29 thg 4, 2016

Suối Cá ở Cam Lâm


Trên con đường đèo từ xã Suối Cát lên đỉnh Hòn Bà dài 38 km thì suối Cá nằm đúng ngay ở giữa: cây số 19. Xét về đoạn đường thì đã đi được nửa đường, nhưng xét về độ cao thì chỉ mới được 1/3 thôi: đỉnh Hòn Bà cao 1.578 met, còn nơi đây chỉ ở độ cao khoảng 500 met.

27 thg 4, 2016

Tui giận lắm!

Hai Ẩu tới thăm ông bạn già lâu ngày không gặp. Bạn bè gặp nhau ngồi uống cà phê hàn huyên đủ thứ chuyện vui buồn. Ông Tư, bạn Hai Ẩu, bỗng nhiên mặt buồn xo, ổng nói:
  • Bữa nay gặp chú Hai tui vui lắm, chẳng bù với hôm Tết mấy đứa cháu về thăm tui. Cả năm trời mới ghé thăm bác nó nhân dịp Tết nhứt, câu đầu tiên nó hỏi tui là gì chú Hai có biết không?
  • Ờ nếu không phải Chúc mừng Năm mới, thì cũng là hỏi thăm bác Tư có mạnh khỏe hông?
  • Trời, nếu vậy thì tui đố chú làm gì. Chú Hai thử đoán câu khác coi!

26 thg 4, 2016

Suối Đá Giăng ở Cam Lâm

Con đường từ ngã ba Suối Cát lên đến đỉnh Hòn Bà dài 38 km nhưng không nhàm chán. Cảnh quan bên đèo tuyệt vời. Đặc biệt là có những dòng suối thơ mộng chảy men theo sườn núi và dọc theo con đường. Từ dưới chân núi đi lên ta lần lượt qua suối Dầu (chỗ bác sĩ Yersin lập trại chăn nuôi và trồng cao su), suối Đá Giăng, suối Đá Hàn rồi suối Cá. Thật ra, từ trên cao 2 dòng suối Cá và suối Đá Hàn nhập lại ở độ cao khoảng 300 m thành suối Đá Giăng. Tên suối là Đá Giăng vì nơi đây có những tảng đá lớn giăng mắc giữa dòng suối. Dòng nước len qua những tảng đá tạo nên cảnh quan kỳ thú.

Tiếng là nằm dọc đường lên núi, nhưng suối Đá Giăng nằm ở đoạn gần chân núi, độ cao chỉ khoảng dưới 300 met và cách ngã ba Suối Cát chưa tới 15 km. Đường xe hơi đi được. Chính vì thế, nếu không muốn lên đến đỉnh Hòn Bà xa và cao, du khách có thể dừng tại đây để ngoạn cảnh, tắm suối trong một khung cảnh sơn thủy hữu tình.



25 thg 4, 2016

Đường lên Hòn Bà

Hòn Bà, cái tên nghe giống một hòn đảo, thế nhưng đó lại là tên một ngọn núi ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Dân Khánh Hòa cũng vui tính, hầu hết các ngọn núi ở đây đều được gọi là Hòn: Hòn Giữ, Hòn Ngang, Hòn Giút, Hòn Chảo, Hòn Chát...

Hòn Bà là một trong những ngọn núi cao ở Khánh Hòa. Độ cao chính xác đo được hiện nay là 1.578 met. (Sách Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư viết năm 1967 chỉ ghi chiều cao Hòn Bà khiêm tốn là 1.356 met, có lẽ lúc đó chưa có điều kiện đo đạc chính xác).



24 thg 4, 2016

Chùa Phật bốn tay

Bạn đã từng đi ăn lẩu tôm Năm Ri ở Biên Hòa chưa?

Không phải tui quảng cáo cho lẩu tôm Năm Ri đâu, nhưng vì đây là địa điểm khá nổi tiếng và quen thuộc đối với dân Biên Hòa và cả Sài Gòn nên tui muốn dùng nó để định vị cho bạn tìm đến một địa điểm khác, đó là một... ngôi chùa!

Trên đường vào lẩu tôm Năm Ri, bạn nhìn bên tay trái, có một ngôi chùa.

Nguyên thủy, ngôi chùa này được xây dựng khoảng thế kỷ 18, tuy nhiên kiến trúc hiện tại được tạo nên sau này qua 3 lần trùng tu lớn năm 1937, 1965, 1997. Vậy nên đây không phải chùa cổ. Tên chùa cũng rất bình thường, trùng tên với vô số chùa khác trên cả nước: Chùa Bửu Sơn. (Chi tiết hơn về chùa Bửu Sơn, xin xem tại đây)

Chùa Bửu Sơn

20 thg 4, 2016

Người cõi trên

1.

Hồi còn nhỏ xíu, mỗi khi thấy Tèo làm hoặc tính làm chuyện gì bậy bạ, như uýnh lộn, ăn vụng, trộm tiền… thì ba má, ông bà của Tèo đều la mắng: Cháu/Con làm vậy người cõi trên phạt nặng lắm đó nghe hông!

Hỏi người cõi trên là ai thì người lớn giải thích rằng đó là thần thánh, Tiên Phật, là ông bà tổ tiên đang ở trên trời cao và nhìn thấy hết mọi điều dưới đất. Họ thấy hết, biết hết những ai làm bậy và sẵn sàng trách mắng, trừng phạt.

Người cõi trên là người biết hết!



19 thg 4, 2016

Đùa nghịch với tên tỉnh

1. Chữ gì được đặt đầu tên tình nhiều nhất Việt Nam?

Có thể thấy ngay đó là chữ Quảng. Ở Việt Nam có 5 Quảng sau đây (tính từ Bắc xuống Nam): Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Đếm đi đếm lại thì đúng là 5 Quảng thiệt, nhưng mà ai nói Ngũ Quảng chính là 5 tỉnh này thì lại... trật lất!

Người xưa gọi Ngũ Quảng là 5 tình miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi (ừ, Ngũ Quảng hổng có miền Bắc nghen!), trong đó Quảng Đức chính là khu vực Thừa Thiên - Huế ngày nay. (Ngoài ra còn có anh Quảng Tín là một tỉnh được tách ra từ Quảng Nam năm 1962 nhưng sau đó đã được nhập lại, anh này không được kể là Ngũ Quảng vì đã được kể trong Quảng Nam rồi).

Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam

13 thg 4, 2016

Một vụ bắt cóc

Hoàng Hải Trai, 28 tuổi, là giám đốc công ty TNHH Beauty Lashes, chuyên bán lông mi giả và dụng cụ bấm mi. Để được nhiều người biết tới, mua bán ngon lành, Trai nghĩ ra một chiêu marketing tuyệt vời ông mặt trời như sau:

Tháng 5/2015, Trai cho làm nhiều hộp carton có cỡ 50 x 50cm, ghi tiếng Ả Rập ở ngoài, ở trong có các brochur, catalog quảng cáo sản phẩm lông mi của mình, thêm vô đó là một cái đồng hồ hẹn giờ kêu tích tắc – tích tắc cho giống bom nổ chậm để hù mọi người chơi. Các thùng carton này được Trai cho đặt ở những địa điểm đông người tại TPHCM và Hà Nội để tạo sự chú ý lớn.

Anh chàng chắc cú rằng màn hù đánh bom khủng bố này sẽ gây nên sự quan tâm đặc biệt, báo chí sẽ tha hồ chụp hình, đưa tin và công ty lông mi của mình sẽ trở nên nổi tiếng, bán hàng chạy như tôm tươi!

12 thg 4, 2016

Con đường đẹp nhất Biên Hòa

Nhiều người nói, kể cả trên mặt báo, rằng con đường đẹp nhất Biên Hòa là con đường Nguyễn Ái Quốc, tức quốc lộ 1K đoạn đi qua TP Biên Hòa. Tui sống ở một chung cư cao tầng trên đường này nên thường xuyên có dịp ngắm con đường từ trên cao. Công nhận rằng đẹp thì có đẹp thiệt, nhưng đó là cái đẹp của sự hoành tráng, sang trọng chớ không phải cái đẹp lãng mạn, nên thơ. Ừ, nếu muốn cho con đường Nguyễn Ái Quốc cái nhất thì có cái nhất đo được đây: đây là con đường dài nhất Biên Hòa (8.533 met) và cũng là con đường rộng nhất (rộng 44 met, lộ giới 55 met).

Đẹp lãng mạn, nên thơ nhất ở Biên Hòa, theo tui phải kể đến đường Nguyễn văn Trị - con đường dọc theo công viên bờ sông. Thế nhưng đẹp là một nhận định cảm tính, không đo bằng con số, thay đổi theo từng người, do vậy chắc hẳn nhiều người có những ý kiến khác.

Vậy mà có một con đường ở Biên Hòa ngày xưa (trước 1975) được hầu như tất cả mọi người thời đó công nhận là con đường đẹp nhất. Đường nào vậy? Bây giờ còn không?

Núi Bửu Long, Châu Thới ở... Sài Gòn!

Ai ở Biên Hòa mà lại không biết núi Bửu Long, núi Châu Thới? 

Sông Đồng Nai tên chữ là Phước Long, là con rồng mang phước, người xưa nói rằng đầu rồng là Bửu Long, đuôi rồng là Châu Thới. Xưa kia đầu và đuôi rồng đều thuộc Biên Hòa, nhưng bây giờ chỉ còn đầu rồng Bửu Long là ở Biên Hòa thôi, còn đuôi rồng Châu Thới đã về Dĩ An, Bình Dương rồi. Ý, hổng phải trái núi biết đi đâu, chẳng qua là các nhà quản lý vẽ lại địa giới hành chính ấy mà!

Từ trên núi Bửu Long nhìn xuống Hồ Long Ẩn

8 thg 4, 2016

Con đường ngắn nhất Biên Hòa

Dạo ấy tui ra Hà Nội, đi tìm đến con phố ngắn nhất Hà Nội (tức là con đường ấy mà), đó là phố Hồ Hoàn Kiếm, dài 45 met (xem bài này). Rồi lại thấy có người lò dò tìm ra con đường ngắn nhất Sài Gòn, đó là đường Đỗ văn Sửu, cũng dài 45 met (xem bài này). Tui tự nghĩ, mình ở Biên Hòa mà không chỉ ra được con đường ngắn nhất Biên Hòa, chỉ biết ở Hà Nội và Sài Gòn thì coi sao được! Vậy nên tui vừa đọc tư liệu, vừa đi thử, kết quả là đã xác định được.

Con đường ngắn nhất Biên Hòa là đường Cô Giang, ở khu vực chợ Biên Hòa. Đường Cô Giang là một con đường không những ngắn mà còn hẹp, đường dài 60 met, rộng 5 met, một đầu giáp với đường Cách mạng Tháng Tám, đầu kia giáp với đường Nguyễn thị Hiền.

Đường Cô Giang nhìn từ hướng Cách mạng Tháng 8, từ đầu đường này thấy ngay đầu đường kia.

5 thg 4, 2016

Mật khẩu tối mật

Ba Trợn đột ngột gọi điện cầu cứu Hai Ẩu:
  • Anh Hai ơi, cứu em với! Máy tính em mới cài đặt lại, giờ em quên phứt mật khẩu Facebook rồi nên không vô được. Anh làm ơn nhắc em mật khẩu đi!
  • Khùng hả? Mật khẩu của chú mầy thì chú mầy nhớ, làm sao anh biết được. Ráng nhớ đi. Ngày sinh, số điện thoại, tên người yêu… hay 12345678 gì gì đó!
  • Thử rồi anh ơi. Hổng có cái nào đúng hết. Hồi đó anh khuyến cáo em là đặt mật khẩu sao cho khó đoán để có tính bảo mật cao, em đặt rất là khó đoán tới nổi bây giờ em cũng hổng đoán nổi luôn!
  • Thôi được rồi. Bây giờ chú mầy bấm vô cái nút Quên mật khẩu đi. Facebook sẽ giúp khôi phục mật khẩu.

4 thg 4, 2016

Nhà thờ Hà Dừa

Nhà thờ Hà Dừa tọa lạc tại Diên Khánh, ngoại thành thành phố Nha Trang. Đây không phải là điểm đến quen thuộc của du khách đến thành phố biển (bằng chứng là trong sách Nha Trang điểm hẹn, của Đào thị Thanh Tuyền không nhắc đến ngôi nhà thờ này, dù quê của tác giả chính là Diên Khánh). Thế nhưng nếu bạn có đến thành cổ Diên Khánh thì chắc chắn phải chú ý đến ngôi nhà thờ này, bởi vì qua cổng Tây thành khoảng 200 met, nhìn bên tay trái bạn sẽ nhìn thấy một kiến trúc cổ hết sức ấn tượng.


Cổng và nhà thờ Hà Dừa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân