25 thg 8, 2020

Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần

Từ Chương trình Dinh điền tại Cao nguyên Trung phần (1957 - 1961)

Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.

Phong bì Ngày đầu tiên tem thư Hoạt động dinh điền 3/6/1961

19 thg 8, 2020

Núi Châu Thới - Trơ gan cùng tuế nguyệt

Núi Châu Thới thuộc tỉnh Biên Hòa, nhưng... không thuộc thành phố Biên Hòa mà thuộc Bình Dương. Ấy là ta nói chuyện hồi xưa, dân Biên Hòa ai cũng biết núi Châu Thới thuộc tỉnh mình. Điều này càng hợp lý hơn nữa khi người xưa nói rằng con sông Phước Long (tức sông Đồng Nai) là con rồng mang phước, có cái đầu là núi Bửu Long và cái đuôi là núi Châu Thới. Tất nhiên là đầu và đuôi phải ở cùng nhau chở hổng lẽ đầu thuộc tỉnh này, đuôi thuộc tỉnh khác? Ấy nhưng mà sau 75, người ta đã sắp xếp cho Châu Thới thuộc Bình Dương rồi.

Có nhiều bài viết về núi Châu Thới, nhưng tui thích trích lại đây nguyên văn bài viết của cụ Lương văn Lựu trong Biên Hòa sử lược toàn biên, quyển 2, Biên Hùng oai dũng, xuất bản năm 1972. Trong phần 1 của quyển sách này với tiêu đề Địa khí sơn linh, cụ Lương văn Lựu đã trang trọng đưa Núi Châu Thới lên đầu tiên. Tất nhiên là hồi đó cụ không mảy may nghi ngờ gì là... Châu Thới không phải ở Biên Hòa! (Lời văn trong bài được giữ nguyên xi lời cụ Lương văn Lựu, tất cả hình ảnh là của tui thêm vô cho nó sinh động).


NÚI CHÂU THỚI 
TRƠ GAN CÙNG TUẾ-NGUYỆT 

"Non Châu-Thới tháng ngày cằn cỗi, 
Đứng sững chống trời, trơ gan cùng tuế nguyệt. 
Sông Đồng Nai bao độ vơi đầy, 
uốn mình xoi đất, phơi ruột với thời gian”.

Đường lên núi Châu Thới

17 thg 8, 2020

Dàn hợp xướng 17.572 người từ muôn phương

Khi nghĩ về một ca đoàn, bạn thường hình dung: một ca đoàn của trường học, một ca đoàn của nhà thờ, hay ca đoàn của cộng đồng. Hát trong một dàn hợp xướng có nghĩa là bạn đang đứng trong một nhóm đông người, kết hợp các giọng hát và những bản hòa âm lại với nhau. Nhưng làm thế nào thực hiện điều đó khi không thể tập trung đông người để hát?

Dàn hợp xướng ảo đã ra đời từ ý nghĩ như vậy. Hơn một thập kỷ trước, rất lâu trước khi đại dịch khiến chúng ta phải ở tại nhà, nhà soạn nhạc và nhạc trưởng Eric Whitacre đã gắn kết mọi người lại với nhau thành một dàn nhạc dù cho họ ở những không gian xa cách nhau. Gần đây nhất, ông vừa ra mắt trên YouTube ngày 19/7/2020 dự án lớn nhất của mình với 17.572 người từ 129 quốc gia cùng tham gia dàn hợp xướng.

Bạn có thể nghe bản hợp xướng Sing Gently do Eric Withtacre làm nhạc trưởng và 17.572 ca sĩ trình bày trên YouTube. Ảnh chụp màn hình.

16 thg 8, 2020

Tản mạn sách xưa, người xưa

Hồi nhỏ đi học không có bị nhà nước áp đặt sách giáo khoa như bây giờ. Thầy cô biểu mua sách gì thì mua sách đó, và như vậy dẫn tới một điều là biết và nhớ tên tác giả sách giáo khoa. (Hi hi, con nít bây giờ đố mà biết tên tác giả sách giáo khoa). Thậm chí nhớ luôn tên nhà xuất bản nữa vì tên nhà xuất bản cùng với tên tác giả in sờ sờ trên bìa sách, nhìn thấy mỗi ngày.

Một trong những tác giả mà tui nhớ tên kỹ nhứt là thầy Bùi văn Bảo, vì gần như trong suốt những năm tiểu học tui đều học sách của ông ở môn Quốc văn (môn Tiếng Việt bây giờ á). Hồi đó có 2 bộ của ông là Việt  ngữ Tân thư Tân Việt văn.


Bìa trước và bìa sau sách Việt ngữ tân thư Lớp Tư, NXB Sống mới xuất bản năm 1965

14 thg 8, 2020

Khi máy viết văn… hay hơn người!

Tháng 5-2020, công ty OpenAI vừa giới thiệu công cụ tạo văn bản GPT-3 dựa trên trí tuệ nhân tạo. Màn trình diễn của GPT-3 trong buổi giới thiệu này đã gây kinh ngạc cho giới chuyên môn với khả năng sáng tác văn chương của nó không kém gì người thật, nếu không muốn nói là… hơn!


Năng lực viết văn của GPT-3 như con người

Các bạn hãy đọc đoạn văn sau đây, mô tả cảm xúc của John St Clair Etouffee, chuyên gia nghệ thuật nổi tiếng thế giới, khi đi dạo quanh bảo tàng Louvre thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, và dừng lại trước bức La Gioconda, trò chuyện cùng nàng Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci:

13 thg 8, 2020

Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975

Lang thang trên mạng, tìm được bài viết lý thú này trên trang Tiền vệ, nói về Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975, do nhà văn Phạm Phú Minh trình bày trong HỘI THẢO VỀ 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975, tại California, ngày 6/12/2014. Xin phép được lưu lại tại đây để thuận tiện tham khảo. 
________

Bài tham luận của nhà văn Phạm Phú Minh
trong HỘI THẢO VỀ 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975,
tại California, ngày 6 tháng 12 năm 2014.


Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975

Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc mua bán sách lại có thể ví như chuyện ăn uống, tiêu hóa, dinh dưỡng cho cơ thể của con người đó. Ít ra cái này cũng là điều kiện sinh tồn cho cái kia. Sách viết ra mà không có nhà xuất bản coi sóc in ấn, không có nhà phát hành phân phối để tới tay người dân mua về đọc và thưởng thức, thì coi như cuốn sách đó chưa hiện hữu trong đời sống của một quốc gia, của một cộng đồng.

11 thg 8, 2020

Bản đồ ca mắc COVID-19 toàn cầu mới

Giữa tháng 4/2020, nền tảng Big Local News và Pitch Interactive của Đại học Stanford - với sự hỗ trợ từ Google News Initiative - đã tạo nên Bản đồ ca mắc COVID-19 (COVID-19 Case Mapper) giúp cho các nhà báo địa phương có thể dễ dàng nhúng bản đồ Coronavirus trực quan và thường xuyên được cập nhật vào website của họ để phục vụ độc giả.

Đây là dự án đầu tiên của một quan hệ đối tác được công bố gần đây để khởi động một nguồn dữ liệu toàn cầu cho các nhà báo viết tin về COVID-19. Hợp tác với Google News Initiative, quỹ Học bổng Báo chí JSK tại Đại học Stanford và nhóm Big Local News sẽ tổng hợp dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới và giúp các nhà báo kể những câu chuyện dựa trên dữ liệu ở địa phương mình.


9 thg 8, 2020

Những câu chuyện về Mộ Thầy - Thím

Dinh Thầy Thím là nơi người dân Tam Tân, La Gi thờ cúng hai bậc ân nhân của làng quê mình. Gần đó là khu mộ Thầy Thím, nơi an nghỉ của hai người. Mộ Thầy Thím cách Dinh Thầy Thím khoảng 2,5 km về hướng Tây Bắc, tính theo đường thẳng. Tuy nhiên, nếu đi xe thì quãng đường dài gần gấp đôi và cũng không rộng rãi cho lắm. Đã đến Dinh Thầy Thím rồi, lẽ nào không sang viếng mộ hai bậc tiền hiền này?

Khu mộ nằm giữa rừng cây, tuy không như quần thể Dinh Thầy Thím nhưng cũng rất rộng và yên tĩnh.


Cổng vào khu mộ Thầy Thím

8 thg 8, 2020

Dinh Thầy Thím, di tích lịch sử độc đáo của đất phương Nam

Dinh Thầy Thím có lẽ là nơi thờ tự có tên gọi độc đáo nhất Việt Nam: đi cùng với Thầy sao không là Cô, đi cùng với Thím sao không là Chú để có Dinh Thầy Cô hay Dinh Chú Thím mà lại có Dinh Thầy Thím? Lại nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất tại Việt Nam, bậc nữ được tôn thờ có danh xưng là Thím (các nơi khác gọi là Bà, Cô, Mẹ, Mẫu...).

Dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.


3 thg 8, 2020

Đinh Tiến Luyện - Nỗi ám ảnh về “Một loài chim bé nhỏ”

Đinh Tiến Luyện là nhà văn rất quen thuộc với tuổi mới lớn trước 1975, cùng thời và cũng là người cộng tác thân thiết với nhà văn Duyên Anh. Thuở ông đang làm say mê tuổi mới lớn thì tui thuộc tuổi chưa lớn và mê đọc truyện con nít của Duyên Anh nên không có dịp đọc truyện của ông. Nhiều năm sau 1975, truyện của ông được in trở lại thì tui lại thuộc tuổi quá lớn nên... cũng không đọc. Mặc dù vậy tui vẫn biết nhiều đến tên tuổi của ông và hâm mộ, quý mến. Đặc biệt, từ 1975 đến 2010 ông sống tại Biên Hòa (trước tui 8 năm).

Bài viết sau đây của nhà báo Bùi Thuận viết về ông gợi nhớ về kỷ niệm của những người ở tuổi mới lớn thời điểm trước 75, nhất là những người yêu quý tờ Tuổi ngọc, tui xin được phép trích đăng lại. Bài viết được đăng trong sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai - Tập 2.


Tác phẩm của Đinh Tiến Luyện

2 thg 8, 2020

Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.


Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.

Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.

1 thg 8, 2020

Về Phú Quốc để... tôn vinh phụ nữ

Người Việt ta không theo chế độ mẫu hệ, nhưng từ xa xưa vị trí và vai trò của Mẫu đã vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Đạo Mẫu không phổ biến nhiều ở trong Nam như ngoài Bắc, nhưng ở trong Nam vào các đền, miếu có rất nhiều hình tượng nữ thần, bà chúa... được người dân tôn thờ.

Không biết có nhận xét phiến diện chăng, nhưng đến Phú Quốc tui có cảm giác các Mẫu được người dân thờ cúng ở đây nhiều hơn hẳn những nơi khác.

Thánh mẫu cung ở Bảo tàng Cội nguốn, Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân