26 thg 10, 2018

Chuyện kinh doanh của... Hàn Mặc Tử

Bài này tui viết từ năm 2010, nay biên tập lại chút đỉnh và cập nhật thông tin thời sự cho nó sốt dẻo
***

Ai cũng biết Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng, nhưng ít người thấy được thiên tài kinh doanh bất động sản của ông, đã được bộc lộ từ 80 năm trước (1938).

Đến thăm mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử để học hỏi... chuyện kinh doanh

Tui không phải nhà kinh doanh bất động sản nhưng xin được phép bình luận về tài năng kinh doanh của ông trong lĩnh vực này.

24 thg 10, 2018

Gió đưa bụi chuối sau hè...

Ầu ơ,
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ...

Mấy câu trên là ca dao, và cũng là lời ru của má, tui nghe từ hồi... ừ, chắc là hồi mới được sanh ra, chưa biết gì luôn. Chắc là nhiều bạn cũng đã từng được nghe giống như tui vậy. Hồi nhỏ chưa biết gì nhưng lời ru buồn bã, xa vắng dễ dàng đưa đứa bé vào giấc ngủ. Lớn lên một chút, hiểu ý nghĩa lời ru, càng thấm thía nỗi cô đơn, chịu đựng của người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, ru con giữa tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè...


22 thg 10, 2018

Tản mạn về mít - mít trong văn học

Trái mít thơm ngon như vậy, cây mít hữu dụng như vậy, nhưng không hiểu sao hình ảnh cây mít, trái mít qua thơ ca nếu không thô tục thì cũng hạ cấp. Bài thơ nổi tiếng nhất về trái mít có lẽ là bài Quả mít của Hồ Xuân Hương:

Thân em như quả mít trên cây

Vỏ nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Bài này hay như thế nào thì sách vở đã nói nhiều rồi, chỉ xin đăng lại để nhắc thôi, không dám bình. Ai thắc mắc nó tục như thế nào thì xin hỏi... Hồ Xuân Hương.



21 thg 10, 2018

Tản mạn về mít - Công dụng của mít

Mấy nay nói chuyện lan man về mít, nghĩ ngợi bỗng phát hiện ra một điều: Cây mít thật vĩ đại! Nó sống mãi, sống lung tung trong... cuộc đời của chúng ta!

Bởi vậy bữa nay lại nói chuyện về mít, mà cụ thể bài này nói về Công dụng của mít.




18 thg 10, 2018

Mít tố nữ Long Khánh

Từ hồi tui còn nhỏ xíu, tui đã nghe nói mít tố nữ là loại trái cây đặc sản của Long Khánh. Mít thì ở đâu cũng có, nhưng mít tố nữ hiếm hơn, ngon hơn (tất nhiên là mắc tiền hơn) và Long Khánh là nơi có mít tố nữ nhiều nhứt, ngon nhứt. Là con nít mà, nghe quê mình có loại trái cây như vậy là sướng rồi. Đâu cần biết có chính xác không (có muốn biết cũng... chả có cách nào để biết), chỉ cần sướng là đủ!



Mà mít tố nữ ngon thiệt. Thơm lừng! Đúng như người ta nói thơm như múi mít. Điều tuyệt vời nữa là khi xẻ trái mít tố nữ ra, chỉ cần nắm cái cùi giở lên là ta có một chùm múi mít, chớ không phải ngồi gở từng múi mít ra như mít thường. Đó cũng là lý do tại sao người ta xẻ chớ không chặt trái mít tố nữ.

15 thg 10, 2018

Hột mít lùi tro, ăn no... có sao không?

1.
Hồi nhỏ, một đám con nít đang chơi với nhau bỗng nhiên có tiếng động nhỏ và một mùi thum thủm phát ra. Có đứa la lên: Đứa nào địt thúi vậy bây? Hổng đứa nào chịu nhận hết. Vậy là tụi nó tìm ra thủ phạm bằng cách như sau:

Cả đám ngồi vòng tròn, một đứa vừa hát bài đồng dao sau đây vừa chỉ vào từng đứa ngồi trong vòng (kể cả chính nó)


Xù xì xục xịch
Hột mít lùi tro (*)
Ăn no té địt
Thằng cha nào địt
Hãy nói cho nghe
Thằng cha này... ĐỊT!

(*) Câu này hồi nhỏ tui hát là Ốc mít vùi tro, nhưng câu Hột mít lùi tro có vẻ thông dụng hơn


14 thg 10, 2018

Nghĩ về ngày Doanh nhân Việt Nam

Nói về những doanh nhân Việt Nam thuở ban đầu, có lẽ có một người mà mọi doanh nhân Việt ngày nay đều ngưỡng mộ: Ông Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi tên thật là Đỗ Thái Bửu. sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Yên Phúc, Hà Đông, Hà Nội). Mồ côi cha từ nhỏ, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau ông làm ký lục cho một hãng buôn Pháp, rồi làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chánh. Từ đó Bạch Thái Bưởi dần bước chân vào sự nghiệp kinh doanh, ông đã xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương. Rồi ông trúng thầu một hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định, thầu thuế chợ ở Vinh, Nam Định, Thanh Hóa...

12 thg 10, 2018

Cuộc chia tay phấn khởi

Trên trang blog của mình hôm 8/10/2018, Alphabet tuyên bố sẽ cho Google+ đi vào dĩ vãng kể từ cuối tháng 8/2019. Lý do chính được nêu ra là do sự cố rò rỉ dữ liệu của khoảng 500.000 users. Quyết định này cho thiên hạ thấy Alphabet nói là làm, chớ hổng phải như Facebook lộ dữ liệu tới 50 triệu users mà chả chịu... đóng cửa!



Từ từ, bình tĩnh đọc kỹ lại đi, Google+ chớ không phải Google đâu! Cho những ai không biết hoặc không thèm quan tâm tới Google+ (gọi dài dòng hơn, là Google Plus), xin được nhắc lại một chút: Google+ là mạng xã hội của Google, được coi là đối thủ đáng gờm của Facebook.

8 thg 10, 2018

Quê em rừng cao su

Những ngày đầu sau 1975, giữa các bài hát sùng sục khí thế chiến đấu và chiến thắng, ca ngợi công ơn của Bác và Đảng được "nhập khẩu" từ ngoài kia vô, có một bài hát khá êm dịu với hình ảnh quê hương nhẹ nhàng, nên được miền Nam yêu thích. Đó là bài Quê em của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.


Thật ra, dân miền Nam thích bài Quê em còn vì một lý do khác. Đây là một bài hát mà họ đã từng nghe, từng hát từ thuở xưa, từ trước 1975 rất lâu. Bài hát được sáng tác từ năm 1949, thời chống Pháp và lan truyền từ Bắc vào Nam. Miền Nam, như đối với nhiều ca khúc khác, không cần biết tác giả của nó đang ở đâu, dưới chế độ nào, cứ ca khúc hay là cho hát. Quê em phổ biến nhiều ở miền Nam qua giọng hát Thái Thanh, Thái Hiền.

1 thg 10, 2018

Thời đại 4.0

Lúc này đi tới đâu cũng nghe người ta nói tới Thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hoặc ngắn gọn hơn là Thời đại Công nghiệp 4.0 hay ngắn hơn nữa là Thời đại 4.0. Từ ngài Thủ tướng niễng niễng cái đầu tới anh cán bộ ấp vênh vênh cái mặt đều nổ một cách vang rền: Bốn Chấm Không.



Tui nghe mà hãi hùng quá, vì mình chả hiểu Bốn Chấm Không là cái gì. Cho nên mới vội vàng lên mạng tìm hiểu để khỏi mang tiếng tụt hậu. Ra là vầy: