28 thg 2, 2013

Bác Ba Phi đến thăm

Bác Ba Phi tự dưng xuất hiện trước của nhà làm Hai Ẩu vừa mừng vừa hết hồn. Hai Ẩu hỏi ổng từ Cà Mau lên đây có chuyện chi, bác Ba Phi cười rổn rảng trả lời: Tết nhứt tao tới thăm bây chớ chi. Với lại dạo này nghe nói thương mại điện tử và mạng xã hội ở đây phát triển bộn nên tao tới thăm coi thiệt tình sự thể nó ra sao.

Hai Ẩu tròn mắt hỏi: Bác cũng biết thương mại điện tử và mạng xã hội nữa à? Tưởng bác chỉ biết nói dóc thôi chớ!

Bác Ba Phi cười hềnh hệch nói: Bây lạc hậu quá! Ba Phi thời thế giới phẳng phải khác Ba Phi hồi nẳm chớ! Nghe đâu bữa giờ có nhiều cái hội thảo về mạng xã hội và thương mại điện tử lắm hả. Đâu, hội thảo nói gì, bây cho qua coi chút coi (mấy nay qua đi xe đò, hổng có dzô mạng đọc tin được).

Hai Ẩu mở máy, truy cập Internet để bác Ba Phi coi nội dung các buổi hội thảo và giao lưu trực tuyến.

26 thg 2, 2013

Cầu treo

Các bạn đã từng qua cầu treo chưa?

Cái cảm giác lúc la lúc lắc như võng đưa khi đi qua cầu thật là hấp dẫn bạn nhỉ?

Trên đường đi du lịch nhiều nơi có cầu treo lắm. Vừa vào cửa ngõ Đà Lạt, ở thác Prenn là đã có một cầu treo nho nhỏ rồi.


25 thg 2, 2013

Mộng Cầm hỡi! Thôi đừng thương tiếc...

Khi xe chạy ngang đường Trần Hưng Đạo, thành phố Phan Thiết, người hướng dẫn tranh thủ giới thiệu:
  • Các bạn hãy nhìn sang bên phải, kia là ngôi nhà của nữ sĩ Mộng Cầm, người tình của Hàn Mặc Tử. Đây là ngôi nhà bán bánh phlăng ngon có tiếng ở Phan Thiết này.
Xe lướt qua nhanh quá, tôi không kịp chụp hình, thậm chí chưa kịp nhận ra là anh hướng dẫn viên chỉ ngôi nhà nào. Về nhà tôi tìm trên mạng, thấy tấm ảnh này giới thiệu là nhà nữ sĩ Mộng Cầm, ở số 300 đường Trần Hưng Đạo, Phan Thiết, không biết có đúng không!


Ảnh: nthqn.org

23 thg 2, 2013

Chiều chiều mây phủ Đá Bia

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng..


Đó là câu ca dao mà đa số người dân Phú Yên (và cả Bình Định) đều thuộc.

Núi Đá Bia là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh, thuộc dãy núi Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên (giáp ranh Phú Yên - Khánh Hòa). Trên đường từ Nha Trang ra hướng Bắc theo quốc lộ 1, khi đến biển Đại Lãnh bạn nhìn xa xa sẽ thấy ngọn núi. Điều đặc biệt là trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ, cao 80 met, từ rất xa có thể nhìn thấy - do đó có tên gọi là Đá Bia.

Núi Đá Bia nhìn từ phía Nam

22 thg 2, 2013

Nơi này, nửa thế kỷ qua...

Bạn nhìn 2 cặp ảnh này xem:

Cặp ảnh 1:



Cặp ảnh 2:



Trong 2 cặp ảnh, 2 ảnh trên là do 2 cha con Hai Ẩu chụp tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào tháng 8 năm 2011, 2 ảnh dưới chụp đúng tại vị trí và góc máy đó vào tháng 8 năm... 1967.

2 ảnh dưới không phải cha con Hai Ẩu chụp (vì Bùm chưa sinh ra, Hai Ẩu thì còn bé tí). Tác giả là Kennk. 2 ảnh này do Bùm cất công tìm kiếm từ Internet.

Tự dưng tưởng chừng mình trôi về quá khứ non nửa thế kỷ....


Hai Ẩu

20 thg 2, 2013

Tản mạn nơi Điện Ngọc Hoàng

Điện Ngọc Hoàng ở nơi nao?

Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.


Mặt trước điện Ngọc Hoàng

Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).

Ngôi cổ miếu chứng kiến sự ra đời của 2 thành phố

Sài Gòn và Biên Hòa được thành lập cách nay hơn ba trăm năm, từ năm 1698.

Trước đó, vào năm 1684 - 14 năm trước khi Sài Gòn và Biên Hòa ra đời - có một ngôi miếu được dựng nên ở cù lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai.

Bên ngoài chùa Ông

Sử sách ghi lại rằng năm 1679, Trần Thượng Xuyên và 3.000 người Hoa đến gặp chúa Nguyễn, xin làm "dân mọn nước Nam" (Gia định thành thông chí). Triều đình chuẩn y và lệnh cho đến đất Nông Nại (Đồng Nai) khai phá đất đai.

Đến đây, cộng đồng người Hoa gồm 7 phủ: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu, Truyền Châu và Ninh Ba cùng góp công tạo dựng một ngôi miếu thờ Quan Công, gọi là miếu Quan Đế hay Thất phủ cổ miếu. tại Cù lao Phố vào năm 1684.

18 thg 2, 2013

Du Xuân

Tôi sinh ra và lớn lên ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai (ngày xưa là tỉnh Long Khánh).

Lớn lên, anh em mỗi đứa một phương, chẳng đứa nào còn ở Long Khánh, nhưng hàng năm Tết đến lại về quây quần bên mái nhà xưa để chúc Tết ba má, cùng nhớ lại quãng đời thơ ấu ngày nào.

Thời gian qua đi. Má mất năm 2007. Ba vừa mất năm 2012. Ngôi nhà ở Long Khánh không còn nữa. Tết năm nay - 2013 - là năm đầu tiên những mối dây cuối cùng của chúng tôi đối với Long Khánh không còn nữa. 

Hụt hẫng, bơ vơ. Mùa Xuân đến, chỉ còn về Long Khánh thắp nén nhang bên mộ ba má, ông bà để tưởng niệm.

...

4 thg 2, 2013

Tản mạn ở Lăng Ông

Tượng Tổng trấn Gia Định thành Lê văn Duyệt

Hai Ẩu dắt Bùm đi thăm Lăng Ông Bà Chiểu, tức là lăng Tổng trấn Gia Định thành Lê văn Duyệt.

Hai Ẩu nói với Bùm: Ông Lê văn Duyệt này đã từng là Tổng trấn Gia Định thành cả 20 năm, có thể coi là ông sếp của Sài Gòn giỏi nhứt từ xưa đến giờ, được dân tôn kính (mà bằng chứng là cái lăng này đây). Hồi trước 1975, cổng lăng đã từng được coi là biểu tượng của Sài Gòn (giống như Văn miếu của Hà Nội). Ông Lê văn Duyệt và lăng Ông còn được in trên tờ tiền 100 đồng VNCH nữa.

3 thg 2, 2013

Vì sao đặt tên đường là 3/2?

Ở Sài gòn và nhiều nơi có đường 3 tháng 2.

Hổng biết là Hà Nội có đường 3 tháng 2 không, nhưng mà tui có chuyện này (thiệt 100%) kể lại nghe chơi.

Hồi năm 1997 hay 1998 gì đó, tui ngồi chơi ở VP Hội Tin học TPHCM, tình cờ gặp mấy em sinh viên ngoài Hà Nội vô dự thi sản phẩm CNTT.

Bắt chuyện làm quen, chú em này hồn nhiên kể những cảm xúc của mình khi lần đầu đến TPHCM. Chú em nói:
  • Thành phố này lạ lắm anh ạ. Em thấy ngoài phố có đường 3/2 nữa cơ.
  • Đường 3/2 thì có chi mà lạ?
  • Lạ chứ ạ. Sao người ta không đặt là đường Một phẩy năm cho tiện mà lại đặt là đường Ba chia hai anh nhỉ? Hay là dân ở đây thích làm toán, anh nhỉ?

2 thg 2, 2013

Viếng mộ Trịnh Công Sơn

Mộ Trịnh Công Sơn nằm ở nghĩa trang chùa Quảng Bình, cạnh bên nghĩa trang Gò Dưa (chứ không phải trong khuôn viên nghĩa trang Gò Dưa). Nơi này gần khu công nghiệp Sóng Thần, gần như khoảng giữa đường từ Biên Hòa đi Sài Gòn, cách mỗi nơi khoảng 15 km.


Bước qua cổng chùa này vài bước, nhìn bên trái là mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Không phải trang trọng uy nghi như lăng tẩm vua chúa hay lăng mộ bậc anh hùng nào, ngôi mộ của Trịnh Công Sơn lãng mạn và đơn sơ - đúng với tính chất của ông, một nghệ sĩ.