31 thg 12, 2013

Chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa

Quên phứt chuyện ngụ ngôn của La Fontaine đi, vì đó là chuyện bịa! Sự thật là trong cuộc đua giữa thỏ và rùa dĩ nhiên thỏ luôn luôn thắng.


Từ thuở ban sơ Thỏ đã thắng Rùa, kể cả khi Thỏ chấp nhận cho Rùa bơi dưới nước thay vì bò trên cạn (bò trên cạn thì Rùa thua là cái chắc, vì tục ngữ đã có câu Chậm như Rùa bò, không có câu Chậm như Rùa bơi).

30 thg 12, 2013

Đời là bể khổ!

Tui gọi cho nó cả buổi sáng mà không được, điện thoại cứ ò e điệp khúc: Số điện thoại này hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau.

Đồ khỉ gió! Thằng này ngủ chưa dậy hay là tối tắt điện thoại rồi sáng ra quên bật máy đây. Hay là nó bị gì? Bực mình, tui xách xe chạy tới nhà nó. Vừa tới đầu hẻm thì thấy nó đang ngồi chông ngốc uống cà phê cóc. Tui gắt:

  • Sao tắt máy vậy cha nội?
Nó trả lời gọn lỏn:
  • Hổng phải tắt! Hổng nạp tiền điện thoại!
  • Trời, nghèo vậy sao?
Nó ngoắc tui, biểu ngồi xuống uống cà phê để nó kể cho nghe. Đây là câu chuyện kể của nó:



28 thg 12, 2013

Khi chuông điện thoại reo...

(Chuông điện thoại reo)

  • Alô, tôi nghe đây! Ai ở đầu dây đó?
  • Ơ, xin lỗi, tui nhầm số. Cúp máy nghe?
  • Ê, đâu có đơn giản vậy! Biết ta là ai hông? Ta là ông thần ve chai. Từ lúc ta lắp cái sim mới tới giờ chưa có ai gọi cho ta hết á! Ta thề rằng ai gọi cho ta đầu tiên ta sẽ yêu thương người đó suốt đời.
  • Má ơi! Tui hổng dám được yêu thương kiểu đó đâu!
  • Im đi, để ta nói tiếp. Suốt trong một tháng đầu tiên không có ai gọi cho ta hết. Một tháng sau, ta thề rằng ai gọi cho ta ta sẽ cho người đó giàu sang suốt đời. Ta sẽ tặng ngay vô tài khoản người đó một tỷ đồng!
  • Ừ, vụ này được. Số tài khoản của tui là...
  • Im! Nhưng suốt tháng kế tiếp cũng không có ai gọi cho ta hết. Ta giận lắm, thề rằng...
  • Chuyện gì nữa đây? Ông thề làm sao?
  • Ta thề rằng ta sẽ... GIẾẾẾT! Giết chết đứa nào gọi cho ta! Grừừừ...
(Trong câu chuyện này không biết tui đóng vai nào, các bạn cứ bình luận vô tư!)

Hai Ẩu

26 thg 12, 2013

Rồi có một ngày...

Từ nhỏ, tui đã được dạy rằng khi đi xe bus (hoặc các phương tiện vận tải công cộng khác) phải biết giữ phép lịch sự: nhường chỗ cho người già yếu, trẻ em, phụ nữ có thai, có con mọn. Tui đã thực hiện nghiêm chỉnh phép lịch sự đó, mặc dù trong thâm tâm cầu mong sao cho khi mình ngồi trên xe bus thì đừng có ông già, bà già hay bà bầu nào lên đứng gần. Lúc đó không đứng lên nhường chỗ thì bất lịch sự, mà nhường thì... tiếc!

Hình minh họa, không có Hai Ẩu trong đó!

25 thg 12, 2013

Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Chưa có khi nào anh thấy yêu và nhớ em như giây phút này đây. Nhớ em tha thiết, yêu em nồng nàn.

Càng yêu và nhớ anh càng thấy ân hận vì bao mùa xuân trôi qua, anh chỉ mải lo nghĩ đến công nghệ mới, đến sản phẩm mới mà chẳng nghĩ gì đến em thân yêu của anh. Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em!

Em ơi, tình anh như nước con sông dài, vẫn keo sơn gắn bó với em không bao giờ thay đổi cho dù sông cạn đá mòn. Chỉ phiền một nỗi, anh làm nghề chào bán thiết bị mobile, mà mấy thứ này nó cứ ra công nghệ mới, sản phẩm mới ào ào làm anh bị cuốn theo tới... phát ghiền. Anh cũng ghiền bán được hàng cho khách hàng, càng nhiều càng tốt. Có những khi anh thoáng nhớ đến em, nhưng khách hàng ùn ùn mua hàng nên anh cũng ào ào bán hàng mà quên em đi mất. Bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, còn được thưởng theo doanh số nữa, sướng lắm em ơi. Chả trách sao em thường than vãn: Ngồi nhớ anh, em ngó ngó lên trời. Chim sáo không về cánh cò mồ côi. Em nhớ anh nhiều, sao phụ tình em!

Ôi, anh đã biết lỗi rồi em ơi. Chim sáo về rồi nè ơi!



Lại thấy ông đồ già...




Ghi chú: trong toàn bộ bài này tui chỉ chịu trách nhiệm cái đầu ông đồ thôi, còn toàn bộ mình mẩy tứ chi ông đồ cũng như bài thơ là... chôm chỉa!

Hai Ẩu

17 thg 12, 2013

Chưa tới giờ ăn!

Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai lần III diễn ra trong 4 ngày từ 12 đến 15/12/2013 tại khu du lịch Bửu Long. Bạn tôi, giám đốc một công ty du lịch khá mạnh ở Đồng Nai được mời tham gia gian hàng nhưng không đồng ý. Anh nói: Tham gia liên hoan này không có hiệu quả!

Thầm nghĩ rằng chắc anh có ác cảm chi đó với Ban tổ chức, vả lại thấy poster treo đầy đường, và nhất là trong những ngày diễn ra liên hoan thì vào cổng Khu du lịch Bửu Long miễn phí (bình thường vé vào cổng là 20.000 đồng, một mức giá khá cắt cổ để vào ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi đây!) nên tôi vẫn quyết định đến tham quan.

Tôi đến đây vào sáng 13/12/2013, ngày thứ nhì của liên hoan. Nhìn bãi gởi xe thấy lèo tèo khoảng vài ba chục chiếc là có thể hình dung lượng khách vắng thế nào (chú ý là miễn phí vé vào cổng đó nhé). Bên trong đúng là vắng hoe, số người của ban tổ chức và của các gian hàng là chính, chẳng mấy khách tham quan. Có lẽ tính tất tần tật không tới 100 người!

Công bằng mà nói, việc dàn dựng khu ẩm thực khá công phu, đẹp mắt. Những gian hàng ẩm thực mái lá, cột tre rất phù hợp với chủ đề của liên hoan là Món ngon quê nhà. Nhưng... vắng vẫn là vắng.

Cổng vào khu ẩm thực, bên trong khu du lịch Bửu Long

16 thg 12, 2013

"Hôi bia" dưới góc nhìn mạng xã hội

Vụ "hôi bia" ở Biên Hòa tới nay đã bớt... hôi rồi, nhưng những thông tin về nó vẫn còn râm ran. Thôi thì không ngại nhàm chán, mình cũng bàn ra tán vô một chút vậy, vì dù sao mình cũng là người trong cuộc mà (người trong cuộc tức là dân Biên Hòa chớ không phải người hôi bia nghen!)




10 thg 12, 2013

Có phải trên núi Ba Thê có Hòn Vọng Thê?

Các trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Trên núi Ba Thê

7 thg 12, 2013

Điểm đến không có trong tour du lịch

Ở Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung có dạng du lịch homestay, du khách sẽ đến ăn ở, sinh hoạt trong nhà vườn cùng với người dân địa phương. Đây là một trải nghiệm khá thú vị với người thành phố và rất thu hút khách nước ngoài.

Tôi đến Cần Thơ vào chiều tối và chỉ lưu lại đó một buổi sáng hôm sau, nên không thể nào homestay được. Thế nhưng anh Lâm văn Sơn - một chuyên gia du lịch sành sõi ở Cần Thơ - vẫn bố trí cho cha con tôi một chuyến đi thú vị hơn cả homestay, mà chắc chắn chúng tôi không thể nào tự mình thực hiện được, và cũng chắc chắn không đơn vị du lịch lữ hành nào đưa chúng tôi đi được. Vì đây không hề là một điểm đến của các tour du lịch!

Anh Sơn đích thân dùng xe máy đèo tôi đi, và mượn một chiếc nữa cho Đắc Nhân (con tôi) và Thùy Nhân (em tôi).

5 thg 12, 2013

Bàn chân tiên trên núi

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê là một ngọn núi trong cụm núi Ba Thê gồm năm ngọn, nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, cách Long Xuyên chừng 40 km. Ba Thê là ngọn cao nhất trong cụm núi, cao 221 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng tứ giác Long Xuyên. Với vị trí đặc biệt này, ngày xưa trên đỉnh núi có đặt sân bay dã chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đường lên núi

Đường lên núi hẹp, khó đi bằng xe hơi, do đó phải đậu xe ở chân núi và thuê Honda ôm chạy lên. 40 ngàn một người, chở đến từng điểm tham quan trên núi và chờ đợi để chở về. Đường dài hơn 2 km, quanh co khúc khuỷu và chật hẹp, một bên là núi, một bên là vực sâu, nhiều chỗ cua cùi chỏ và dốc dựng đứng. Các bác tài xe ôm tranh thủ nên mỗi xe đèo 2 người và không có mũ bảo hiểm (đâu có công an!). Xe cùi cùi cỡ Wave Alpha thôi, nên mỗi lần lên dốc cao nó khóc rống thảm thiết như muốn bể ống pô.

4 thg 12, 2013

Không có Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

Ngày xửa ngày xưa, có một bà hoàng hậu sinh được một người con gái da trắng như tuyết, nên đặt tên là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết. Vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm, và có một cái gương thần, mỗi khi soi, bà hỏi:


Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương trả lời:

Muôn tâu hoàng hậu xinh tươi
Người là đẹp nhứt trên đời chớ ai!

Hoàng hậu nghe vậy sướng lắm. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp, đẹp hơn cả hoàng hậu. Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Còn ta với nồng nàn

Tui gặp thứ trái này lần đầu vào tối thứ Sáu tại rừng tràm Tân Tiến (huyện Tri Tôn). Trái như trái chanh, nhưng vỏ sần sùi và mùi thơm nồng nàn hơn. Trái được vắt vô dĩa muối ớt để làm món chấm. Tối đó ăn cúm núm chiên, cá lóc nướng trui... Thứ nào chấm cũng được.

Dĩa muối ớt, bên cạnh là loại trái chua chua miền núi, cạnh đó nữa là nước mắm me

Dân An Giang kêu trái này là trái chút. Ái chà, viết sao ta? Chút, chúc, trúc hay trút (dân miền Tây đọc 4 chữ này y chang nhau!).

Khi tui hỏi chữ chút viết sao, các chiến hữu người An Giang ngồi trong bàn nhậu mới à ới bàn với nhau coi tên trái này viết mần sao. Có người nói là trút (như chữ con trút), có người nói là chút (như chữ một chút). Cuối cùng là... hổng biết viết sao cho đúng, chỉ biết đọc là chút thôi.