28 thg 9, 2019

Thung lũng xanh, những giai nhân và những anh hùng

Phố núi, nhưng không phải Pleiku

Không biết từ bao giờ, hể nói tới phố núi người ta lại nghĩ ngay tới Pleiku, trong khi chỉ cần phố ấy ở vùng cao thôi là đủ gọi phố núi rồi, đâu cứ gì phải là Pleiku (như phố núi Đà Lạt, phố núi Hà Giang...).

Tui nghĩ Vũ Hữu Định và Phạm Duy chính là thủ phạm khiến cho hai chữ phố núi kết liền với Pleiku khi hai ông kẻ tung người hứng tạo nên tuyệt phẩm Còn chút gì để nhớ (mà trên thực tế là còn quá chừng để nhớ): 


Phố núi cao, phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh, trời thấp thật buồn

Từ đó, gần như là nghe phố núi thì người ta nghĩ tới Pleiku, và ngược lại.

Đèo An Khê

26 thg 9, 2019

Pleiku, thành phố sương mù

Hỏi nhạc phẩm nào nói về Pleiku gây nhiều cảm xúc nhất với những người sống ở miền Nam từ trước 1975 thì trong 10 người chắc tới 9 người rưỡi nhắc đến Còn chút gì để nhớ, thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.

Từ ấy đến nay đã qua gần nửa thế kỷ (tác phẩm ra đời năm 1970), đã có những ca khúc nói về phố núi khác ra đời, trong đó có những ca khúc rất được ưa chuộng (là nói thế hệ sau này, còn thế hệ trước đã bị Còn chút gì để nhớ "bỏ bùa" rồi!). 




22 thg 9, 2019

Ngày xưa, có một mạng xã hội tên là...

Các cháu hãy nghe bà Tám kể chuyện đây. Hồi xửa hồi xưa, có một mạng xã hội tên là Google+


Google+ ra đời vào tháng 6/2011, khi ấy Facebook đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới với 750 triệu người dùng. Nhằm nhò gì, Google chắc cú rằng sản phẩm Google+ của mình sẽ qua mặt Facebook vì nhiều lý do:
  • Google có nhiều sản phẩm đang chiếm ưu thế trên thị trường như Google Tìm kiếm, Google Mail… Thông qua những sản phẩm này Google dễ dàng giới thiệu Google+ đến khách hàng.
  • Google+ dùng chung tài khoản với các sản phẩm Google khác (như Gmail hay Google tìm kiếm), do đó người dùng dễ dàng đăng ký làm thành viên Google+
  • Nền tảng kỹ thuật của Google quá mạnh để xây dựng nên các tính năng cho Google+

21 thg 9, 2019

Đời còn tươi như hoa mới nở sớm mai, sáng ngời

Hàng năm, cứ vào dạo này, người ta lại thi nhau hát

Mùa thu rồi, ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...

Ấy, đó là nói tình hình sau 1975. Nhưng mà trước 1975, trong Nam tụi tui đã từng hát một bài giống như vậy rồi. Mọi người nhớ hông? Bài đó như vầy:

Một mùa thu năm xưa Cách mạng tiến ra đất Việt
Bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng...

Chưa nhớ, hoặc chưa biết thì coi/nghe clip này sẽ biết, héng




13 thg 9, 2019

Thu khói lửa - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba

Nguyễn Hữu Ba (1914 - 1997) là một nhạc sĩ tài ba, nổi tiếng. Ông được tôn xưng là nhạc sư. Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 – 1961) đã có lời thơ ca ngợi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba như sau:

Con chim hoàng anh đậu cành dương liễu
Con chim hoàng điểu đậu cánh mai hoa

Giữa xuân kinh có Viện Tỳ Bà
Nhạc sư có Nguyễn Hữu Ba nước mình.


Tuy vậy, những công trình nổi tiếng của ông là những nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, còn các sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba đa phần là trước năm 1950, lúc đó tui... chưa sinh ra. Vì vậy một người ngoại đạo về âm nhạc như tui hầu như không biết về ông.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (1914 - 1997)

12 thg 9, 2019

Phạm Duy, dân ca Jarai và... nhạc chiêu hồi

Tập Dân ca là một tuyển tập dân ca Việt Nam và quốc tế, do Phạm Duy chọn lọc, phát hành năm 1966. Ngoài những bài dân ca do ông sưu tập và biên soạn lời mới còn có những bài hát của chính ông, mang âm hưởng dân ca, như: Quê nghèo, Gánh lúa, Bà mẹ quê... Như nhiều bài hát của Phạm Duy, hầu hết những bài hát này nhanh chóng phổ biến rộng rãi.


Bìa tập Dân ca do Phạm Duy sưu tập, phát hành năm 1966

Trong tuyển tập này có 3 bài dân ca Jarai và hồi nhỏ tui được biết và được dạy hát cả 3 bài. Có lẽ nhiều bạn miền Nam cùng thời cũng vậy. Đó lần lượt là các bài dân ca Một mẹ trăm con, Chiêng trống cồng Anh mau về.

11 thg 9, 2019

Trồng hường bẻ lá che hường

Có lẽ các bạn có tuổi thơ ở miền Nam đều đã từng nghe câu ca dao hát ru này:

Trồng hường phải khéo che hường
Nắng che mưa đậy, cho hường trổ bông

Trồng hường bẻ lá che hường
Nắng che mưa đậy, cho hường trổ bông

Mà nếu chưa nghe hát ru, chắc cũng từng nghe bài dân ca Lý che hường bắt nguồn từ những câu ca dao này. Phạm Duy đã sưu tầm và biên tập lại chút ít, in trong tập Dân ca, phát hành năm 1966.



4 thg 9, 2019

Bước xuống đời

Bước xuống đời, nhẹ nhàng anh bước xuống đời
Vào cuộc chơi, đen trắng rủi may
Vào cuộc chơi, mang nặng phận người
Đường lợi danh, trăm nẻo buồn tênh