30 thg 1, 2015

Bánh tét có nhưn

Có một số từ ở miền Nam âm â được đọc thành âm ư. Thí dụ như nhất đọc thành nhứt: hay nhứt, nhứt định, sân bay Tân Sơn Nhứt. Hoặc là nhật đọc thành nhựt: sinh nhựt, Chủ Nhựt, nhựt nguyệt...

Một số thôi, chớ không phải tất cả â đều thành ư. Rủi thay (hay vinh dự thay), trong số đó có... tên tui: nhân đọc thành nhưn. Tết gần tới rồi, hãy lấy thí dụ trước mắt, đó là cái bánh tét nhưn đậu xanh (miền Bắc sẽ đọc là nhân đỗ, à mà ngoài đó không có bánh tét, chỉ có bánh chưng thôi!).



29 thg 1, 2015

Ông chú tôi kể rằng…

Nhân dịp năm mới, tôi có tin này hot lắm, xin được thông báo với các bạn nghen. Ông chú tôi làm ở Viettel vừa tiết lộ một thông tin bí mật như sau…

Ấy, ấy, xin đừng bỏ đi! Hãy dừng lại đọc tiếp đi mà! Tôi xin hứa là không có lừa đảo, dụ dỗ các bạn gì cả. Cái thằng cháu dỏm, cháu của ông chú Viettel giả mạo chuyên môn lừa đảo thiên hạ đã bị công an bắt rồi kia mà. Đây là ông chú thứ thiệt của thằng cháu thứ thiệt là tôi, ổng vừa kể cho tôi nghe những chiêu làm giàu hoặc tạo sự nổi tiếng trong năm qua do ổng đúc kết lại. Các bạn nghe để học hỏi nhen!

Ông chú tôi kể rằng:

Giàu nhanh và nổi tiếng nhứt trong năm qua ắt là ông chủ của trang web Haivl. Anh chàng này mới có 25 tuổi (tính đến năm 2014) và chỉ mới tạo nên trang web hài Haivl có 2 năm thôi, mà nghe đồn là trang này bán được tới 33 tỷ đồng lận. Vậy nên chăng ta làm giàu bằng cách làm ra các website hài hước?

Nhưng mà – ông chú Viettel của tôi gạt đi – cách này không xài được. Bởi vì trang web Haivl đã bị đóng cửa, bị rút giấy phép vĩnh viễn, lại còn bị phạt mấy trăm triệu nữa. Mấy trang web khác thu hút người xem bằng nội dung sex, nhảm nhí cũng đều bị hoặc công an hoặc thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông nắm đầu hết. Phải chọn những chiêu không vi phạm pháp luật kìa.




28 thg 1, 2015

Cá mập bị bịnh


Cá mập bị nhồi máu cơ tim, phải nhập viện.

Bạn bè của nó là cá heo, cá voi, cá đuối tới thăm. Cá heo ngu ngơ hỏi:

  • Tao thấy tướng mầy mập mạp, khỏe mạnh vậy sao lại bịnh được?
Cá đuối lên giọng giải thích:
  • Mầy không biết gì hết, mấy đứa béo phì như vậy mới là dễ lên tăng-xông, dễ nhồi máu cơ tim đó!
Cá mập nằm ẹp trên giường bịnh, rên rỉ:
  • Tụi bây để tao nói cho mà nghe. Tụi bây có xài điện thoại di động hông?

27 thg 1, 2015

Bỏ đi Tám, đừng có tám nữa!

1. Tám là nhìu chiện

Tám là nhiều chuyện, là nói nhiều. Chắc chắn đây là tiếng lóng miền Nam, còn ngoài Bắc nếu tui không lầm thì người ta nói là buôn dưa lê (dù nghĩa có hơi khác chút xíu).

Tại sao người ta nhiều chuyện lại là 8, mà hổng phải 6, 7, 9…? Có người giải thích là do hồi xưa trên ra-đi-ô có chương trình bà Tám kể chiện cho con nít nghe. Có người nói do hồi xưa có tổng đài 108 (và 1088) chuyên trả lời thắc mắc đủ thứ trên đời.

Tui hổng tin lắm, vì kể chiện đời xưa như bà Tám hay giải đáp thắc mắc qua 1088 đâu có đúng kiểu 888 như bi giờ! 


25 thg 1, 2015

Buồn tàn canh


Ờ, buồn tàn canh chớ không phải "Buồn tàn thu" của nhạc sĩ Văn Cao, dù rằng nó cũng có nghĩa buồn tê tái như vậy.

Nói cho đầy đủ thì nó là buồn tàn canh gió lạnh - ờ, nửa đêm canh tàn mà lại thêm gió lạnh nữa thì buồn quá xá chớ còn gì nữa. Hồi trước 1975, nhóm từ "buồn tàn canh" được hiểu là buồn lắm, buồn thấy mẹ, buồn quá trời quá đất... nghĩa là nó hơn rất buồn một bậc.

22 thg 1, 2015

Thăm Văn thánh miếu Vĩnh Long

Sử sách ghi lại rằng vùng đất Nam bộ có 3 văn miếu xưa, theo thứ tự thời gian thành lập là: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa) xây dựng năm 1715, Văn miếu Gia Định (1825) và Văn miếu Vĩnh Long (1866). Điều đáng nói là 3 văn miếu này không phải tồn tại cùng lúc, mà Văn miếu Vĩnh Long ra đời khi quân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Đông và phá hủy hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên cùng Văn miếu Gia Định.

Văn Miếu Vĩnh Long được xây dựng trong một tình thế đặc biệt: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ; tỉnh Vĩnh Long cũng bị chiếm đóng nhưng sau đó được trao trả theo Hoà ước Nhâm Tuất (1862). Khi Vĩnh Long được trả, nhiều trí thức Nam kỳ ở Biên Hoà, Gia Định và Định Tường đã quy tụ về đây. Quan Đốc học Vĩnh Long là Nguyễn Thông đã hợp với các sĩ phu gấp rút xây dựng Văn Thánh Miếu làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là trung tâm hoạt động văn hoá, đề cao Đức Khổng Tử và các bậc tiền hiền nhằm giáo dục lễ nghĩa và duy trì “đạo học”. Công trình khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866).



Cổng tam quan Văn miếu Vĩnh Long nhìn ra đường Trần Phú và sông Long Hồ

21 thg 1, 2015

Thành Long Hồ - Vĩnh Long

Bây giờ người ta gọi Cần Thơ là Tây đô, thủ phủ miền Tây Nam bộ, nhưng ngày xưa vai trò thủ phủ ấy không phải Cần Thơ, mà là Vĩnh Long.

Cứ theo tên gọi 3 tỉnh miền Tây từ thời Minh Mạng (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) là có thể thấy vai trò quan trọng của Vĩnh Long. Xa hơn nữa, thời chúa Nguyễn miền đất phương Nam có ba dinh và một trấn là: Trấn Biên dinh (vùng Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (vùng Gia Định), Long Hồ dinh (vùng Vĩnh Long) và Hà Tiên trấn (vùng Hà Tiên).

Năm1757, chúa Nguyễn thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Đến lúc ấy, Long Hồ dinh là một dinh trấn quan trọng ở phía Nam xứ Đàng Trong, và trung tâm đầu não của nó có trách nhiệm cai quản cả một vùng đất rộng lớn. 

Thành Long Hồ ngày xưa

Nhà thờ Cái Mơn

Miền Tây Nam bộ không phải là nơi có đông giáo dân công giáo. Thế nhưng có một địa điểm ở Bến Tre, thời xưa đường xá đi lại rất khó khăn lại tập trung rất nhiều giáo dân, Nơi đây có cha sở người Pháp, là nơi các thừa sai người Pháp, Tây Ban Nha thường xuyên lui tới. Nơi đây có ngôi nhà thờ xưa vào bậc nhất Việt Nam. Đó là giáo xứ Cái Mơn.

Cái Mơn bây giờ không là tên một đơn vị hành chánh Nhá nước nào, mà là tên của giáo xứ, giáo hạt (trực thuộc giáo phận Vĩnh Long). Xét theo vị trí địa lý thì vùng đất này thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre.

Theo sử sách ghi lại, từ năm 1700 Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phanxicô. Cũng vào thời gian này (năm 1700) chúa Nguyễn cấm đạo gắt gao nên giáo dân từ Phú Yên tìm đường vào Nam để lánh nạn. Những gia đình giáo dân từ miền Trung đầu tiên tìm đến Cái Mơn lập nghiệp từ năm 1702, lập nên các họ đạo.

Từ năm 1802 đã có các cha thừa sai Pháp và Tây Ban Nha sang âm thầm giảng đạo. Cha sở Cái Mơn lâu năm nhất là cha Gernot, người Pháp (giáo dân Việt gọi là cha Quý). Ông nhận chức cha sở Cái Mơn suốt 48 năm (1864 - 1912). Ông chính là người cho xây nhà thờ Cái Mơn tồn tại đến ngày nay.

Nhà thờ Cái Mơn nằm bên quốc lộ 57, dưới chân cầu Cái Mơn Lớn. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

19 thg 1, 2015

Xin hãy quên tôi

Tôi có người yêu. Không phải một mà đến hai nàng. Ấy, xin đừng trách tôi đèo bòng, bắt cá hai tay nhé. Đâu phải tại tôi, cơ bản là vì các nàng ấy yêu tôi quá thôi mà!


Khi người ta yêu nhau, tình yêu ấy được thể hiện như thế nào? Là luôn nghĩ về nhau, là nhớ về tất cả những kỷ niệm của người mình yêu chớ còn gì nữa! Và đó chính là bằng chứng cho thấy hai nàng ấy yêu tôi tha thiết.

13 thg 1, 2015

Con đường đi qua vương quốc trái cây

Đi từ Sài Gòn tới Vĩnh Long con đường quen thuộc là đi cao tốc TPHCM - Trung Lương, quốc lộ 1 rồi qua cầu Mỹ Thuận, hoặc đi quốc lộ 1 (không qua cao tốc) tới cầu Mỹ Thuận luôn, khoảng cách từ 140 - 145 km. Đó có thể là con đường nhanh nhất, nhưng không phải ngắn nhất và có lẽ cũng hơi kém thú vị.

Bởi thế, khi có việc phải đi Vĩnh Long mà không bị bức bách về mặt thời gian, tui chọn lộ trình khác để... rong chơi cho vui vẻ. Lộ trình này đi thẳng vào Mỹ Tho rồi qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre, tiếp tục qua cầu Hàm Luông, rẽ sang quốc lộ 57 đi thẳng đến phà Đình Khao, qua phà là đến Vĩnh Long. Khoảng cách so với phương án trên là như nhau, nhưng tha hồ mà đủng đỉnh đi chơi, tham quan chỗ này chỗ nọ.

Với lộ trình này, tui có cả buổi sáng để làm việc và thăm viếng bạn bè tại Mỹ Tho, ăn trưa xong mới lên đường đi Vĩnh Long.

11 thg 1, 2015

Lão nông sang Singapore trồng kiểng

Thật bất ngờ khi bắt gặp ở nhiều nơi danh tiếng tại Singapore những bộ kiểng thú - vốn là tác phẩm của một lão nông Nam bộ.

Vua kiểng thú

Không phải ngẫu nhiên mà cơ sở sản xuất cây kiểng của ông Năm Công từng vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm. Nghệ nhân này từ lâu đã nổi tiếng với biệt danh “Vua kiểng thú xứ miệt vườn”. Anh Sơn Râu, một nghệ nhân bon sai của Hội Sinh vật cảnh Bến Tre, khi nghe chúng tôi nhờ dẫn đường đã nói chắc: “Tìm ai chứ tìm ông Năm Công dễ như chơi à. Từ đây (TP.Bến Tre), cứ chạy theo QL57 về hướng tây khoảng 45 km, đến đoạn xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, nhìn bên tay phải vườn nhà nào rợp bóng kiểng thú, kiểng hình thì đó là nhà ổng”.

Cơ sở Hoa kiểng Năm Công, nhìn từ QL 57. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

9 thg 1, 2015

Cái Mơn là... cái gì?

Nhắc đến Cái Mơn

Những người sành ăn sẽ nghĩ ngay tới sầu riêng Cái Mơn, loại sầu riêng ngon nổi tiếng.

3 thg 1, 2015

Quốc lộ 15 có phải ở Biên Hòa?

Nếu bạn là dân Biên Hòa, và được hỏi:
  • Quốc lộ 15 ở đâu? 
Bạn sẽ chẳng cần suy nghĩ mà trả lời ngay: Quốc lộ 15 ở Biên Hòa, từ Ngã ba Vườn Mít ra tới Vòng xoay Tam Hiệp.

Tên Quốc lộ 15 được thể hiện trên Google Map