Hôm rồi, khi đi ngang qua đây, cậu con tôi hỏi: Sao kêu là Ngã tư Ga vậy ba?
Tôi buộc miệng trả lời: Chắc tại hồi trước ở đây có ga xe lửa!
Bến xe Ngã Tư Ga. Ảnh: Panoramio.com
Thế nhưng tôi chợt nhớ lại tuyến đường sắt là từ ga Sài Gòn ở Hòa Hưng rồi ra Bình Triệu tới Dĩ An, tới Biên Hòa. Đường rầy xe lửa làm quái gì đi qua Hóc Môn mà có nhà ga ở đó chứ!
Về nhà hỏi Gu-gồ. Hóa ra không có câu trả lời cho câu hỏi trên. Thật ra trên trang Hỏi - Đáp của Zing có câu hỏi tương tự và câu trả lời (được chọn hay nhất) là:
Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy qua từ ga Gò Vấp đến Dĩ An và khu vực này có 1 con đường cắt ngang mà không có barie làm rào chắn nên thường xảy ra 1 số vụ tai nạn đáng tiếc và người dân gọi là Ngã tư Ga cho dễ nhớ.
Rõ ràng là câu trả lời này rất thiếu thuyết phục. Thứ nhất là vì lộ trình xe lửa không đi qua đây như đã nói trên. Thứ hai là giả sử có đi qua như câu trên nói thì chỉ là đường ray chớ không phải nhà ga.
Hỏi Gu-gồ không được, tôi lật sách Sổ tay địa danh TPHCM do Lê Trung Hoa và Nguyễn Đình Tư biên soạn, tin chắc rằng 2 bậc sư phụ này sẽ có ngay câu trả lời cho mình.
Tiếc thay, trong quyển Sổ tay ấy không có mục Ngã Tư Ga!
May thay, trong đó có mục cầu Ga. Chú giải về cầu Ga như sau:
Cầu trên quốc lộ 1A, phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM, dài 15,6 met. Ga gốc tiếng Pháp là gare vì cầu gần ở ga tàu điện (tramway) Sài Gòn - Hóc Môn vào cuối thế kỷ 19 (xây dựng trong 2 năm 1896 - 1897) nên có tên trên.
Vị trí của cầu Ga sát ngay Ngã tư Ga, trên quốc lộ 1, hướng về phía Thủ Đức. Hiện nay khi xây cầu vượt, quốc lộ 1A tách thành 2 nhánh nên có Cầu Ga 1A và cầu Ga 1B, chiều dài khoảng 30 met.
Như vậy, cũng như chữ Ga trong cầu Ga, Ngã tư Ga mang tên này vì nó gần với một ga tàu điện được xây dựng ở đây cuối thế kỷ 19.
Tra cứu thêm một chút thì được biết:
Đường tramway Saigon-Dakao-Gia Định hoạt động từ 1895-1896 và đến Gò Vấp ngày 13 tháng 8 năm 1897. Năm 1904, đường Saigon-Gò Vấp nới thêm đến Hóc Môn, một đoạn dài 13 km. Đến năm 1908 thì đường ray 0.6m được thay thế bởi đường ray 1m. Và cuối cùng ngày 29 tháng 1 năm 1913 thì đường nối thêm từ Gò Vấp đến Lái Thiêu.
(Nguyễn Đức Hiệp - Hệ thống xe lửa công cộng tramway ở Sài Gòn thời Pháp)
Theo thông tin này thì đường tramway tới Gò Vấp hoàn thành năm 1897. Ngày nay vị trí Ngã tư Ga thuộc quận 12 (Hóc Môn), nhưng vào thời điểm đó có lẽ nó vẫn thuộc Gò Vấp, và như vậy thông tin này trùng khớp với thông tin của Lê Trung Hoa.
Tóm lại, gọi là Ngã tư Ga vì ở nơi đây có một ga tàu điện (tramway) được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Biết như vậy cũng tạm thỏa mãn rồi, héng?
Phạm Hoài Nhân
dzạ, nhiêu đó đủ phê rồi anh ơi :)
Trả lờiXóaHaha, phê thật
XóaVậy mà lúc trước em nghĩ nó gần ga xe lửa, nên gọi vậy!
Trả lờiXóaGood
Trả lờiXóaTôi ở gần đấy trước giờ vẫn thắc mắc tên gọi này. cám ơn tác giả.
Trả lờiXóamọi người chỉ cần google tuyến đường sắt sài gòn lái thiêu là sẽ ra thôi, tuyến đường sắt chạy dọc đường Nguyễn Oanh tới cầu đường sắt Phú Long rồi đến ga Lái Thiêu. Bến xe ngã tư ga ngày xưa chính là ga xe lửa của tuyến xe lửa này
Trả lờiXóaCũng bjet thêm lịch sử về một địa danh từ thời Pháp thuộc
Trả lờiXóagiờ mới biết nha
Trả lờiXóaHồi xưa nhà mình ở đó
Trả lờiXóa