29 thg 3, 2020

Kế sách mùa dịch

Giữa đại dịch, kinh tế đình trệ trong khi các khoản chi cho phòng ngừa và ngăn chặn đại dịch ngày càng lớn. Lấy đâu ra tiền để trang trải những khoản chi này?

Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bô Y tế Vũ Đức Đam tìm đến cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để vấn kế. Cụ Trạng dạy rằng: 


Muốn có tiền để chống dịch ta phải lấy từ nó để nuôi nó. Ta có hạ sách, trung sách và thượng sách.
  • Hạ sách: là xã hội hóa cách ly. Ai muốn cách ly mà ăn sung mặc sướng thì phải đóng tiền.
  • Trung sách: là phạt tiền thật nặng mấy đứa tung tin nhảm về bệnh dịch, gây hoang mang dư luận.

21 thg 3, 2020

App phát hiện ảnh fake, không dành cho Việt Nam

Với báo chí hiện đại, hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng. Một hình ảnh đúng lúc, đúng chỗ nói lên nhiều nội dung và tác động hơn hẳn bài viết hàng ngàn chữ. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời các hình ảnh không trung thực - hay gọi tắt là ảnh fake - trước khi đưa lên trang báo vô cùng cần thiết.



Ảnh fake có nhiều dạng khác nhau. Đó có thể là một bức ảnh được chỉnh sửa và/hoặc lắp ghép bằng các phần mềm đồ họa. Đó có thể là bức ảnh thật 100%, không chỉnh sửa hay lắp ghép, nhưng không phải chụp tại địa điểm xảy ra nguồn tin nêu trong bài báo. Cũng có thể đó là ảnh thật 100%, chụp đúng tại địa điểm xảy ra sự kiện nhưng chụp tại một thời điểm khác. Và phức tạp hơn nữa, khi ảnh fake được tạo nên bằng cách kết hợp các thứ giả tạo nêu trên với nhau.


20 thg 3, 2020

Google Doodle: Rửa tay diệt khuẩn mùa dịch COVID-19

Google Doodle hôm nay (20/03/2020) có hình 2 bàn tay đang làm động tác rửa tay và chân dung một nhân vật. Đó là nhà vật lý người Hungary, Tiến sĩ Ignaz Semmelweis, người đầu tiên khám phá ra những lợi ích y tế của việc rửa tay. Vào ngày này 173 năm trước (20/3/1847), ông Semmelweis đã được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa Vienna. Tại đây, ông đã suy luận và chứng minh được rằng việc bắt buộc các bác sĩ khử trùng tay sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ lây truyền bệnh một cách đáng kể.


Ngoài ra bấm vào nút Play trên Doodle bạn sẽ được xem video clip các bước rửa tay đúng chuẩn theo hướng dẫn chính thức từ Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO.

19 thg 3, 2020

Đám cưới thời ôn dịch

Kinh khủng chưa! Hai Ẩu được mời dự đám cưới thằng con của anh bạn!
  • Ông điên sao mà lúc này lại tổ chức đám cưới? Hổng thấy nhà nước đang kêu gọi "Ở yên một chỗ là yêu nước" sao? Giờ tụ tập vài trăm người dự đám cưới lỡ có cha nào trong đó dính virus corona là chết chùm cả lũ!

Ông bạn của Hai Ẩu nhăn nhó giãi bày:
  • Ai có muốn vậy đâu! Nhưng mà coi ngày lành tháng tốt lâu rồi, giờ mà hoãn đám cưới thì hai đứa nhỏ nói ông già trù ẻo tụi nó, rồi khóc bù lu bù loa...

7 thg 3, 2020

Khám phá giai điệu ẩn

Bài này được viết cách đây đúng 10 năm, sau khi đi dự đám tang  một người bạn quý. Hôm nay đăng lại nơi đây để tưởng nhớ anh, sau 10 năm vĩnh viễn chia xa.



Còn hơn cả một nghề nghiệp, đó là tình yêu!

Còn hơn cả kỹ thuật, đó chính là nghệ thuật!

Có thể nói như thế về sự đam mê với hạt cà phê của anh.

Không phải quán cà phê sân vườn với long lanh sương sớm hay tiếng nhạc trữ tình, mà là hạt cà phê – là phương pháp rang xay, chế biến hạt cà phê sao cho đạt được hương vị tinh túy nhất của cà phê.

Nói về cà phê, anh như người lên đồng, như nói về người tình yêu dấu.

5 thg 3, 2020

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba... tụi nó!


Bạn có biết cái trái trong hình là trái gì hông? Nếu không biết, quả là hồi nhỏ đi học bạn chưa xứng danh "thứ ba" trong câu Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò! Đây là trái mắt mèo, một công cụ nghịch phá thuộc dạng có hạng của học trò. Riêng tui, phải thành thật một cách đau khổ mà nhận rằng thời còn đi học tui nghe nói tới tên trái mắt mèo (cái trái trong hình) rất nhiều, nhưng chưa hề được thấy nó, đừng nói chi nghịch với nó. Chỉ tại cái tội hồi đó mình là học sinh ngoan ngoãn, nghiêm túc quá, giờ nhớ lại tui... ân hận quá chừng!

3 thg 3, 2020

Thiền viện Toàn Giác ở Trảng Bom

Thật tình là trước đây tui chưa hề biết hay nghe nói gì đến ngôi thiền viện này, cho đến khi tui đi tìm ngôi chùa mang tên chùa Đèn Cầy, tức Viên Giác thiền tự, ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom. Trên đường đi tìm Viên Giác thiền tự, tui gặp một cổng chùa không phải Viên Giác mà là Toàn Giác. Dường như là khuôn viên chùa khá rộng, vì xe chạy lòng vòng khá xa thì lại thấy tiếp một cổng thiền viện Toàn Giác nữa!

Cổng tam quan Thiền viện Toàn Giác

Khi tìm hiểu về Viên Giác thiền tự, tui lại phát hiện thêm một chi tiết: vị sư sáng lập ra Viên Giác thiền tự và hiện là trụ trì nơi đây vốn xuất thân tu tập ở Toàn Giác thiền tự. Vậy là tui tò mò quay trở lại xã Giang Điền để viếng ngôi Toàn Giác thiền tự.

1 thg 3, 2020

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom

Chùa Đèn Cầy là tên dân gian gọi ngôi Viên Giác Thiền tự, một ngôi chùa ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tên ngôi chùa có vẻ chưa quen thuộc lắm phải không? Và đọc địa chỉ, ta nghĩ đến một vùng quê xa xôi hẻo lánh, phải không?

Tất cả đều đúng. Ngôi chùa mới được lập nên cách đây chưa lâu, vào năm 1996, và được công nhận là cơ sở thừa tự còn trễ hơn nữa, năm 2008. Do vậy không thể được quen tên như những ngôi chùa đã khai sơn hàng trăm năm. Còn con đường đến chùa, đúng là vắng vẻ, qua những mảnh đất ruộng rẫy khô cằn.


Cổng chùa