27 thg 9, 2011

Rươi Hải Dương


Con rươi trông gần giống một con đỉa lai con rết bởi vì cái thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân của nó. Khi sống rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ và sặc mùi tanh tanh đến khó chịu. Thế mà lạ thật, cái con vật xấu xí “đáng sợ” ấy khi đã qua bàn tay khéo léo của các bà nội trợ lại trở thành “đặc sản” thơm ngon khó quên.
 

Rươi còn tươi (
Ảnh: My.opera)

Chênh vênh - lênh đênh

Tôi rất yêu thích ca khúc Chênh vênh của Lê Cát Trọng Lý. 

Khen, giới thiệu Chênh vênh có lẽ là thừa. Bao người đã khen, đã cảm với ca khúc này. Tôi muốn nêu cảm xúc của mình với chỉ hai tiếng chênh vênh.

Còn chần chờ chi hỡi anh
Hôn em, ôm em cho nát chênh vênh
Ừ tình là điên khát say
Hôn em, ôm em sao nát chênh vênh



Tiếng mẹ đẻ của chúng ta mới kỳ diệu làm sao, chỉ hai tiếng chênh vênh - không cần giải thích - là đã cảm thấy khắc khoải đến vô cùng tận. Thêm ca từ và giọng hát mộc mạc chân tình của Lý nữa khiến ta như rơi mà chưa rơi giữa hư không mênh mang.

...


Chấp cả Gu gồ!

Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì tra... Gu-gồ!

Ba Trợn không thuộc giới trẻ, nhưng là một người ham mê du lịch, yêu lịch sử - địa lý, lại xài Internet khá thành thạo. Nó nói với Hai Ẩu rằng nó thuộc lòng tên của 695 quận huyện thuộc 63 tỉnh thành trong cả nước Việt Nam. Nó thách Hai Ẩu:
  • Anh Hai cứ nói tên một huyện bất kỳ nào đó ở Việt Nam, trong vòng 30 giây em sẽ nói ngay huyện đó thuộc tỉnh thành nào!

Chơi thì chơi chớ ngán gì, sẵn dịp thử tài thằng em mình luôn. Hai Ẩu nói: Cho phép chú em tra cứu trên Internet trong trường hợp lỡ nhớ không rõ luôn! Ba Trợn cười hì hì đồng ý, chắc ăn là thắng cuộc vì có Internet thì có cái quái gì mà không tìm ra chớ!


20 thg 9, 2011

Hai Ẩu xem phong thủy

  • Nhờ thầy coi hướng dùm cái nhà của tui.
  • Được. Anh tuổi gì?
  • Tuổi Hợi. Kỷ Hợi.
Thầy bấm bấm bấm bấm (bấm ngón tay, không phải bấm phím).

19 thg 9, 2011

Đi về đâu hỡi em?

Chuyện về Long Khánh và Xuân Lộc

Tôi sinh ra ở Xuân Lộc, Long Khánh. Giấy khai sinh ghi như vậy. Điều này hoàn toàn chính xác, vì hồi đó có tỉnh Long Khánh, quận Xuân Lộc là tỉnh lỵ.

Tỉnh Long Khánh được chính quyền Sài Gòn thành lập vào ngày 24/4/1957, gồm 2 quận Xuân Lộc và Định Quán. Tỉnh lỵ đặt tại Xuân Lộc. Đến năm 1967, chính quyền Sài Gòn thành lập quận Kiệm Tân thuộc tỉnh Long Khánh. Tỉnh Long Khánh có 3 quận: Xuân Lộc, Định Quán, Kiệm Tân và tồn tại cho đến tháng 4 /1975, tỉnh lỵ vẫn là Xuân Lộc.


Vị trí tỉnh Long Khánh trên bản đồ VNCH năm 1967

Sau ngày 30/4/75, tỉnh Long Khánh không tồn tại nữa. Quận Xuân Lộc biến thành huyện Xuân Lộc, thuộc tỉnh Đồng Nai.


Ngày 10/4/91, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 107, theo đó huyện Xuân Lộc được tách thành 2 huyện: huyện Xuân Lộc và huyện Long Khánh.

Từ đây bắt đầu lộn xộn.


17 thg 9, 2011

Suối Tre - Long Khánh

Từ TPHCM về Long Khánh, khi còn cách thị xã Long Khánh 4 km, phía bên trái quốc lộ 1 là Suối Tre (khoảng cây số 1.824). Tên đầy đủ là Trung tâm Văn hóa Suối Tre.

Người ta đã từng dùng mỹ từ này để chỉ Suối Tre: Đà Lạt của miền Đông.

So sánh này hơi khập khiễng, nhưng có phần đúng.

16 thg 9, 2011

Các tỉnh miền Nam ngày xưa

Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22/10/1956 của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì Nam phần (Nam bộ) gồm 22 tỉnh và đô thành Sài Gòn. Đó là:

*. Đô thành Sài Gòn
1. Phước Long
2. Bình Long
3. Biên Hòa
4. Long Khánh
5. Bình Dương
6. Bình Tuy
7. Phước Tuy
8. Gia Định
9. Long An
10. Tây Ninh
11. Định Tường
12. Kiến Tường
13. Kiến Phong
14. Kiến Hòa
15. Trà Vinh
16. Vĩnh Long
17. An Giang
18. Phong Dinh
19. Kiên Giang
20. Ba Xuyên
21. An Xuyên
22. Côn Sơn

13 thg 9, 2011

Bác Ba Phi trúng mánh

Bữa nay bác Ba Phi lên thành phố rủ Hai Ẩu nhậu! Quá đã, hổng biết ông già có chuyện gì vui mà cao hứng bất tử vậy?

Bác Ba Phi khề khà kể với Hai Ẩu:

  • Cách đây mấy bữa, tui rãnh rỗi hổng biết mần chuyện gì, tui mới qua bên nhà hàng xóm mượn mấy trăm cây vàng về... xếp domino chơi cho đỡ buồn. Dè đâu tui thấy vàng lên giá tới 49 triệu một cây, tui liền đem bán phứt. Bán một hơi ba trăm cây luôn!

Hai Ẩu há hốc miệng:

  • Trời ơi, bác làm vậy rồi sao trả vàng cho người ta!


12 thg 9, 2011

Hậu sinh khả úy


Khổng Tử là Vạn thế sư biểu, chuyện đó ai cũng biết. Nhưng Khổng tử là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, chắc ít ai biết. Vậy các bạn hãy nghe kể chuyện này nhé!
 
Ngày nọ Khổng Tử dẫn các đệ tử đi điền dã để hướng dẫn về kỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh. Đến khung cảnh vừa ý, Khổng Tử bảo các học trò dừng lại, dựng chân máy ảnh lên, chọn một góc máy đặc sắc, rồi Ngài bắt đầu giảng giải về ánh sáng, màu sắc, bố cục, v.v…

Lúc đó bỗng đâu có một thằng nhóc xuất hiện. Nó nhăn răng cười rồi chỉ vào giàn giá, máy ảnh, ống kính… và hỏi Đức Khổng Tử:
  • Cái này là cái quái gì vậy ông già?
  • Đồ nghề chụp ảnh đấy, chú em ạ. Chẳng hay chú con cái nhà ai, tên chi?


11 thg 9, 2011

Chuyện ngắn Tết Trung thu

Trung thu, người ta chỉ nhắc đến các cháu thiếu nhi, chẳng nhắc đến chị Hằng.

Chị Hằng ức lắm, nghĩ ra một cách để đánh bóng tên tuổi:


Nude vì các cháu thiếu nhi thân yêu!

10 thg 9, 2011

Nhà thương điên Biên Hòa

Chưa đi chưa biết Biên Hòa
Đi rồi mới biết có nhà thương điên

Nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng tới mức có thời Biên Hòa đồng nghĩa với... điên. Cho ai đó đi Biên Hòa, có nghĩa là người đó điên tới mức rồi, phải cho vô nhà thương điên thôi.

Tên gọi chính thức của nhà thương điên Biên Hòa hiện nay là Bệnh viện Tâm thần Trung ương II.


Năm 1915, chính quyền thuộc địa Pháp cho xây dựng một khu quản lý người bị bệnh tâm thần tại tỉnh Biên Hoà. Ngày khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng 3 năm 1915. Từ khi xây dựng cho đến nay, cơ sở này nhiều lần đổi tên gọi như Trú xá người điên Biên Hòa (1915), Dưỡng trí viện Nam Kỳ (Quyết định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 21 tháng 11 năm 1937), Dưỡng trí đường Biên Hòa (Theo quyết định của ông Hoàng Minh Châu - chủ tịch Uỷ ban tỉnh Biên Hoà sau Cách mạng tháng Tám ký ngày 12 tháng 10 năm 1945), Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, Bệnh viện Tâm trí Biên Hòa (từ 1975 - 1980), Bệnh viện tâm thần Biên Hòa (từ năm 1980 - 2003) rồi đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương II (từ năm 2003 - nay).


6 thg 9, 2011

Đông Ki Sốt gặp Lục Vân Tiên

Ở thời buổi này chuyện gì mà chẳng xảy ra được. Bởi vậy chuyện Đông Ki Sốt gặp Lục Vân Tiên cũng là bình thường thôi!

Người ta không biết chắc hai nhân vật này gặp nhau lần đầu như thế nào. Có thể qua Facebook, có thể qua Diễn đàn nào đó... nhưng chắc chắn là họ gặp nhau qua Internet.

Đông Ki Sốt, nhà hiệp sĩ tài ba xứ Mancha vốn là người mê đắm chuyện kiếm hiệp, luôn mơ ước ra đi hành hiệp xóa mọi áp bức bất công. May cho nhà quý tộc Đông Ki Sốt quá, giờ này ông không cần phải cưỡi con ngựa ròm Rô-xi-năng-tê đi lông bông nữa, mà chỉ cần ngồi nhà lướt web là biết đủ mọi thông tin trên đời. Phải nói là những thông tin trên mạng bây giờ nhảm nhí gấp vạn lần truyện hiệp sĩ mà Đôn Ki Sốt đã đọc ngày nào.Chuyện bé xé ra to, chuyện không nói thành có, chuyện vớ va vớ vẩn cũng thành chuyện hot. Đông Ki Sốt chả cần tưởng tượng cái cối xay gió thành gã khổng lồ nữa, vì đã có những tay đưa tin trên net tưởng tượng dùm ông. Nhà hiệp sĩ tài ba của chúng ta cũng chả cần vung cây giáo rỉ sét của mình lên cho mỏi tay, ông chỉ cần nhận xét búa xua bằng những lời lẽ dao to búa lớn vào tin ấy (có thể là comment ở một blog, ở Facebook, hoặc ngay trong các tin của báo điện tử, báo nào mà chả có phần góp ý cho bài đăng!). Đông Ki Sốt hả hê lắm!

Đức Mẹ Bãi Dâu

Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).

Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).


Tượng đài và Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu

5 thg 9, 2011

Viếng Thiền viện Chơn Không

Từ Bãi Trước (Vũng Tàu) đi theo đường Quang Trung đến ngã tư mũi tàu, rẽ trái theo đường Lê Lợi, đến ngã ba đường Lê Lợi - Vi Ba tiếp tục rẽ trái đi theo đường Vi Ba khoảng 1 km đường đèo lên triền núi Lớn (núi Tương Kỳ), ta sẽ đến Thiền viện Chơn Không.

Cổng Thiền viện Chơn Không - Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện nằm trên triền hòn Sụp, núi Tương Kỳ, ở độ cao khoảng 80 met, diện tích tọa lạc khoảng 2 ha.


2 thg 9, 2011

Tượng Phật dốc 47


Trên quốc lộ 51 (đường đi Vũng Tàu), ở Km 10 (gần đến Ngã 3 Thái Lan và Bò sữa Long Thành) ắt hẳn các bạn đã từng nhìn thấy phía tay phải có một tượng Phật bán thân đặt trên một cái bệ có 4 cánh như đuôi một trái pháo. Người ta gọi đó là tượng Phật dốc 47.
Tại sao lại có tượng Phật ở đó và tại sao có tên là Dốc 47?

Tôi không biết!

Biển, núi và những khẩu đại pháo

Khi tắm biển ở Vũng Tàu, ắt hẳn các bạn nhìn thấy những dãy núi cao sát bãi biển. Đó là núi Lớn, hay còn gọi là núi Tương Kỳ hoặc Tương Phùng và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tao Phùng.

Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có 3 đỉnh, đỉnh cao nhất là 254 met nằm ở phía Bắc của trung tâm thành phố Vũng Tàu.



Núi Lớn Vũng Tàu
Núi Lớn

1 thg 9, 2011

Bài ca tạm biệt của Viết Chung

Tôi dám chắc các bạn cùng lứa với tôi hoặc lớn hơn (> 50) đều biết, thậm chí thuộc lòng một bài hát có tên là Bài ca tạm biệt.

Đây là một bài hát sinh hoạt (bài hát cộng đồng) được hát lên trong những dịp sinh hoạt tập thể - thời điểm hát là lúc chia tay nhau.


Bài ca tạm biệt

Gặp nhau đây rồi chia tay.
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say còn chưa phai.
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy 
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy. 

Còn trong ta, tình bao la 
Cuộc tình chinh chiến bừng lên muôn ước mơ 
Lòi suy tư, lời đêm qua, 
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về 
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.

Trẻ con hát, thiếu niên hát, người lớn hát. Cứ mỗi lần tụ tập lại rồi khi chia tay nhau người ta lại hát bài này. Các bạn có nhớ không?

Cù cưa với sư tử

Hả to ra, để tui còn đi về viết blog!