30 thg 7, 2013

Ăn bánh căn ở Phan Rang

Anh T, chủ quán cafe ở Biên Hòa, kể với tôi:

Tôi có người bà con quê Phan Rang nhưng sống ở Biên Hòa đã lâu. Anh ta vẫn thường nhắc món bánh căn Phan Rang và khen nức nở, tôi nghe cũng bắt thèm. Thế rồi có dịp cùng về Phan Rang, anh ấy cùng tôi ăn món bánh căn yêu dấu ấy tại quê hương anh. Tôi nhìn anh ăn say sưa mà tự hỏi: Nó ngon ở chỗ nào ta? Nó giống bánh khọt, nhưng đâu ngon bằng bánh khọt!

Tôi nghe kể vậy cũng tò mò, không hiểu bánh căn là thứ gì mà kẻ khen, người chê như vậy.

Có dịp, tôi ăn bánh căn, nhưng không phải ở Phan Rang mà ở Sài Gòn. Thú thiệt, không dở, ăn cũng ngon đó chớ. Nhưng để mà ghiền, mà nhớ da diết như kể ở trên thì chịu, không biết vì sao!

Rồi tôi đi Phan Rang thăm bạn cũ. Bạn Lẫy đưa tôi ra bãi biển Ninh Chữ ăn bánh căn ở quán ven đường. Anh và tôi, bọn trẻ con anh và con tôi cùng ngồi thưởng thức món đặc sản bánh căn Phan Rang.

Có bánh căn trứng, bánh căn tôm và bánh căn mực


Bánh căn tôm - trứng

29 thg 7, 2013

Đậu bắp luộc chấm chao


Có một món ăn đơn sơ mà đặc sắc: Đậu bắp luộc chấm chao! Món này gắn với một kỷ niệm thời sinh viên của tui.

Hồi năm thứ nhất, tui chưa xin vô ở ký túc xá được, đành ở ké nhà của cậu mợ ở tuốt bên Bến Vân Đồn, quận 4. Cậu làm thầy giáo, nhà nghèo. Căn nhà nhỏ xíu chỉ mười mấy mét vuông cất nhô ra sông. Dòng sông nước đen thui. Nhà có 2 vợ chồng, 2 đứa con, giờ phải chứa thêm một thằng cháu sinh viên, quả là lắm điều bất tiện.


28 thg 7, 2013

Từ bao giờ Biên Hòa hóa ra Hà Nội?

Xa lộ Hà Nội ngày nay

Từ năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô, Biên Hòa đã hóa ra Hà Nội!

Đó là nói tắt, nói cho đầy đủ thì vầy: Xa lộ Biên Hòa, con đường nối liền thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, được đổi tên thành Xa lộ Hà Nội từ năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô!

27 thg 7, 2013

Bún chả - nem cua bể

Gần nhà tui ở Biên Hòa có quán bún chả Hà Nội. Bún ngon, dân Bắc chính gốc nấu ăn, nên tui ghé khá thường xuyên. Thế nhưng chuyện muốn kể ở đây không phải là bún chả, mà là nem cua bể.

Bún chả Hà Nội

Bữa nọ, hai cha con tui đi ăn bún chả thì thấy ở quán có đề thêm món mới là nem cua bể. Chưa ăn món này lần nào, nên tui gọi cho biết. Rất tiếc, bữa đó không có.

26 thg 7, 2013

Bóng ma trên đèo Bảo Lộc

Người ta nói ở đèo Bảo Lộc có ma. Không phải một mà tới ba con ma, ba oan hồn thiếu nữ thường mặc áo trắng ra vẫy xe giữa đêm khuya. Bằng chứng cho sự có ma ấy là ở lưng chừng đèo có một ngôi miếu gọi là Miếu Ba Cô.

Tác giả Người Khăn Trắng - người chuyên viết chuyện ma trước 1975 - viết cả một chuyện dài kể về sự tích oan hồn 3 thiếu nữ đã chết nơi đây như thế nào, đã hiện hình thành ma ra sao... Không biết từ câu chuyện của ông người ta đã truyền nhau về ma, hay từ lời đồn về ma mà ông viết thành chuyện, chỉ biết chắc chắn có ngôi miếu Ba Cô đơn độc giữa lưng đèo, lúc nào cũng nghi ngút khói hương.


Miếu Ba Cô ở đèo Bảo Lộc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

25 thg 7, 2013

Sống chung với lũ

Hồi xửa hồi xưa, thuở dế còn là của quý hiếm, mỗi lần nghe tiếng dế kêu, móc ra a lô giữa bàn dân thiên hạ mới kiêu hãnh làm sao, rạng ngời khí phách.

Ít xưa hơn một chút, hễ khi tiếng dế vọng lên thì biết ngay đó là lời nỉ non tâm sự của bé yêu, của chiến hữu rủ đi nhậu hay... bắt mối làm ăn. Họa hoằn giữa đêm hôm khuya khoắt giả dụ có tiếng dế thất thanh báo cha ốm, mẹ đau thì cũng là chuyện cần thiết để lo tròn phận sự.

Lại ít xưa hơn một chút, mỗi lần dế báo có tin nhắn là báo có tiền vô tài khoản…

Ôi, cái thời đẹp tươi ấy nay đã xa rồi… Xa xôi biền biệt!



Vì sao tên các tịnh xá thường bắt đầu bằng chữ Ngọc?

Hai Ẩu tuy ẩu nhưng làm việc gì thường cũng ráng tìm hiểu cho cặn kẽ. Tỷ như thường đi tham quan các ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá... Hai Ẩu thấy đa số các tịnh xá đều có tên bắt đầu bằng chữ Ngọc, như tịnh xá Ngọc Phương (Gò Vấp), tịnh xá Ngọc Uyển (Biên Hòa), tịnh xá Ngọc Hải (Long Hải)... thì tìm đọc để hiểu tại sao.

Hai Ẩu tìm hiểu được và lên lớp, giải thích cho chú em Ba Trợn của mình như thế này:

Ngôi chùa của hệ phái Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch.

Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ Ngọc đứng trước. Ý của vị Tổ sư muốn khuyên dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ được ngọc trong tâm mình. Sau chữ Ngọc là một chữ có liên hệ đến địa phương nơi tịnh xá tọa lạc. Ví dụ: Tịnh xá Ngọc Châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), tịnh xá Ngọc Vinh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tịnh xá Ngọc Trang (TP. Nha Trang), tịnh xá Ngọc Nhơn (TP. Quy Nhơn), tịnh xá Ngọc Ban (TP. Buôn Ma Thuột)… Cũng có nhiều tịnh xá không đặt tên như vậy, như: Pháp viện Minh Đăng Quang, tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Lộc Uyển, tịnh xá Kỳ Hoàn (TP. Hồ Chí Minh); tịnh xá Kỳ Viên (An Giang), v.v…

23 thg 7, 2013

Hai Mì Gói đi thăm Cà Mau

Dân nhà quê đi ra thành phố người ta kêu là Hai Lúa ra tỉnh, ý hơi coi thường. Nhưng dân thành phố mà về miền quê thì cũng có gì hơn đâu? Cũng ngơ ngáo bỏ xừ! Dzậy thì kêu là gì ha? Kêu là Hai Mì Gói về quê vậy!

Đó là chuyện tui đi Cà Mau lần đầu, từ năm 2001. Chuyện xưa lắc. Nhưng chuyện đó đã từng làm rúng động dân nhậu xứ Cà Mau, cho nên giờ phải kể lại để mọi người biết thế nào là lễ độ!

Chuyện là như vầy…



22 thg 7, 2013

Sáng tạo thương hiệu

Xe bon bon trên quốc lộ 1, trên đường hướng ra Trung. Ngồi trao đổi rôm rả trên xe là một chủ doanh nghiệp máy tính sừng sỏ và một chuyên gia tư vấn đại tài, đó chính là… Hai Ẩu.

Chủ doanh nghiệp quyết tâm làm nên một thương hiệu máy tính lừng lẫy, nổi tiếng khắp cả nước. Hai Ẩu rất thích thú trước ý định này, bèn trổ tài tư vấn để đặt tên cho thương hiệu. Hai Ẩu nói:
  • Máy tính thương hiệu Việt, tất nhiên phải đặt một cái tên có chất Việt Nam, thế nhưng không nên đặt tên bằng tiếng Việt, vì người tiêu dùng nghe tên Việt thì sẽ chê là… nhà quê, phải đặt tên tiếng nước ngoài nghe nó mới sang. Hừm, Việt Nam nhưng lại không dùng tiếng Việt, khó à nha! À, có rồi, Mekong được không?
  • Không được! Mekong có nơi đã đặt rồi. Với lại tên đó nghe chưa hay. 
  • Vậy còn tên nữa, máy tính Pleiku, nghe được hông? Nghe là biết Việt Nam, nhưng không phải tiếng Việt. Đọc nghe rất “kêu”, lại còn hàm súc nhiều ý nghĩa nữa. Đã Play mà còn Ku nữa, hơn hẳn… Playboy!

21 thg 7, 2013

Trụ Vũ - Nhà thơ, nhà thư pháp

Ông là một nhà thơ, nhà Phật học nổi tiếng. Bài thơ Thằng gù nhà thờ Đức Bà của ông được xếp vào một trong những bài thơ tình hay nhất Việt Nam.

Ông còn là một nhà thư pháp tiên phong của Việt Nam.

Với ông, tôi có những kỷ niệm đẹp...


Tuyển tập thư pháp Trụ Vũ

Thảm hoa vàng trên triền đất đỏ

Thuở ấy tôi chưa đi nhiều như bây giờ...

Thuở ấy cũng chưa có máy ảnh lo le trên tay để mà chụp lấy những khoảnh khắc đáng ghi...

Lần đầu tiên tôi đến Buôn Ma Thuột là trên một chiếc xe con, đi quá giang.


Quốc lộ 14 vắng vẻ, đìu hiu, hai bên đường có khi vài chục cây số không có nhà cửa gì cả. Đất bên đường đỏ quạch, như ngậm trong mình dòng máu. Đất đỏ làm tôi nhớ đến đất Long Khánh quê mình, nhưng đất ở đây đỏ hơn, đượm hơn, như thấm đẫm trong trong mình một nỗi nồng nàn, da diết.

20 thg 7, 2013

Chuyện tình ca dao


Thuở ấy, nơi túp lều tranh, bên mâm cơm chiều, có đôi vợ chồng nghèo hạnh phúc bên nhau cùng ngâm nga:

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon. 

Thuở ấy, ở nơi khác, cũng có một nàng thiếu nữ ngồi trong túp lều tranh bên mâm cơm chiều.

Khi chưa có Game online…


Hai Ẩu ngồi tỉ tê trò chuyện với một chú em gốc miền Tây Nam bộ đang làm việc tại thành phố:
  • Đi làm việc xa quê như vầy chú em có buồn không?
  • Dạ cũng có chút chút, nhưng may là giờ này có nhiều thú vui giải trí nên cũng nguôi ngoai. Cà phê cà pháo, coi ti vi, mà nhất là chơi game online. Chẳng còn bao nhiêu thời giờ để nhớ nhà. Chả bù với ngày xưa….
  • Ngày xưa thì sao?
  • Dạ, ngày xưa em ở nhà quê vừa chán vừa buồn. Nghèo, hổng có tiền, lại ở miệt vườn xa xôi.

19 thg 7, 2013

Bụi đời Chợ Lớn, từ đâu mà có?

A ha, xin nói liền, bài này chả có liên quan gì tới phim Bụi đời Chợ Lớn hết, chỉ mượn tên để ăn theo, để câu view mà thôi. Cũng chả có liên quan gì tới bụi đời hết, nên đáng lẽ chỉ đặt tít là Chợ Lớn, từ đâu mà có? Nhưng có sá gì, thiếu cha gì bài báo ở trên mạng có cái tít tào lao đó mà!

Vậy thì Chợ Lớn, từ đâu mà có?

Câu trả lời là Chợ Lớn từ Biên Hòa mà có! Cụ thể là từ Cù lao Phố  ở Biên Hòa.


Bên ngoài chùa Ông, ở Cù lao Phố - Biên Hòa

17 thg 7, 2013

Quan lớn nhìn nhau

Buổi họp sắp bắt đầu. Các vị quan chức lục tục kéo nhau vào phòng họp.

Có một vị quan chức mập mập ngồi kế một vị quan chức ốm ốm. Quan mập liếc quan ốm, cười cười. Thời buổi này mà quan ốm đi họp lại ôm theo cuốn sổ bằng cuốn tập học sinh. Dù cuốn sổ có cái bìa da khá sang, nhưng cuốn sổ vẫn là cuốn sổ. Quan mập nhẹ nhàng rút từ cặp của mình ra con Sony Vaio mới tinh, nhẹ nhàng đặt lên bàn. Quan thủng thỉnh khởi động máy.

Quan mập lại liếc quan ốm với cuốn sổ thô thiển của ông ta. Quan ốm chợt quay qua, bắt gặp ánh mắt của quan mập. Quan mập nheo mắt, nhếch môi, nở một nụ cười khinh khỉnh. Ông thấy quan ốm cũng nở một nụ cười, có vẻ như tiu nghỉu.




16 thg 7, 2013

Rau muống xào tỏi!


Hồi còn là sinh viên, ăn cơm ở nhà ăn tập thể của trường, món ăn thường xuyên được “đãi” là rau muống. Không phải cọng rau muống tươi xanh, chấm nước mắm phát thèm đâu, mà là rau muống già cứng ngắc, nấu một lần cả… thùng nên nhìn nó đen úa phát ngán (nước mắm thì chính xác là nước muối có pha tí màu). Đã vậy, có khi lẫn vô dĩa rau muống cả nùi… cỏ, lỡ nuốt vô là phát nghẹn (mà không phải cỏ cũng đã phát nghẹn rồi).

Cũng tội nghiệp cho mấy chị nuôi ở trường, chịu khó chế biến ra những món rau muống khác nhau: xào, luộc, có khi… kho luôn. Nhiều món như thế nhưng vị chi cũng là… rau muống, cho nên càng ăn càng ngán.

15 thg 7, 2013

Phiêu lưu nơi hoang dã

Đoàn thám hiểm do Christopher Colombus dẫn đầu, cùng đi còn có Guilliver, Roméo, Juliet và một nhân vật khá quen thuộc với các bạn: Hai Ẩu.

Mục đích của chuyến đi là khám phá một con thác nằm sâu trong rừng chiến khu D để mở đường cho tour du lịch. Vai trò của nhà thám hiểm lừng danh Christopher Colombus đã quá rõ, ông là chuyên gia sừng sỏ trong ngành du lịch. Guilliver trong vai trò người lái xe, một chiếc xe vượt địa hình của thương hiệu lừng danh thế giới. Đôi trai tài gái sắc Roméo - Juliet thì muốn tìm một nơi hoang dã để thể hiện tình yêu nồng cháy của mình (nghe đâu Juliet còn có ý định tìm cảnh thiên nhiên để chụp ảnh bảo vệ môi trường nữa!). Còn Hai Ẩu? Ngoài việc quá giang (đi ké), hắn còn có ý định viết một bài báo với đề tài Vai trò của smart phone với những chuyến phiêu lưu nơi hoang dã.


12 thg 7, 2013

Chùa nào nhậu nhiều nhất Việt Nam?

Sách Kỷ lục Việt Nam không có ghi kỷ lục này, nhưng theo tui thì đó là... chùa Ve Chai!

Chùa Ve Chai ở Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, địa chỉ là: số 120, Tự Phước, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chùa Linh Phước. Ảnh: Võ văn Tường, chụp cách đây hơn 10 năm.

Tên thiệt của chùa là chùa Linh Phước, nhưng dân ở đây quen gọi là chùa Ve Chai, vì ở đây có con rồng khổng lồ dài 49 met (chui vào bụng rồng được), vẩy rồng làm bằng 12.000 vỏ chai bia!

11 thg 7, 2013

Tuyến đường xe lửa ngắn nhất, mắc nhất và chậm nhất Việt Nam

Ga Đà Lạt được xem là nhà ga độc đáo với nhiều kỷ lục: Nhà ga cao nhất, nhà ga cổ nhất (cùng với ga Hải Phòng), đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất (chỉ có ở Đà Lạt), nhà ga độc đáo nhất và đẹp nhất...

Ga Đà Lạt bây giờ vẫn còn xe lửa chạy trên một tuyến đường - và chỉ một mà thôi - đó là tuyến Đà Lạt - Trại Mát (có thể thêm một kỷ lục nữa là nhà ga xe lửa có ít tuyến nhất không ta?) dài 7 km.

Tuyến đường 7 km này xe lửa chạy trong 30 phút, giá vé là 43.000 đ. Như vậy tốc độ trung bình là 14 km/giờ. Thế là có thêm 3 kỷ lục nữa: Tuyến đường xe lửa ngắn nhất, mắc nhất và chậm nhất Việt Nam!

(Để so sánh, tàu Thống Nhất tuyến ngắn nhất là Sài Gòn - Biên Hòa, 30 km, giá vé ngồi mềm là 16.000 đ, vận tốc của tàu chậm nhất cũng tới 40 km/giờ).

Ngắn nhất, mắc nhất, chậm nhất, vậy có nên đi không? Nên quá đi chớ, vì đây là trãi nghiệm du lịch mà, ăn chơi ngại gì mưa rơi?

Người xưa


Hôm nay đám giỗ bà ngoại.

Các dì dượng chuẩn bị bữa giỗ.

Dì dượng Tám đã già, tuổi trên dưới 70. Nhà nghèo.

9 thg 7, 2013

Đây là con gì?

Hồi còn là sinh viên tui đi dạy kèm (tức là làm gia sư đó!). Dạy từ khi còn là sinh viên, lố qua tới khi đã tốt nghiệp kỹ sư luôn. Học trò tui là hai anh em thằng nhóc, học lớp 5, lớp 6.

Bữa tối nọ, hai đứa nhỏ vừa học vừa giỡn. Thiêu thân, bọ xít, bọ gì gì đó bay lao xao xung quanh chiếc đèn. Một đứa chồm lên, chộp được một con đang bay. Khoái chí, nó xòe tay cho tui coi rồi hỏi:
  • Đây là con gì vậy thầy?
Hi, con gì thì làm sao thầy biết được. Tui trả lời vậy.

Vừa ngạc nhiên, vừa thất vọng, thằng bé trề môi nói:
  • Xời! Thầy làm kỹ sư rồi mà thầy hổng biết con này con gì!
Đúng là trẻ con, tụi nó cứ nghĩ tốt nghiệp kỹ sư rồi thì cái gì cũng biết, chứ đâu cần biết rằng thầy nó là kỹ sư gì, cơ khí, tin học hay kỹ sư nông nghiệp!

Sau đó, tui vẫn thường kể lại câu chuyện này như một câu chuyện vui về sự ngây thơ của con nít.


Biệt thự Phi Ánh - nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đà Lạt có hàng ngàn ngôi biệt thự cổ, hầu hết đều do người Pháp xây dựng. Đã là người Pháp xây dựng thì hẳn là phải mang phong cách Pháp. Thế nhưng có một ngôi biệt thự - có lẽ là duy nhất - lại mang phong cách Tây Ban Nha. Đó là biệt thự Phi Ánh. Có tên này là do năm 1940, vua Bảo Đại đã mua biệt thự này từ một viên chức Pháp để tặng cho thứ phi Phi Ánh của ông.

Đây là một ngôi biệt thự đôi, mang số 1A và 1B đường Quang Trung, Đà Lạt - cách ga Đà Lạt vài trăm met ở phía đối diện, vì vậy nếu bạn tới ga để đi xe lửa thì trong thời gian chờ có thể thả bộ qua tham quan.

Biệt thự làm bằng đá granit, mang dáng vẻ cổ kính, thanh lịch, gồm 2 tòa nhà nối nhau bằng một hành lang vòng cung. Nó gợi cho ta nhớ tới những lâu đài ở châu Âu thời trung cổ. Đến đây bạn sẽ có rất nhiều góc chụp ảnh rất thú vị.


Tòa biệt thự bên trái

7 thg 7, 2013

Huyền Trân ơi, điều gì là vĩnh hảo?

Ngàn năm xưa, dòng suối Eamu từ dãy núi Tuy Phong thuộc vùng Panduranga của vương quốc Chiêm Thành (nay thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận) có tiếng là dòng nước thiêng, đem lại tuổi thanh xuân cho người đời.

Núi Tuy Phong

Năm 1306, nàng công chúa Huyền Trân 19 tuổi vâng mệnh vua cha về làm vợ Chiêm vương Chế Mân, bỏ lại mối tình cùng thượng tướng Trần Khắc Chung, đổi lấy hai châu Ô, châu Lý để mở rộng bờ cõi về phương Nam.

Pô Rômê - khúc bi ca nơi tháp cổ

Ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên một ngon đồi cao 50 met, sừng sững ngạo nghễ một tòa tháp cổ Chămpa: tháp Pô Rômê.

Pô Rômê là tên một vị vua Chăm đã được thần hóa, và được thờ trong ngôi tháp này (nên người dân gọi tên tháp theo tên vua). Biên niên sử người Chăm ghi vua Pô Rômê trị vì từ 1627 đến 1651 (thời kỳ này Chămpa đã là phiên thuộc của Việt Nam). Ông vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua, nên dân chúng vẫn thường gọi ông là ông vua mục đồng.


Là ông vua có công với đất nước nên vua Pô Rômê được thờ cúng trong tháp. Hiện nay trong tháp còn tượng đá của ông, cao 1,2 met và hằng năm vào những ngày lễ, tết người Chăm vẫn thường xuyên làm lễ cầu khấn.

Mưa... cứ mưa bay trên tầng tháp cổ

Trên quốc lộ 01 ra Nha Trang, khi qua khỏi Phan Rang độ 15 km, nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy một cụm tháp Chàm cổ. Đó là tháp Hòa Lai.

Tháp Hòa Lai sau khi trùng tu năm 2008 - Ảnh: Wikipedia

Tháp Hòa Lai còn được gọi là Ba Tháp, vì gồm có 3 ngôi tháp: Tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Tháp Giữa xây dở dang, chỉ còn nền tháp, nên bây giờ ta chỉ thấy hai tháp.

Cụm tháp Hòa Lai được xây dựng koảng thế kỷ thứ 9, là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai.

6 thg 7, 2013

Đèo cao! Dô ta!

Nói chuyện qua đèo, bỗng nhớ hồi nhỏ (nhỏ lắm á, lúc học lớp 1, lớp 2 gì đó) có một bài hát nghêu ngao suốt:



Đèo cao! Dô ta!
Thì mặc đèo cao! Dô ta!
Nhưng lòng yêu nước. Dô ta!
Còn cao hơn đèo
Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.

Rừng sâu! Dô ta!
Thì mặc rừng sâu! Dô ta!
Nhưng lòng yêu nước. Dô ta!
Còn sâu hơn rừng
Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.

Anh em! Dô ta!
Hăng hái hò reo! Dô ta!
Vượt sông vượt núi. Dô ta!
Vượt bao nhiêu đèo
Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.

5 thg 7, 2013

Ôi, Ngoạn Mục!

Không phải vô cớ mà con đèo Sông Pha nối giữa Phan Rang và Đà Lạt lại còn có tên gọi là đèo Ngoạn Mục. Con đèo dài 18,5 km nối giữa cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) và thung lũng Ninh Sơn (Ninh Thuận), có độ cao từ 200 đến 980 met là một trong những con đèo đẹp và ngoạn mục nhất miền Nam.

Đà Lạt cách Phan Rang 70 km đường chim bay, 110 km đường bộ. Đà Lạt nổi tiếng là miền đất lạnh. Phan Rang là nơi gió như phang, nắng như rang. Vượt 70 km đường chim bay, qua con đèo là ta đã đi từ nơi nóng nhất đến nơi lạnh nhất phương Nam, đó cũng là điều ngoạn mục.

Trước đây tôi đã từng qua con đèo này nhiều lần, mỗi khi từ Nha Trang hay từ Phan Rang qua Đà Lạt (đi theo quốc lộ 27), và lần nào cũng thấy thú vị khi từ trên cao nhìn xuống con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa rừng thông.


Đèo Ngoạn Mục. Ảnh: Wikipedia


4 thg 7, 2013

Cơm gà Phan Rang "ăn nhiêu tính nhiêu"

Đến Phan Rang, được bạn hiền Lâm văn Lẫy chiêu đãi món đặc sản cơm gà Phan Rang, định viết về món đặc sản hấp dẫn này nhưng thấy bài viết của Khuê Việt Trường trên BBC Vietnamese quá đủ ý nên đành mượn tạm thay lời muốn nói vậy.

Quả thật khi lần đầu tiên gọi đĩa cơm gà tại quán cơm Hải Nam trên đường Lê Hồng Phong, Phan Rang, tôi bỗng giật mình khi bà chủ đưa ra đĩa gà luộc có 7 miếng, mà miếng nào miếng nấy to ơi là to.

Có anh bạn kể là khi anh ghé ăn cơm gà Phan Rang, tưởng đĩa gà luộc đem ra cho mình là "phải" ăn hết, tiếc tiền anh cứ cắn mỗi miếng gà một miếng- nào ngờ thời giá lúc đó là 7.000 đồng/miếng, anh phải trả tiền đĩa gà là 49.000 đồng.

Còn tôi, nhìn thấy đĩa gà luộc ngon thì ngon thật, nhưng chắc chắn mình thiếu khả năng ăn hết, bèn hỏi bà chủ: "Chị ơi, cho đĩa gà nhỏ thôi." Bà chủ trả lời rất tỉnh: "Ăn nhiêu tính nhiêu".

3 thg 7, 2013

Biệt điện Trần Lệ Xuân và điều trớ trêu của lịch sử

Biệt điện Trần Lệ Xuân ở thành phố Đà Lạt nổi tiếng vì tên chủ nhân: Bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của cố vấn tổng thống VNCH Ngô Đình Nhu, và vì vẻ đẹp kiêu sa của chính nó.


Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân

Được xây dựng từ năm 1958, biệt điện Trần Lệ Xuân gồm 3 tòa biệt lập có tên Hồng Ngọc, Lam Ngọc và Bạch Ngọc tọa lạc trên diện tích 13.000 m2, thời ấy được coi là đệ nhất biệt điện trời Nam, là nơi sống của gia đình Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân, chỉ những quan chức, tướng lĩnh cao cấp mới được đến.


Đà Lạt có nghèo không?

3 cha con Hai Ẩu đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Sau khi khệnh khạng rong chơi về, cả 3 cùng ngồi bàn xem Đà Lạt có nghèo không.

Bùm phát biểu ý kiến trước tiên:
  • Đà Lạt rất nghèo, không nhà nào có tiền gắn máy lạnh. Tới nổi khách sạn thì đầy ra mà cũng chả mấy cái có phòng máy lạnh.
Nhà ở Đà Lạt... không có tiền gắn máy lạnh!