21 thg 3, 2018

Có những Hội quán...

Nghĩa An hội quán. một Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia tại TPHCM

Bạn biết không, ở TPHCM hiện nay có tất cả là 30 Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. 30 di tích ấy được liệt kê như sau (xếp theo quận, huyện):

18 thg 3, 2018

Ngôi chùa mang tên Mục Đồng

Ở miền Nam có nhiều ngôi chùa được gọi là chùa Mục Đồng lắm. Truyền thuyết chung về tên gọi Mục Đồng của các ngôi chùa này là: Trẻ chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật, rồi lập am để thờ. Nhờ Phật ấn chứng tâm thành thuần khiết của chúng, cho nên một số am, chùa mục đồng đơn sơ với các tượng Phật đất sét hồn nhiên sau này đã trở thành những ngôi chùa khang trang rộng lớn. Bổ sung cho truyền thuyết này còn có lời kể sau: Mục đồng nặn tượng Phật rồi thả xuống nước (sông, rạch), tượng nào nổi tức là linh thiêng sẽ được mang lên thờ. Các am, chùa ấy thường có tên là chùa Phật nổi...

Ngày nay còn rất nhiều ngôi chùa mục đồng ra đời theo lời kể như vậy đã trở nên khang trang, nổi tiếng và được khách thập phương kính viếng, như chùa Phật Nổi (Phước Lâm tự) ở Củ Chi, chùa Long Phước ở Bến Tre, chùa Thanh Trước, Thiên Trường ở Gò Công, chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Châu Thành, Tiền Giang…

Phước Long cổ tự, còn gọi chùa Gò Cát, theo lời kể là một ngôi chùa do mục đồng khởi dựng

15 thg 3, 2018

Chuyện hôm qua, chuyện hôm nay và chuyện ngày nào

Hôm qua

Hôm qua là ngày 14 tháng 3.

Đó là ngày mà 30 năm trước đã xảy ra vụ thảm sát tại đảo Gạc Ma, 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh vì Tổ quốc. Không có một ngày tưởng niệm chính thức, nhưng nhiều người đã nhắc, đã nhớ, đã tri ân những liệt sĩ anh hùng, đã căm thù bọn thú dã man hèn hạ. Chọn ngày này làm ngày quốc hận hoặc một ngày có ý nghĩa tương đương chắc chẳng ai phản đối.

Gạc Ma - Vòng tròn bất tử

Ngày 14 - 3 được thế giới chọn làm ngày Pi. Bởi vì tháng 3, ngày 14 gợi nhớ con số Pi 3,1416. Một lưa chọn có lý do chính đáng và chẳng ai phản đối.


12 thg 3, 2018

Chùa núi Châu Thới

Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương và là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll). Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Sách “Gia Định Thành Thông Chí" viết: “Núi Chiêu Thái (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”


10 thg 3, 2018

Hoàng hôn lăn tăn

Bài viết này viết đã rất lâu. Các chi tiết về thời gian trong bài xin người đọc cứ cộng thêm 10 năm. Các tình tiết khác vẫn đúng, dù 10 năm đã trôi qua. Có những điều được ghi thật cô đọng, như hai chữ biến cố. Dù rằng đó là những trầm luân đè nặng mãi kiếp người.

Mà thật ra bài viết này chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ là những gợn sóng lăn tăn trên sông buổi hoàng hôn...
____

Có những tình tiết nhỏ xíu thoảng qua đối với một người nào đó mà bạn nhớ hoài, nhớ mãi - còn chính người đó thì chắc chắn là đã quên lâu rồi.


5 thg 3, 2018

Núi Đá Dựng - Hà Tiên

Trong Hà Tiên thập vịnh, vịnh về 10 cảnh đẹp Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ có bài Châu Nham lạc lộ (cò về núi ngọc). Gần 300 năm qua rồi, không ai biết chắc cảnh đẹp Châu Nham xưa giờ là nơi đâu (chỉ biết là ở Hà Tiên!!!).

Các tài liệu về du lịch đều khẳng định Châu Nham ngày xưa giờ là Núi Đá Dựng.



Kỳ thật, từ năm 1999 nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã đưa ra những luận điểm để chứng minh rằng Châu Nham không phải núi Đá Dựng, mà là Bãi Ớt. Lập luận của ông khá vững chắc, vì khá dài nên không ghi lại đây, các bạn có thể tham khảo tại đây). Thế nhưng cho đến giờ hầu như mọi người hướng dẫn du lịch đều giới thiệu với khách tham quan rằng núi Đá Dựng chính là Châu Nham.  Họ còn giải thích tường tận tại sao gọi là núi ngọc (Châu Nham), rằng là ngày xưa khi Mạc Cửu tới đây thì bắt gặp một viên bảo châu lớn. Còn gọi là lạc lộ vì ngày xưa nơi đây sát bở biển, cò thường bay về (hic, mới chưa đầy 300 năm mà biển dời đi xa quá!!!).

4 thg 3, 2018

Mơ một ngày được làm chuyên gia dịch thuật

Tui không biết bây giờ ra sao, chớ hồi đó (cách đây chừng dưới 10 năm) khi tui còn đang sung thì khi muốn đệ trình một phương án, một đề xuất lên lãnh đạo cấp trên (lãnh đạo tỉnh chẳng hạn), phải như vầy:

Kèm với tờ trình/phương án của mình là các tài liệu có liên quan để chứng thực những nội dung được nêu trong tờ trình/phương án. Các tài liệu này hoặc là bản gốc, hoặc là bản sao có công chứng để chứng minh... nó là đồ thiệt.




1 thg 3, 2018

Chuyện một chiếc cầu... không gãy

1.
Bạn tui thường uống cà phê ở một quán gần chân cầu. Anh ngồi đó, ngắm trời, ngắm sông rồi ngắm chiếc cầu, nghĩ ngợi lan man. Rồi anh phát hiện ra hai chân cầu không giống nhau. Vì sao vậy ta? Rồi anh lại nghĩ ngợi lan man.

Tui ra uống cà phê với anh. Anh chỉ chiếc cầu và nói tui nghe về nhận xét của mình. Vì sao vậy ta? Thiệt sự là tui rất hời hợt, tới nổi chẳng để ý tới chuyện hai chân cầu khác nhau nữa, nói chi tới chuyện biết vì cớ làm sao. Tui ngó chiếc cầu và... hổng biết!