- Ông Lý Quang Diệu được sinh ra ở Biên Hòa, con một người dân quê ở Biên Hòa.
- Cha của ông Lý Quang Diệu được chôn ở Biên Hòa.
- Anh của ông Lý Quang Diệu sống ở Biên Hòa, cháu của ông Diệu (con người anh này) bán xôi ở chợ Biên Hòa. Hàng xôi này được người Biên Hòa gọi là xôi Lý Quang Diệu hoặc xôi Singapore!
Quyển Hồi ký Lý Quang Diệu vừa được dịch và xuất bản tại Việt Nam sẽ giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời ông.
Đó là nghe nói, còn tìm tài liệu chính thức thì chỉ thấy có một đoạn nhỏ trong Biên Hùng liệt sử của Thái Thụy Vi (1). Trong chương Nhơn sự, đoạn nói về Lý Quang Diệu có mấy dòng như sau (nguyên văn):
Ông là vị Thủ tướng lâu đời nhất của Tân Gia Ba, người có công đưa xứ sở này lên hàng một trong Tứ tiểu long, lợi tức mỗi đầu người (per capita income) là hơn 10,000 đô một năm (ten thousands dollars club), so với lợi tức tính bổ đồng mỗi đầu người Việt Nam 240 đô la một năm;
Singapore là nước Hồi Giáo, một trong bốn xứ Rồng Con (Tứ Tiểu Long) giàu mạnh mới của Đông Nam Á, cùng với Đài Loan, Hồng Kong, và Nam Hàn.
Cách đây vài năm, sau khi về hưu, ông có trở về thăm sinh quán và được chính phủ Việt Nam Cộng Sản đón rước như quốc khách. Trước đó, lúc còn tại vị, ông có gửi đặc sứ về Việt Nam tìm ông anh ruột đạp xích lô để giúp đỡ.
Đó là những thông tin từ Biên Hòa, người Biên Hòa. Gần đây, khi ông Lý Quang Diệu qua đời, các báo Việt (ở hải ngoại và một số trang mạng trong nước) có rộ lên bài trích từ một tin trên báo Straits Times của Singapore nêu lên nghi vấn: Phải chăng ông Lý Quang Diệu là người Việt Nam?
Phải chăng ông Lý Quang Diệu là một người Việt gốc Hoa, sinh ra ở Biên Hòa và sống những ngày thơ ấu cùng anh trai tại vùng đất cách Sài Gòn 30 km? Nghi vấn này dựa trên những tin đồn từ cộng đồng Hoa kiều, theo đó gia tộc của ông Lý Quang Diệu đã đến Biên Hòa lập nghiệp từ nhiều thế hệ trước khi ông ra đời.
Cách đây vài năm, sau khi về hưu, ông có trở về thăm sinh quán và được chính phủ Việt Nam Cộng Sản đón rước như quốc khách. Trước đó, lúc còn tại vị, ông có gửi đặc sứ về Việt Nam tìm ông anh ruột đạp xích lô để giúp đỡ.
Bài viết nói trên được đăng trên báo in Straits Times ngày 29/8/1992, chỉ dài khoảng 140 từ với nội dung như sau:
Phải chăng ông Lý Quang Diệu là một người Việt gốc Hoa, sinh ra ở Biên Hòa và sống những ngày thơ ấu cùng anh trai tại vùng đất cách Sài Gòn 30 km? Nghi vấn này dựa trên những tin đồn từ cộng đồng Hoa kiều, theo đó gia tộc của ông Lý Quang Diệu đã đến Biên Hòa lập nghiệp từ nhiều thế hệ trước khi ông ra đời.
Cha đẻ của ông Lý Quang Diệu là một người nông phu ở ấp Tân Thành, Biên Hoà. Cuộc sống của gia đình ông tại Việt Nam khá khó khăn. Khi 5 tuổi, ông Lý Quang Diệu được một cặp vợ chồng Hoa kiều Singapore giàu có nhận làm con nuôi và đưa về Singapore ăn học. Sau này, khi đã lên làm Thủ tướng, ông Lý có gửi đặc sứ về Việt Nam tìm người anh ruột, được cho là đang hành nghề đạp xích lô để giúp đỡ…
Cho đến nay, những thông tin trên vẫn chưa được xác thực và chỉ lưu truyền như một trong nhiều giai thoại về nhà lãnh đạo huyền thoại của đảo quốc Sư tử.
Mặc dù đây là những thông tin từ một tờ báo lớn của Singapore nhưng chúng chẳng nói lên được điều gì.
- Thứ nhất, về nội dung thì chẳng có phát hiện gì mới và với nội dung quá tương đồng ta có thể nghi ngờ rằng tác giả đã lấy thông tin từ chính bài viết của Thái Thụy Vi đã nêu ra ở trên mà thôi.
- Đây là một bài báo rất - rất không quan trọng, như trong hình ta thấy, bài báo chỉ chiếm một góc nhỏ xíu trên trang báo giấy và không hề được đưa lại trên mạng. (Ảnh trong hình là ảnh lưu bằng vi phim tại Thư viện Quốc gia Singapore, NLB)
Ảnh lưu trang 28 báo Straits Times ngày 29/8/1992, tin về ông Lý Quang Diệu chỉ là một mẩu tin nhỏ xíu (màu sáng góc trên bên phải)
- Bài báo không hề gây sự chú ý của độc giả. Được đăng năm 1992 (lúc đó ông Diệu còn đang sống khỏe mạnh và mới vừa rời chức thủ tướng một năm rưỡi) mà không ai quan tâm tìm hiểu gì thêm. Chỉ đến khi ông qua đời 13 năm sau, một số nhà báo người Việt dò tìm tin tức mới phát hiện mẩu tin nhỏ này và đưa lại mà thôi!
- Ông Lý Quang Diệu (李光耀, Lee Kwan Yew) sinh ngày 16/9/1923 trong một nhà lều rộng và thoáng tại số 92 đường Kampong Java, Singapore (vậy là không phải sinh ở Biên Hòa!). Ông là con cả trong một gia đình có 5 anh em, 4 trai và 1 gái (vậy là không có "một người anh ruột"!). Ngoài ra, ông Diệu được sinh ra trong một gia đình danh giá, thuở nhỏ ông học tại trường tiểu học Telok Kurao (Singapore) rồi học viện Raffles (Singapore). Trong thời gian Nhật chiếm đóng Singapore (1942 - 1945) ông tạm ngưng việc học, làm thông dịch cho người Nhật từ năm 1943 đến đầu năm 1945. Sau chiến tranh, ông theo học tại đại học Cambridge (Anh). Trong toàn bộ tiểu sử của ông, không hề thấy có thời gian hàn vi nào ở Việt Nam!
- Cha của ông Lý Quang Diệu là Lý Tiến Khôn (李進坤,Lee Chin Koon). Ông này sinh năm 1903 ở Semarang, Indonesia và mất ngày 12/10/1997 tại Singapore. Ông là nhà môi giới chứng khoán và là quản lý kho cho công ty xăng dầu Shell. Ông Khôn sinh ra trong một gia đình giàu có, tài sản của gia đình ông bị ảnh hưởng nặng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới. Ông kết hôn với bà Thái Nhận Nương (蔡認/认娘, Chua Jim Neo) năm 1922 (19 tuổi) và có đứa con đầu lòng là Lý Quang Diệu một năm sau đó (20 tuổi). Vậy là không có chuyện cha ông Lý Quang Diệu mất và chôn ở Việt Nam, cũng không có chuyện ông ấy là người nông dân nghèo ở Biên Hòa.
Tui phân vân quá, không biết thực hư những thông tin về chuyện ông Lý Quang Diệu ở Biên Hòa như thế nào. Rồi tình cờ, tui gặp anh Lý Kim Hoàng, chánh tế Đình Tân Lân, Biên Hòa. Anh cho biết mình chính là người con của anh ruột ông Lý Quang Diệu, tức ông Diệu là chú ruột của anh. Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long là anh em họ với anh!
Tui hỏi anh Lý Kim Hoàng (bên phải): Tui nghe đồn rằng ông Lý Quang Diệu cho người về tìm ông anh đạp xích lô ở Biên Hòa? Ảnh trả lời: Ba tui đó chớ ai!
Một buổi trò chuyện dài với anh Lý Kim Hoàng giúp tui biết thêm nhiều thông tin mà tui sẽ kể lại sau. Còn bây giờ thì mọi người có thấy bài dài lắm rồi hông? Tui nghỉ đây.
Phạm Hoài Nhân
___________
(1) Thái Thụy Vi (1940 - 2014) tên thật là Đỗ Khoa Luật, sinh tại Biên Hòa. Thân phụ của ông là Đỗ Hữu Quờn, một nhân vật tiếng tăm ở Biên Hòa.
(2) Nguồn thông tin chính lấy từ website Thư viện Quốc gia Singapore (Singapore National Library Board, NLB), Lý Quang Diệu truyện của Trương Hòa Thành - 1994 (bản dịch của Thái Nguyễn Bạch Liên với tựa là Lý Quang Diệu, ông là ai?), Wikipedia và một vài nguồn khác.
(1) Thái Thụy Vi (1940 - 2014) tên thật là Đỗ Khoa Luật, sinh tại Biên Hòa. Thân phụ của ông là Đỗ Hữu Quờn, một nhân vật tiếng tăm ở Biên Hòa.
(2) Nguồn thông tin chính lấy từ website Thư viện Quốc gia Singapore (Singapore National Library Board, NLB), Lý Quang Diệu truyện của Trương Hòa Thành - 1994 (bản dịch của Thái Nguyễn Bạch Liên với tựa là Lý Quang Diệu, ông là ai?), Wikipedia và một vài nguồn khác.
Thưa bác, Theo thông tin chính thống thì có nghĩa là theo lý lịch của gia đình mà ông Lý Quang Diệu được nhận làm con nuôi đúng không ạ!
Trả lờiXóaông Lý chính xác là người Việt đấy. không những vậy tổng thống Taiwan Tưởng giới thạch cũng là người Vietnam luôn. hiện tại gia tộc Tưởng vẫn hàng năm thăm mồ mả của bố tổng thống tại Kiến an Hải phòng.
Trả lờiXóaChuyện này có thật không anh ơi,chính phủ mình có biết ko anh ?
XóaChuyện gì củng có thể xãy ra. Nhưng trước hết chưa biết thực hư ra sao? Nhưng nó rất li kỳ và lí thú,nên nhiều người thích đọc
Trả lờiXóaTóm lại họ là người Hoa sống ở Việt Nam chứ đừng nhận vơ là người Việt Nam nghe nó dơ lắm!
Trả lờiXóa