23 thg 12, 2018

Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Đầu thập niên 1970, ở Long Khánh có một nơi gọi là Tiểu chủng viện. Thuở ấy tui còn nhỏ, và lại không phải người công giáo nên không có dịp vào đó, thậm chí còn không biết... Tiểu chủng viện nghĩa là gì! Chỉ có cảm giác nơi ấy là một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Rồi có một dịp, dường như khoảng năm 1972 - 1973 gì đó (khi đó tui 13, 14 tuổi), một người bạn dẫn tui vào đó xem cho biết, chỉ là rảo bước ở những lối đi bên trong tiểu chủng viện thôi. Cảm nhận còn lưu lại là đây là một chốn trang nghiêm, yên tĩnh và thật đẹp.

Sau này tui biết tên chính thức nơi đây là Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, được khởi công xây dựng năm 1966, khánh thành năm 1970. Đây là nơi đào tạo các vị tu sĩ công giáo. Đáng buồn, từ 1975 các chủng viện (tiểu chủng viện và đại chủng viện) trên toàn quốc bị chính quyền đóng cửa, không cho phép hoạt động đào tạo linh mục, giáo sĩ. Tui cũng rời Long Khánh, dần dần không còn nhớ Tiểu chủng viện nữa.

Năm 2010, tui về thăm Long Khánh. Nghe nói rằng Đại chủng viện mới xây dựng xong, đẹp lắm. Tui tới xem và thật sự choáng ngợp. Kiến trúc Đại chủng viện rất đẹp, phảng phất nét kiến trúc nhà thờ ở châu Âu.


19 thg 12, 2018

Lúa khoai ta gắng trồng, sườn non đến bờ sông

Buổi sáng đi tập thể dục ở công viên chắc không ít lần bạn nghe và thấy mọi người tập theo điệu nhạc hết sức quen thuộc sau đây:

Lúa khoai ta gắng trồng, sườn non cho đến bờ sông
Áo ta chưa ấm lòng thay mía ta trồng bông
...
Anh em ơi! Chúng ta góp muôn bàn tay
Gắng sức làm, sướng vui rồi đây có ngày.




Đối với tui, bài hát này quen thuộc vô cùng vì đã từng nghe và hát cũng cỡ... hơn năm chục năm. Có điều mặc dù quen như vậy nhưng tui chưa hề biết về xuất xứ của nó. Bữa nay tui thử tìm hiểu và phát hiện nhiều điều bất ngờ.

15 thg 12, 2018

Khi hoàng hậu bị nổi ban đỏ

Bạn đã từng thấy con nít bị ban đỏ chưa? Mà hổng chừng chính bạn hồi còn nhỏ đã từng bị ban đỏ nữa á. Nó nổi từng dề đỏ trên lưng, trên cổ, trên ngực thấy mà ớn. Nó là nỗi đau khổ của con nít lẫn cha mẹ của con nít.

Bởi vậy nên tui giựt mình khi khi đọc trên web bài "Ngắm ban đỏ nở rực trời Tây Bắc". Định thần lại, đọc kỹ mới biết là hoa ban đỏ nở rực trời ở Tây Bắc.


Ờ, tưởng gì chớ cây này thì ở đây cũng có thiếu gì, đâu cần phải ra Tây Bắc. Loại hoa này người ta còn gọi là hoa hoàng hậu, hay lan hoàng hậu. Bởi vậy nó mới khiến tui liên tưởng tới hoàng hậu nổi ban đỏ.


Nhưng văn vẻ lòng vòng chẳng qua cứ kêu thiệt đúng cái tên quen thuộc của ở miền Nam của loài hoa này, nó là hoa móng bò. Hồi nhỏ tới giờ được nghe kêu vậy, và hiểu liền, nhớ liền bởi vì nhìn hình thù cái lá của nó giống móng con bò.

Có lúc chẳng thấy cây này đâu, nhưng bây giờ thì nhiều lắm. Ở miền Đông hay miền Tây Nam bộ cũng đều có. Ngay Biên Hòa, ra công viên bờ sông là thấy.

Một cây móng bò ở Sa Đéc

Hoa móng bò ở công viên Nguyễn văn Trị (bờ kè sông Đồng Nai)

Nghe nói rằng hoa móng bò không phải dạng vừa đâu. Nó thuộc chi móng bò (hoặc chi hoàng hậu), danh pháp khoa học là Bauhinia. Trong đó loài móng bò tím, tên khoa học là Bauhinia blakeana, tên đẹp đẹp là Dương tử kinh đã được chọn làm biểu tượng của Hồng Kông. Nó xuất hiện trên lá cờ Hồng Kông, khu huy của Hồng Kông và trên đồng dollar Hồng Kông. Bảnh hơn nữa, nó được dựng tượng tại quảng trường Golden Bauhinia tại Hồng Kông.

Cờ Hồng Kông

Quảng trường Bauhinia

Thây kệ nó có là biểu tượng hoành tráng, là quốc huy, là hoàng hậu, là dương tử kinh hay là hoa ban đỏ gì đi nữa thì dân miền Nam ta vẫn cứ kêu nó là móng bò cho nó quen thuộc ha! Mà suy cho cùng, hoàng hậu thì cũng có thể có móng bò (hoặc thích ăn móng bò) và hồi nhỏ cũng có thể bị bịnh ban đỏ mà!

Phạm Hoài Nhân

13 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông khởi lập từ thế kỷ 13. Sau nhiều năm tháng, thiền phái này bị quên lãng. Từ năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ là người đã gầy dựng lại Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Ngài đã cho xây dựng nhiều thiền viện Trúc Lâm trên khắp cả nước (và cả ở nước ngoài), trong đó được biết đến nhiều nhất là Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (tức Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, 1993), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh, 2002), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc, 2005)... Thế nhưng mãi đến năm 2012 vẫn chưa hề có ngôi thiền viện Trúc Lâm nào ở miền Tây Nam bộ (trong khi sinh quán của ngài Thích Thanh Từ là ở Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam bộ).

Để thỏa ước mong của Phật tử nơi đây về một nơi tu tập, ngôi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công năm 2012 tại Tiền Giang, và khánh thành ngày 22/11/2015. Gần như đồng thời, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khởi công tại Cần Thơ ngày 16/7/2013, khánh thành ngày 17/5/2014. Kế đến là Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh, khởi công năm 2014, khánh thành ngày 31/1/2016.


Ngôi chánh điện
.

12 thg 12, 2018

Người đã cho tui sáng mắt sáng lòng

Năm nay Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai diễn ra 5 ngày từ ngày 5 đến 9/12/2018 tại Công viên Nguyễn văn Trị (dọc bờ sông Đồng Nai). Sáng thứ Bảy 8/12 là ngày cuối tuần,tui ra coi thử Liên hoan đông vui tới cỡ nào. Mặc dù công viên là chỗ nhiều người lui tới, nhưng các gian hàng trong khu ẩm thực cũng khá đìu hiu như trong các hình sau. 

3 thg 12, 2018

Chùa Lá Sen

Phước Kiển chỉ là một  ngôi chùa nhỏ ở miền quê, về mặt kiến trúc cũng như lịch sử không có gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên những năm gần đây ngôi chùa nhỏ này luôn nhộn nhịp khách du lịch viếng thăm, vì người ta phát hiện ra nơi đây có loài sen lá rất to, người lớn có thể đứng lên được. Và cũng do đó chùa có thêm tên mới: Chùa Lá Sen.


Cho đến trước năm 1992, đây vẫn chỉ là ngôi chùa bình dị, không mấy ai biết tới. Hòa thượng Thích Huệ Từ (trụ trì chùa Phước Kiển) kể lại: Năm 1992, sư phát hiện dưới ao xuất hiện loài sen lạ xen lẫn với đám bông súng. Thấy vậy, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Họ không biết tên thật của loài sen này là gì nên nhìn vào hình dáng của lá mà gọi là sen vua, sen nia (lá to bằng cái nia)... Cái tên chùa Lá Sen cũng ra đời từ đó.