26 thg 6, 2016

Vô chùa tắm biển

Đi Vũng Tàu, Long Hải tắm biển ở các bãi tắm thường đông đúc, náo nhiệt - và có thể là dơ nữa (thường thì đông là dơ mà!). Vô resort thì đỡ hơn, nhưng cũng tốn tiền hơn.

Vậy sao không "thay đổi tiết mục" bằng cách... vô chùa tắm biển nhỉ? Giải pháp này rất phù hợp cho những người thích yên tĩnh, thanh tịnh (nhưng không hợp cho người thích ồn ào, thích rửa mắt bằng cách ngắm người đẹp mặc đồ 2 mảnh tắm biển hay thích dzô dzô bằng những lon bia).

Ở Long Hải có một nơi như thế, đó là Tịnh xá Ngọc Hải.

Mặt tiền Tịnh xá Ngọc Hải

21 thg 6, 2016

Có một ngôi chùa làng quê trong lòng thành phố

Địa chỉ cũ của chùa là 13/32, ấp Tăng Phú, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 - còn địa chỉ mới là 13/32 đường 102, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9. Thú thiệt là đọc cả 2 địa chỉ đó tui đều nghĩ là tìm cho ra ngôi chùa đó chắc gian nan lắm. Ấy vậy mà vừa ra khỏi con đường Lê văn Việt sầm uất khoảng vài trăm met đã thấy ngay ngôi chùa. Vị chi chùa cách ngã tư Thủ Đức chỉ có 2 km.

Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.

Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.


18 thg 6, 2016

Bùi ngùi Hội Sơn cổ tự

Chùa Hội Sơn là một ngôi chùa cổ, một danh lam, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thuộc TP. HCM. Chùa tọa lạc tại số 1A1 đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM.

Tiếng là thuộc TP Hồ Chí Minh nhưng chùa Hội Sơn gần Biên Hòa hơn hẳn Sài Gòn. Từ trung tâm TP Biên Hòa, đi theo đường Bùi Hữu Nghĩa về phía Tân Vạn, vừa chui qua cầu vượt sang đường Nguyễn Xiển khoảng 3 km nhìn bên trái là thấy chùa, tổng khoảng cách độ hơn 12 km. Còn từ trung tâm quận 1 ở Sài Gòn thì khoảng cách phải gấp đôi!



15 thg 6, 2016

Nam kỳ... hai chục tỉnh, Biên Hòa số mấy?

Nam kỳ Lục tỉnh là chuyện thời nhà Nguyễn. Khi Pháp cai trị Nam kỳ, họ chia thành 20 tỉnh. Hồi đó không biết ai đã đặt ra một bài nửa giống thơ nửa giống vè để dễ nhớ tên các tỉnh. Bài thơ đó như sau:

Gia Châu Hà Rạch Trà
Sa Bến Long Tân Sóc
Thủ Tây Biên Mỹ Bà
Chợ Vĩnh Gò Cần Bạc.

11 thg 6, 2016

Thơ thẩn ở chùa Giác Lâm

1. 
Chùa Giác Lâm - còn gọi là Tổ đình Giác Lâm - tọa lạc tại số 118 Lạc Long Quân, phường 10, Tân Bình là một ngôi chùa cổ. Không chỉ là cổ mà còn là ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn - Gia Định. Chùa được xây dựng từ năm 1744.

Một vài trang web ghi rằng đây là ngôi chùa cổ nhất TP Hồ Chí Minh, với suy nghĩ đơn giản: Sài Gòn hay TP Hồ Chí Minh thì cũng thế! Đâu phải vậy! Vì Sài Gòn đâu phải là TPHCM!

Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn là Giác Lâm, xây dựng năm 1744, còn ngôi chùa cổ nhất TPHCM là chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức (số 204, đường Đặng văn Bi), xây dựng năm 1721. Cần thấy rằng Thủ Đức thuộc TPHCM nhưng không hề thuộc Sài Gòn ngày xưa!


9 thg 6, 2016

Nụ cười


Đám tang má. 

Hai mươi mấy đứa cả con lẫn cháu chen chúc nhau quỳ trước linh cữu để cúng cơm và cầu siêu cho má.

Mấy chiếc chiếu trải từ thềm dài xuống phía dưới sân. Tôi là con trưởng, quỳ dâng hương ở phía trước mọi người, vì thế vị trí của tôi ở trên thềm, còn những người còn lại thì ở dưới sân.

Tôi bước lên thượng hương và lùi lại để quỳ vào vị trí cũ. Quay lưng, không xác định đúng vị trí nên tôi lùi hơi quá lố, khi quỳ xuống đầu gối tôi ở trên thềm còn bàn chân thì ở dưới sân. Cả thân người tôi lảo đảo ngã về phía sau, hai ống quyển cấn mạnh vào bậc thềm đau điếng.

Nhìn cảnh ông anh Hai suýt té và nhăn nhó vì đau, mấy đứa em tôi không nhịn được cười trong khung cảnh trang nghiêm của buổi cúng. Tôi vừa đau, vừa sợ, bất giác nhìn lên ảnh má trước linh cữu. Má như mỉm cười, mắng yêu: Mấy đứa bây hư quá, cúng cho má mà còn giỡn nữa! 

Má là như vậy đó, luôn mỉm cười bao dung. Má như đang ngồi âu yếm nhìn đàn con nhỏ đùa chơi. 

Thương má quá, má ơi!

Phạm Hoài Nhân
Viết sau đám tang má vài ngày - 2007

5 thg 6, 2016

Lê Lai cứu chúa xứ Kiên Giang

Hai con đường ở Rạch Giá

Ở Rạch Giá có 2 con đường lớn chạy song song với nhau, đường Nguyễn Trung Trực và đường Lâm Quang Ky. Nguyễn Trung Trực là con đường chính của thành phố này, đường Lâm Quang Ky nhỏ hơn. Nguyễn Trung Trực thì ai cũng biết rồi, đó là vị anh hùng dân tộc với 2 chiến công lẫy lừng:


Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Ông đã lập nên chiến công nức lòng người dân cả nước tại Kiên Giang và hy sinh đền nợ nước cũng tại nơi này. Con đường chính ở Rạch Giá mang tên ông là điều tất nhiên. Vậy còn Lâm Quang Ky là ai?


Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Lâm Quang Ky là vị phó tướng, người bạn chiến đấu của Nguyễn Trung Trực. Đặc biệt, ông đã đóng vai Lê Lai, giả làm Nguyễn Trung Trực để chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa.

4 thg 6, 2016

Cô lái đò (Thơ: Nguyễn Bính)

Xuân đã đem mong nhớ trở về, 
Lòng cô gái ở bên sông kia.