29 thg 12, 2012

Cù lao Rùa - ngàn năm lênh đênh

Người xưa nói rằng Đồng Nai là vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng. Con sông Đồng Nai là con rồng uốn lượn, mà đầu rồng là núi Bửu Long, đuôi rồng là núi Châu Thới. Ở ngay bên cạnh đầu rồng Bửu Long, dòng sông Đồng Nai chẻ làm 2 nhánh ôm lấy một cù lao, đó chính là cù lao Rùa, hay còn gọi là cồn Quy.

Cù lao Rùa chập chờn giữa dòng Đồng Nai như linh quy đang giỡn nước, ngẩng nhìn đầu rồng hùng vỹ ở Bửu Long.

Oái oăm thay, theo địa giới hành chánh hiện nay thì cù lao Rùa không thuộc Đồng Nai, mà là thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tên gọi bây giờ của cù lao Rùa là xã Thạnh Hội.


28 thg 12, 2012

Bay đi đâu?


Bạn đã nhiều lần ngồi bên khung cửa máy bay, ngắm mây trôi? Chắc cũng đã có lần bạn hồi tưởng: Chuyến bay đầu tiên của mình là khi nào? Bay về đâu?

Tôi đã từng hồi tưởng như vậy. Và lạ lùng thay, nơi tôi bay đến đầu tiên trong đời là... Biên Hòa, năm 16 tuổi!

27 thg 12, 2012

Thác Ràng trong rừng chiến khu Đ

Con suối Ràng bắt nguồn từ đâu đó trong vùng rừng Tà Lài, chảy ngoằn ngoèo qua vùng rừng xã Phú Lý rồi đổ ra hồ Trị An. Điều trớ trêu là trong thời kỳ chiến tranh, con suối này là nguồn nước hậu cần cho cả hai phía đối đầu nhau: ở đầu nguồn, trong vùng chiến khu Đ, suối là nguồn nước cho các chiến sĩ cách mạng - ở cuối nguồn, đó là nguồn nước cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ở đầu nguồn, trong vùng rừng chiến khu Đ, con suối chảy qua ghềnh đá tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp: thác Ràng! Đẹp thì đẹp, nhưng trong thời chiến tranh, đây không phải là... chỗ đi chơi!

Năm 2004, tỉnh Đồng Nai thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, thác Ràng thuộc địa bàn xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu Bảo tồn này.

Là một nơi chưa được biết đến nhiều, cảnh quan còn hoang sơ nhưng tuyệt đẹp, thác Ràng là địa điểm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch sinh thái, thích khám phá.


22 thg 12, 2012

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên năm 2003.


Rể cây tung

Vô chùa thăm cò

Chùa chính tên là Kompong Chrây, nhưng người Khmer gọi là chùa Mông Rầy (nghĩa là cây đa). Cổng chùa giống cái hang nên người Việt gọi là chùa Hang. Trong chùa có nhiều chim cò nên còn gọi là Chùa Cò. Hai Ẩu chỉ post lên đây hình chim cò ở chùa, nên ghi là chùa Cò cho tiện!

18 thg 12, 2012

Được tặng lịch



Mình được các bạn ở NXB Đồng Nai biếu một bộ sách - lịch rất trang trọng, ghi là Sách Lịch - Hồ Chí Minh/Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Lui cui khui hộp với Bùm, hỏi nó: Hoành tráng hông con?




Bùm nói: Dạ có. Ba tính đem cuốn lịch này cho ai?

16 thg 12, 2012

Tản mạn Xẻo Quýt

Xẻo Quýt là khu rừng tràm rộng khoảng 200.000 m2, thuộc huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Nơi này xưa kia là căn cứ của tỉnh ủy Kiến Phong (Đồng Tháp). Đến đây vừa thưởng thức vẻ đẹp của rừng tràm, vừa là tham quan những di tích cách mạng: hầm trú ẩn, chòi làm việc...

Nhưng thôi, chuyện kể về Xẻo Quýt xin dành cho một dịp khác, hôm nay chỉ kể chuyện đàm đạo của cha con Hai Ẩu về địa danh Xẻo Quýt thôi.



15 thg 12, 2012

Tà Lài

Tà Lài thuở xưa là một chốn rừng thiêng nước độc, nằm ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, giáp với rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên. Nơi này hiểm trở đến nỗi thực dân Pháp dựng nên một nhà ngục gọi là trại Tà Lài (camp Tà Lài) để giam giữ tù chính trị. Tù nhân được đưa vào đây là xem như vô phương thoát ra, vượt ngục chỉ có chết mà thôi. Năm 1941, giáo sư Trần văn Giàu, tướng Tô Ký bị giam ở đây và đã vượt ngục thành công.

Nhà sàn truyền thống của người Mạ ở Tà Lài. Ảnh: CA TPHCM online.

14 thg 12, 2012

Rối bòng bong

Từ nhỏ tới lớn, tôi cũng như nhiều người khác thường xài cụm từ rối bòng bong, hoặc là rối như mớ bòng bong để diễn tả một sự rối rắm quá xá.

Nói, và hiểu rằng cái mớ bòng bong ấy là cái sự rắc rối lắm lắm, chứ còn ai hỏi lại bòng bong là cái gì mà rối vậy thì... pó tay.com!

Cho mãi đến khi đi Xẻo Quít, Đồng Tháp tôi mới được tận mắt thấy dây bòng bong. À, té ra bòng bong là một thứ dây leo mọc hoang, và thường quấn quít quanh những cây lớn. Nó sinh sôi nhanh, nhiều và quấn quít chằng chịt đến mức chẳng biết đâu mà lần. Bởi vậy người ta mới gọi là rối như dây bòng bong.

Nó là vầy đây (ảnh chụp ở Xẻo Quít):


13 thg 12, 2012

Nỗi uất hận của Hai Ẩu


  • Tại sao ngươi lại có tên là Hai Ẩu? 
Tui thứ hai, tính tình ẩu tả, nên mọi người kêu là Hai Ẩu!
  • Có vậy thôi mà cũng xưng là Hai Ẩu à? Ẩu là ấu thế nào? Nghe nè: Hôm lễ Quốc khánh 2/9, có tờ báo mạng đưa tin nhân dân nô nức mừng lễ, phóng viên ảnh đưa lên một số ảnh chứng tỏ mình đã đi thực tế. Rủi thay, nhìn kỹ background của các bức ảnh người ta thấy lòi ra mấy chữ trong bandrole là mừng Quốc khánh năm… 2009! Nghĩa là mấy thằng cu phóng viên này chả có đi đâu hết, chỉ ngồi nhà lượm ảnh cũ post lên mạng thôi. Đã lười mà còn ẩu nữa, chả thèm để ý chi tiết gì hết! Vậy mới là ẩu chớ!
Hi hi, chuyện đó bình thường mà. Thật ra năm nào mà chả có lễ 2/9, nhân dân chả nô nức reo mừng, vì thế cứ ngồi nhà đưa tin là… đúng thôi! Chuyện này đâu có ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới, miễn là ta có bài đăng, có tiền nhuận bút. Sá chi ba cái chữ lẻ tẻ lòi ra tố cáo ta lượm lại hình cũ!

12 thg 12, 2012

10 thg 12, 2012

Có đôi khi...

Có đôi khi, một buổi sáng Chủ Nhật nào đó bạn muốn gặp bạn bè ở một quán cà phê quen thuộc, nhưng tự nhiên hôm ấy bạn bè không ai đến. Chỉ là ngẫu nhiên thôi, nhưng lúc ấy bạn sẽ thấy trống không, một nỗi trống không mênh mông đến lặng lẽ...
Có đôi khi, trong cơn trống vắng, bạn bấm điện thoại gọi ai đó. Những người bạn mới gặp đây, hoặc những người bạn đã bao lâu rồi không gặp. Ngẫu nhiên thôi, có thể bạn bè bỏ quên điện thoại ở đâu đó, cũng có thể không muốn trả lời bạn, nhưng lúc ấy bạn sẽ thấy bơ vơ, cô đơn đến lặng người...

6 thg 12, 2012

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt...

Bãi biển Cổ thạch thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết gần 100km về hướng Bắc. Đây là nơi lý tưởng cho những ai yêu vẻ hoang sơ thanh bình. Bờ biển đầy những khối đá cổ tạo hình kỳ thú, nước biển trong xanh...

Xem hình cũ, nhớ lại ngày nào, cả gia đình cùng đi tắm biển...



Hoàng hôn trên bãi Cổ thạch

5 thg 12, 2012

Ao Bà Om - Trà Vinh

Ao Bà Om thuộc xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nằm dọc theo quốc lộ 53, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7km.

Gọi là ao, nhưng cái ao này hơi bị lớn! Ao Bà Om gần như hình vuông, mỗi cạnh khoảng 200 met (nên còn gọi là Ao Vuông). Bạn tính coi, như vậy diện tích mặt ao là 200 m x 200 m, bằng 4 ha! Hic, vậy mà kêu là cái ao!


3 thg 12, 2012

Thích Ca Phật đài ở Vũng Tàu

Khi tôi còn nhỏ, khoảng cuối thập niên 60, đầu 70, Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu là điểm đến không thể thiếu khi đến thành phố biển này. Hồi ấy, dưới mắt một cậu bé lên mười và thời ấy những tượng lớn chưa có, tượng Phật nhập Niết bàn, kim thân Đức Phật ở đây thật là vĩ đại...

Năm tháng trôi qua, chú bé ngày xưa giờ đã thành người đàn ông qua tuổi tri thiên mệnh. Biết bao chùa lớn, tượng to đã được dựng lên, tôi đã đến nhiều chùa, và cũng đã đến Vũng Tàu không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa hề viếng thăm lại Thích Ca Phật Đài.

Rồi một ngày, tôi đến viếng Thích Ca Phật Đài cùng một người thân yêu.


Kim thân Đức Phật

Vô chùa tắm biển (Tịnh xá Ngọc Hải)

Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?

T
ôi
 chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.

Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...

Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.

Cách đó vài trăm met là M
 Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.

2 thg 12, 2012

Đi Vũng Tàu tắm... suối!

Đi Vũng Tàu là để tắm biển. Nhưng nếu sau khi tắm biển xong, trên đường về bạn ghé Suối Tiên - Suối Đá để tắm thì cũng thú vị lắm phải không?

Suối Tiên, suối Đá là tên 2 con suối ở núi Dinh, thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Suối Tiên ở trên cao, suối Đá ở dưới thấp.

Nếu bạn trên đường về từ Vũng Tàu và chỉ có ít thời gian để ngoạn cảnh, tắm suối thì bạn nên ghé suối Đá. Từ hướng Vũng Tàu trở về, qua khỏi Bà Rịa khoảng 8km, nhìn bên phải thấy giáo xứ Chu Hội, có con đường nhỏ rẽ vào, bạn sẽ đến suối Đá. Đường nhỏ, nhưng xe hơi đi được. Gần đến suối có bãi gửi xe, đi bộ khoảng vài trăm met.

Cảnh quan ở đây đẹp hoang sơ. Lá cây rừng xanh mướt, nước trong veo róc rách qua khe đá. 

Suối Đá - Ảnh: Phạm Hoài Nhân