ.


Bộ quần áo đỏ tượng trưng cho sức mạnh của ông già Noel. Khi sức mạnh đầy đủ áo sẽ đỏ tươi và phồng lên đầy đặn, khi sức mạnh suy giảm áo sẽ nhạt dần và mỏng dần cho đến mức cuối cùng là ông già Noel trở nên… ở trần! Còn bộ râu tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, râu càng rậm thì ông già Noel càng nhanh nhẹn, độ nhanh nhẹn của ông già giảm dần thì râu cũng bớt rậm dần và tiến đến mức cuối cùng là… trụi lủi!

22 thg 12, 2014

Nhà thờ Mai Anh trên đồi

Trong những ngôi nhà thờ mà tôi đã có dịp ghé qua, có lẽ nhà thờ giáo xứ Mai Anh là ít có cảm giác đấy là một ngôi nhà thờ nhất. Đến đó người ta có cảm giác đến một chốn bình an nhưng không kém phần thơ mộng. Ngôi nhà thờ khiêm tốn, với màu hồng ấm áp giữa những rặng thông xanh trong tiết trời se lạnh trên ngọn đồi thoai thoải. Đó là Đà Lạt, và chỉ có thể ở Đà lạt chứ không phải ở đâu khác.

Ngay cả cái tên giáo xứ và tên nhà thờ nữa, cũng rất lãng mạn, như tên một nàng thiếu nữ: Mai Anh. Khi nghe giải thích xuất xứ của cái tên thì lại càng lãng mạn hơn nữa, đó không chỉ giống tên một nàng thiếu nữ mà chính là tên một loài hoa: ngôi nhà thờ đặt theo tên của ngọn đồi Mai Anh, và được gọi tên như thế vì xưa kia trên đồi này rất nhiều hoa mai anh đào.

Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh) nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là những rặng thông

14 thg 12, 2014

Chuông Đá - Đến quán cà phê không phải để uống cà phê

Cà phê Chuông Đá nằm trên lộ 14, đường vào Buôn Ma Thuột. Khi còn cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, bạn nhìn bên tay phải có một cổng vào nhỏ, rậm dây leo với 2 phiến đá trắng như thế này:


11 thg 12, 2014

Cuối cùng là tình bơ vơ!

Tình bơ vơ là một ca khúc tình cảm lãng mạn rất hay của nhạc sĩ Lam Phương, sáng tác trước năm 1975.

9 thg 12, 2014

Tản mạn dấu xưa

Do một cơ duyên mà trong tay tôi có hàng trăm số báo Đông Tây tiểu thuyết báo khá liên tục, xuất bản trong khoảng 1937 - 1939, được đóng tập lại. Như tên gọi, đây là một dạng tuần báo kết hợp với tiểu thuyết, ra mỗi tuần 2 kỳ, mỗi kỳ 16 trang khổ 15 x 22. Phần được gọi là tiểu thuyết thật ra là lịch sử hiện đại viết dưới dạng truyện kể, như Trung - Nhật chiến tranh, Nhật - Nga chiến kỷ... Còn phần báo thì giống như trang thời sự quốc tế bây giờ, nhưng chủ yếu là tình hình chiến sự ở vùng Đông Á. Một điều lạ là báo đánh số trang liên tục như sách, thí dụ tờ số 1 có 16 trang đánh số từ 1 đến 16 thì tờ số 2 trang đầu tiên sẽ là 17, và cứ thế tiếp tục. Chủ báo là ông Nguyễn Xuân Thái.

Trang bìa 1

8 thg 12, 2014

Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi bị cách chức quan, ông vào Nam năm 1911, sống ở nhiều nơi. Gần cuối đời, ông định cư tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho đến khi qua đời ngày 26/11/1929 (27 tháng 10 Kỷ Tỵ). 

Sau hiệp định Geneve, đất nước bị chia cắt, mộ Nguyễn Sinh Sắc ở trong Nam, còn con trai ông lại là lãnh tụ ở miền Bắc. Mặc dù vậy, vào năm 1956, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là Ngô Đình Diệm đã chỉ thị cho Bộ Kiến thiết tiến hành sửa sang, trùng tu ngôi mộ ông Nguyễn Sinh Sắc được đàng hoàng, tươm tất.

Sau 1975, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức xây dựng lại phần mộ của ông để tỏ lòng biết ơn và tôn kính. Công trình được khánh thành ngày 31/12/1977. Tháng 12 năm 2010, công trình được nâng cấp lên thành Khu di tích với tổng diện tích 9 ha.



Tượng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích

7 thg 12, 2014

Chuyện một ông giám đốc ngân hàng về làm nghệ nhân

Ông tên Võ văn Tạng. Hơn 10 năm trước ông là giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, An Giang, còn bây giờ ông là nghệ nhân vẽ tranh trên lá thốt nốt ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

Thật ra từ bé và trong thời gian làm quản lý ngân hàng, ông Tạng đã đam mê vẽ tranh rồi, thế nhưng cơ duyên dẫn ông đến chuyện làm tranh bằng lá thốt nốt bắt nguồn từ một chuyến tham quan cơ sở đề xét cho vay vốn cho một hộ nông dân Khmer ở xã Vọng Thê năm 1998. Người nông dân này vay vốn để làm quạt bằng lá thốt nốt. Ông Tạng nhận thấy lá thốt nốt đẹp, bền, có thể làm tranh được. Rồi khi đến chùa Skvong ở Tịnh Biên, ông thấy những bộ kinh xưa viết trên lá thốt nốt đã hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn. Thế là ông quyết tâm vẽ tranh bằng lá thốt nốt.


Cây và lá thốt nốt

5 thg 12, 2014

Cây ca cao ở Phong Điền, Cần Thơ

Nhắc đến ca cao người ta thường nghĩ đến cà phê, hai loại thức uống thông dụng và có tính kích thích giống nhau (chẳng thế mà có Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam). Hai loại này lại giống nhau ở chỗ phải qua nhiều công đoạn chế biến từ trái - hột - phơi - rang - xay mới trở thành thức uống quen thuộc của chúng ta. Nói đến cây cà phê người ta nghĩ đến nơi trồng là Tây nguyên, là miền Đông Nam bộ, còn nếu ai nghĩ rằng cà phê trồng ở miền Tây Nam bộ như... cây lúa sẽ bị cười cho. Thế nhưng cây ca cao thì lại trồng nhiều ở miền Tây, như Bến Tre, Cần Thơ...

Một chế phẩm từ ca cao rất được ưa chuộng, thậm chí là quà tặng trong ngày lễ Tình nhân, đó là chocolate. Thế nhưng có lẽ nhiều chàng, nàng và em bé đã từng ăn chocolate và tặng chocolate cho nhau lại chưa hề biết cái thứ dùng để chế biến ra chocolate ấy nó như thế nào. Vậy hãy theo tui vô một vườn ca cao cho biết nha!

Nơi tui tới là vườn ca cao của ông Lâm Thế Cương (thường gọi là Mười Cương) ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Vườn ca cao của ông Mười Cương chỉ hơn 1 ha, và có chừng 2.000 gốc ca cao.

Ông Mười Cương đang nói về trái ca cao

4 thg 12, 2014

Sông dài

Sông dài là tên một vở cải lương nổi tiếng của cặp soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Nội dung vở tuồng kể về chuyện tình của đôi trai gái quê, nàng là Lượm - bị mù từ thuở bé, và chàng là Niễng - bị thọt chân và nám mặt. Dù qua bao trắc trở nhưng cuộc tình đôi lứa vẫn thủy chung son sắt, như câu ca dao:


Sông dài con cá lội biệt tăm
Phải duyên phu phụ, ngàn năm em vẫn chờ

Vở cải lương này thu hút khán giả đến nỗi hơn 50 năm qua rồi mà vẫn được diễn đi diễn lại, đã được chuyển thể thành kịch diễn trên sân khấu với bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ khác nhau. Mới đây, Sông dài còn được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập.

Làng quê trong câu chuyện được gọi là Vĩnh Trạch. Vậy thôi, không thêm chi tiết nào nữa cả!

Nào giờ khi xem Sông dài tôi vẫn nghĩ Vĩnh Trạch là một cái tên do tác giả tưởng tượng ra. Nó không cần có thật, miễn là người xem hiểu nó là một vùng quê miền Tây Nam bộ là được.