29 thg 2, 2016

Khúc hát ân tình

Khúc hát ân tình là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Tiên được sáng tác sau 1954, tức là cách đây hơn 60 năm. Ở miền Nam không ai là không biết ca khúc này. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, cụ Xuân Tiên (hiện ở Úc) đã cho biết lý do ra đời bài hát như sau:

Nhạc sĩ Xuân Tiên

Sau hiệp định Geneve 1954, miền Nam mở rộng vòng tay chào đón cả triệu người Bắc di cư vào cùng sống chan hòa với nhau trong vận hội mới của đất nước. Triệu người Bắc cũng đã nhận miền Nam như là quê hương mới của mình. Trong cuộc sống mới có nhiều mối tình Nam-Bắc nẩy nở, kết hợp với nhau, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngộ nhận đáng tiếc về sự khác biệt địa phương, có thể gọi là kỳ thị giữa những người khác miền với nhau. Trong hoàn cảnh đó, bài hát “Khúc hát ân tình” (tức “Tình Bắc Duyên Nam”) ra đời như là một lời kêu gọi mọi người con của đất nước hãy sống thân ái với nhau và ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam-Bắc. Đó là lý do tôi sáng tác bản nhạc này.

24 thg 2, 2016

Tiếng chim không ở trong bụi mận gai

Đêm, tôi và Bùm cùng vợ chồng cô cháu gái dạo quanh thị xã Gò Công. Như nhiều nơi ở miền Tây mà tôi đã đi qua, ở đây thị xã cũng đi ngủ sớm. Mới hơn 9 giờ tối mà đường phố đã vắng vẻ rồi.

Đường xá ở trung tâm thị xã Gò Công rất rộng rãi, thông thoáng, nhất là về đêm vắng xe cộ, không có tiếng ồn ào, không khói bụi. Dòng sông Gò Công uốn lượn, đây là cầu Gò Công, kia là công viên Văn hóa, kia là tượng đài Trương Định...


Tượng đài Trương Định ở thị xã Gò Công. Ảnh: Thanh Sơn HP trên Panoramio.com

22 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.


Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công

20 thg 2, 2016

Ngôi nhà của vợ anh hùng Trương Định

Trần thị Sanh là vợ thứ của anh hùng dân tộc Trương Định. Sinh trưởng trong một gia đình danh giá và giàu có bậc nhất ở Gò Công, thật kính phục bà đã chấp nhận gian nan nguy hiểm kết duyên cùng một con người quyết tâm hy sinh cho Tổ quốc trong thời buổi loạn lạc. Cũng chính bà đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất cho nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái để chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngôi nhà nơi bà sinh sống được xây dựng năm 1860, là ngôi nhà sang trọng nhất Gò Công thuở ấy. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà vào chùa quy y, nhường ngôi nhà lại cho con gái riêng là Dương thị Hương và rể là tri huyện Trường Bình. Sau này, vợ chồng tri huyện Trường Bình qua đời, để lại cơ ngơi cho con gái là Huỳnh thị Diệu và chồng là đốc phủ Nguyễn văn Hải. Từ ấy ngôi nhà được gọi là nhà đốc phủ Hải.


17 thg 2, 2016

Nhà thờ Núi ở Nha Trang

Nhà thờ chánh tòa Nha Trang có tên đầy đủ và chính thức là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng người dân còn gọi ngôi nhà thờ này bằng nhiều tên khác, như Nhà thờ Núi (vì nhà thờ tọa lạc trên một ngọn đồi cao), Nhà thờ Ngã Sáu (vì ở gần Ngã Sáu), Nhà thờ Đá (vì làm bằng đá)... Thế nhưng khi tôi nhắc đến tên Nhà thờ Đá với anh Phạm Đình Quát, một người sống ở Nha Trang nhiều năm, thì anh cười bảo rằng: Đâu phải đá!

Không phải đá sao gọi là nhà thờ Đá? Và thật sự là làm bằng gì? Ta hãy đọc nguyên văn bài viết của anh Phạm Đình Quát để biết thêm về công trình kiến trúc này nhé (tôi có xí xọn chen vô vài hình ảnh mới chụp tháng 1/2016 ở cuối bài).

9 thg 2, 2016

Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

Miếu Võ Quốc Công chính là miếu thờ Võ Tánh, một bậc công thần - danh tướng của nhà Nguyễn. Để biết về miếu này, không gì bằng đọc bài viết sau đây từ website của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục công tác phía Nam:

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.


3 thg 2, 2016

Tản mạn về những bài hát được cấp phép

Có lần tui tự hỏi: Làm sao biết một bài hát xưa (trước 1975) đã được cấp phép hay chưa?

Nghĩ là làm, tui lên mạng, vô nơi đáng tin cậy nhứt là website của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (cucnghethuatbieudien.gov.vn), quả nhiên là có danh sách của các bài hát này. Về mặt database, phải nói là hơi khó tra cứu vì danh sách này bố trí theo từng trang, mỗi trang có 30 tựa bài và theo một thứ tự hơi lộn xộn. Có tới hơn 80 trang như vậy (hơn 2.000 bài hát) và mình không thể biết bài hát mình muốn tìm ở trang nào, chỉ có nước lật từng trang và... đọc cho hết! Tui phải cất công copy ra hết, đưa vô Excel để sort cho dễ đọc. Bỏ qua chuyện đó đi, trong quá trình làm, tui phát hiện ra nhiều chuyện hay lắm. Kể nghe chơi.

1.
Gây sốc nhứt là có một quyết định mang số 42/QĐ-NTBD ngày 7/10/2009, cấp phép cho 2 bài hát của Văn Cao, đó là bài... Quốc ca Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Tui giựt mình, vậy là trước ngày 7/10/2009 ai hát Quốc ca là hát nhạc cấm và sẽ bị phạt!

Bữa nay tui vô coi lại thì trong list không còn 2 bài này nữa, ai đó đã rút xuống rồi. Nhưng tui thề là trước đây tui có thấy 2 bài đó trong danh sách được cấp phép năm 2009 và đã copy đưa vô trong list Excel của tui. Số và ngày ký Quyết định còn hẳn hoi đó.