31 thg 10, 2019

Sầu xĩ phãng

Đừng nghĩ Sầu xĩ phãng là nhạc Hoa nhé. Nó là nhạc tiếng Tây Ban Nha, nhưng phổ biến hơn ở Việt Nam với lời tiếng Pháp, qua tựa đề là Qui sait, qui sait, qui sait. 

Đây là một ca khúc boléro do nhạc sĩ Cuba Osvaldo Farrés sáng tác năm 1947 bằng tiếng Tây Ban Nha với tựa đề "Quizás, quizás, quizás" ("Có lẽ, có lẽ, có lẽ"). Bài hát nhanh chóng nổi tiếng và được đặt lời bằng hàng chục thứ tiếng khác nhau, trong đó có tiếng Việt. 
Lời tiếng Anh có tựa đề "Perhaps, perhaps, perhaps" do Joe Davis đặt, lời tiếng Pháp có tựa đề "Qui sait, qui sait, qui sait" do Jacques Larue đặt. Ở Việt Nam, ca khúc được Minh Trang - vợ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước - đặt lời tiếng Việt dưới nhan đề "Sầu dĩ vãng". Hai ca sĩ trình bày là Quỳnh Giao (con của cô Minh Trang)Thái Thanh.

Ca sĩ Minh Trang (giữa) cùng con trai Bửu Minh và con gái Đoan Trang (tức ca sĩ Quỳnh Giao)

22 thg 10, 2019

Nhạn đậu cành sung, anh giương cung bắn nhạn...

Nhạn đậu cành sung, anh giương cung bắn nhạn
Con nhạn lụy rồi, anh biết làm bạn với ai?

(hoặc Nhạn thác đi rồi, anh biết làm bạn với ai?)

Hồi nhỏ, tui nghe má tui hát ru như vậy. Lời ru buồn buồn, mang vẻ tiếc nuối vì một sự lỡ lầm nào đó. Tui nghe, chìm đắm trong lời ru của má và nhớ hoài giai điệu da diết ấy, mặc dù... không hiểu gì hết! Anh là ai? Sao lại bắn con nhạn? Sao nhạn lại đậu cành sung?



Rồi hơn nửa thế kỷ trôi qua, má tui đã qua đời, dĩ vãng đã trôi xa thật là xa. Bây giờ không còn nghe hát ru nữa, người ta dỗ trẻ bằng cách... mở YouTube. Đôi khi trong tiềm thức tui nhớ lại câu hát ngày nào, thương nhớ khôn nguôi, nhưng dù đã là một ông già tui... vẫn chưa hiểu câu ca trên muốn nhắn nhủ điều gì.

Rồi tui tình cờ đọc một truyện ngắn của nhà văn Trang Thế Hy, kể về một người nữ nghệ sĩ nghèo tên Hai Nhạn, ở kết truyện ông đặt lại câu hỏi giống như tui hồi nào:

Nhạn là con chim gì? Con nhạn lụy rồi, anh làm bạn với ai? Tâm trạng của nhà thơ dân gian nào hồi xưa mượn cái khủng khiếp của sự cô đơn để răn đe kẻ giương cung bắn nhạn là tâm trạng gì, yêu mến cô đơn hay sợ hãi cô đơn?

Rồi ông mượn một tiếng nói từ cõi hư vô để trả lời cho chính mình:

Ông già lẩm cẩm, đừng đòi hỏi lời thuyết minh thỏa mãn cho tất cả mọi câu đố của cuộc sống, nhứt là những câu đố về cái dẹp. Có những cái đẹp chỉ đẹp khi ta nhìn nó qua lớp sương mù của sự mơ hồ. Như con nhạn của ông chẳng hạn.

Câu trả lời mà không trả lời này dường như đã làm tui chợt hiểu. Và tui tiếp tục chiêm nghiệm cái triết lý của ông về sự hạnh phúc:

Gặp hạnh phúc là người nào trong tuổi già vẫn còn giữ được nguyên vẹn tình yêu của mình đối với cái gì mình đã yêu thương từ thuở ấu thơ. Niềm hạnh phúc đó, đương nhiên là phải được trả giá bằng rất nhiều đau khổ.


Phạm Hoài Nhân

20 thg 10, 2019

Thế nào là một bài thơ "hay đến chết người"?

Mỗi khi nghĩ tới Phụ nữ Việt Nam, tôi lại nghĩ tới Trưng Nữ Vương. Mỗi khi nghĩ tới Trưng Nữ Vương, tôi lại nhớ tới bài thơ cùng tên của nữ sĩ Ngân Giang. Một tuyệt tác thơ ca của Việt Nam.


11 thg 10, 2019

Tờ thư bí mật

Thi sĩ Bùi Giáng có thời gian cư ngụ ở Biên Hòa. Ở trong nhà thương điên á! Bởi vì ông điên mà, nên nhà thương điên Biên Hòa mới có diễm phúc là nơi ăn chốn ở của ông.


Trong thời gian cư ngụ tại đây, tất nhiên là ông có làm thơ. Dưới đây là một bài thơ của ông người ta còn giữ lại được.

8 thg 10, 2019

Tui là ai? Ai là tui?

Ba má tui có 2 người con song sinh. Đó chính là tui và một người nữa, là anh tui.

Vì là 2 người sinh đôi nên tui và anh tui giống nhau như 2 giọt nước - không hề có một dấu hiệu nào để phân biệt. 

Ngày nọ biến cố xảy ra.

Một trong 2 người chết. Cái chết bí ẩn.

Người ta xôn xao mời các chuyên gia, các thám tử đại tài đến để điều tra nguyên nhân cái chết. Bó tay! Bí ẩn vẫn hoàn bí ẩn!

Và còn một điều cực kỳ bí ẩn nữa, đó là: Ai chết? Tui hay anh tui?