30 thg 3, 2016

Cu Tí bỏ học

Thằng Cu Tí, cháu của Hai Ẩu đậu đại học Y khoa TPHCM. Khỏi nói là gia đình mừng vui và tự hào tới cỡ nào, bởi đâu phải lơ tơ mơ mà đậu nổi vô ngôi trường danh giá này.

Gần đến năm cuối, Cu Tí đột nhiên tuyên bố bỏ học. Khỏi nói là gia đình sốc tới cỡ nào! Khuyên nhủ hoài hổng được, gia đình bèn nhờ Hai Ẩu tìm hiểu tâm tư để thuyết phục em nó đi học lại.


29 thg 3, 2016

Biên Hòa với vua Quang Trung

1.
Như nhiều người Việt Nam, vua Quang Trung là thần tượng của tui.

Tui tới Biên Hòa sống hơi muộn, khi đã 24 tuổi. Vô tư, chả nghĩ ngợi gì, khi trò chuyện với bạn bè là dân Biên Hòa cố cựu có những khi tôi tỏ lòng ngưỡng mộ vua Quang Trung, mặc nhiên cho rằng người ta cũng giống như mình. Ngạc nhiên thay, một lần, rồi nhiều lần, tôi có cảm giác rằng người Biên Hòa không yêu kính vua Quang Trung như mình. Thường thì họ không tỏ ra hào hứng ca ngợi vua Quang Trung như tui, chỉ lặng lẽ nghe thôi, cá biệt có một vài người đưa ra những lý lẽ để phản bác.

Dần dà, tìm hiểu lịch sử, tui lờ mờ đoán ra nguyên do. Đất Biên Hòa được lập nên là do các chúa Nguyễn. Thời Nguyễn Ánh bôn ba chinh chiến với nhà Tây Sơn thì Biên Hòa - Cù lao Phố là hậu phương vững chắc, là cơ sở kinh tài ủng hộ cho chúa Nguyễn. Từ đầu đến nửa cuối thế kỷ 18, Cù lao Phố ở Biên Hòa là trung tâm thương mại lớn nhất phương Nam. Thế nhưng năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố nhằm triệt hạ đầu mối cung ứng vật chất cho Nguyễn Ánh. Các thương gia người Hoa dắt díu nhau chạy về vùng Sài Gòn - Gia Định, lập nên Chợ Lớn. Cù lao Phố điêu tàn từ đó.

27 thg 3, 2016

Tượng nhà mồ Tây nguyên

Người Bana có câu: "Khêi ning nơng, pơm bơxát" nghĩa là "tháng nghỉ, làm nhà mồ". Tháng nghỉ đó lại là mùa hội, mùa vui, mùa "uống tháng, ăn năm, trâu đâm lợn mổ", không chỉ của người Bana mà còn của người Giarai, Êđê và nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên. Làm nhà mồ có nghĩa là tổ chức lễ bỏ ma hay mả. Do đó, không phải ngẫu nhiên lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất, tưng bừng nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và cũng mang tính cộng đồng nhất của Tây Nguyên. Chính nhà mồ, tượng nhà mồ - những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo của Tây Nguyên được ra đời vào dịp lễ hội thường niên này.

24 thg 3, 2016

Ông Năm nằm trên đồi, nghe gió ru

Từ Nha Trang đi trở vào Nam theo quốc lộ 1, đến cây số 1473, bên phải đường bạn sẽ thấy một bảng đề Khu mộ Bác sĩ Yersin. Nơi đây thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đi vào khoảng 100 met là cổng của một khu vườn rộng, bảng đề: Viện Pasteur - Trại Chăn nuôi Suối Dầu.

Suối Dầu là một trại chăn nuôi và trồng trọt do bác sĩ Yersin lập nên năm 1896. Ban đầu đây là nơi nuôi súc vật để phục vụ cho các thí nghiệm y học và sản xuất huyết thanh, sau đó bác sĩ Yersin còn đưa vào trồng thử nghiệm cây cao su và canh-ki-na.

Cổng trại Chăn nuôi Suối Dầu

23 thg 3, 2016

Nghe tui kể chuyện này

Anh bạn tui là người tốt, có tài nữa, chỉ mỗi tội nói nhiều thôi. Bữa đó như thường lệ, ảnh rủ tui đi uống cà phê. Và như thường lệ, ảnh bắt đầu nói, tui bắt đầu nghe, lâu lâu gật gù một cái ra vẻ tán đồng, hoặc ráng chêm vô một câu tỏ rằng ta đang quan tâm lắm.

Công bằng mà nói thì bạn tui nói chuyện cũng có duyên, nội dung cũng phong phú (vì ảnh có tài và làm được nhiều việc mà!). Đặc điểm là mỗi mệnh đề để bắt đầu từng câu chuyện của ảnh đều có chữ “tui”, thí dụ như:
  • Hồi đó tui đã từng làm cái chuyện này…
  • Đối với chuyện ABC, tui có ý kiến như vầy…
  • Tui dự định là sẽ…

21 thg 3, 2016

Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy. Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.


Cầu Gành. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

20 thg 3, 2016

Ăn bánh ướt Diên Khánh

Bánh ướt Diên Khánh là một món ăn nổi tiếng của Nha Trang, dĩ nhiên là ở Diên Khánh. Tui đọc và biết vậy nhưng hồi nào tới giờ đi Nha Trang nhiều lần mà chưa có lần nào ra Diên Khánh nên chưa có dịp thử. Lần này anh Tư Miền Biển rủ đi chơi hơi xa, trên đường đi có ngang qua Diên Khánh và anh đề nghị ăn sáng là bánh ướt Diên Khánh cho biết, anh cũng nói thêm là không phải dẫn đến chỗ ăn ngon nhất, mà là đến một quán hiếm hoi còn xài lò trấu thủ công, kẻo mà ít lâu nữa nó không còn sẽ không có dịp chụp hình làm kỷ niệm.

Đây là cửa Tây thành Diên Khánh



Qua cửa thành vài trăm mét, bên phải là quán bánh ướt.

18 thg 3, 2016

Lang thang ở Bảo tàng Dân tộc học

Lúc đầu tui không có ý định tham quan Bảo tàng Dân tộc học đâu, vì nó hơi xa chỗ tui đang ở (hồ Hoàn Kiếm) là một lẽ (bảo tàng ở tuốt bên Nghĩa Đô, Cầu Giấy), mà còn là... thấy ghét vì bán vé vào cửa tới 40.000 đ. Phải vậy không đâu, coi thôi chớ muốn chụp hình thì tốn thêm 50.000 đ cho một máy nữa (là máy ảnh du lịch đó nghen, chớ máy chuyên nghiệp chắc tốn nhiều hơn nữa). Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, biết rằng TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng này xếp thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nên quyết định đi coi cho biết. Mà đã mua vé vô coi chả lẽ hổng chụp hình? Vậy nên... đã tốn tiền cho tốn luôn!


Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tại đường Nguyễn văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Ái chà, vô rồi mới thấy trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn xứng đáng thiệt (hổng giống như mấy cái bình chọn lôm côm của Việt Nam ta), và mua vé đáng đồng tiền bát gạo thiệt.

16 thg 3, 2016

Xin làm người hát rong

Nè, để nói cho mà nghe, tui mới chế được con rô-bô đặt tên là Người hát rong. Ờ, đặt tên vậy cho nó có vẻ nghệ sĩ thôi, chớ con rô-bô này đâu có biết hát (làm rô-bô biết hát dễ ẹc, tui đâu thèm làm!). Vậy nó biết làm gì? À, nó chỉ biết làm có một chuyện thôi, đó là lên Facebook bấm Like dạo. Ấy, bấm Like dạo với đi hát rong thì cũng na ná nhau thôi mà.


Trời, giờ này mà có người còn hổng biết bấm Like dạo là làm sao nữa hả? Thôi được rồi, để tui giải thích cho mà nghe.

11 thg 3, 2016

Về miền Tây ăn chuột cống

Xin nói rõ liền để mọi người khỏi hết hồn. Không phải ăn thịt con chuột cống (í ẹ), mà là ăn thịt chuột đồng và bánh cống.

Hồi nẳm, tui dìa Long Xuyên chơi, được đãi ăn 2 món đặc sản miền Tây là thịt chuột và bánh cống, gọi tắt là... chuột cống.

Thịt chuột đồng thì khỏi nói rồi, nó ngon như... thịt gà, và chuột ở ngoài đồng ăn lúa thì sạch sẽ chớ không như chuột nhà (và dĩ nhiên không như con chuột cống ở ống cống). Xưa kia, dân miền Tây làm ruộng, làm rẫy, chuột phá hoại hoa màu, họ bắt chuột và sẵn tiện chế biến làm món ăn luôn. Nay, chuột đồng được bán ở chợ miền Tây, không cần làm ruộng làm rẫy cũng có thể ra chợ mua về xơi. Còn làm biếng nữa thì cứ ra nhà hàng kêu món thịt chuột!

Dĩa thịt chuột ngon lành, góc trên là dĩa bánh cống

10 thg 3, 2016

“Tự sướng” khác “tự phê” ở chỗ nào?

Hằng năm, nhà làm tự điển Oxford đều bình chọn một từ để làm từ của năm (Word of the Year). Đó có thề là một từ mới, chưa từng có trong tự điển hoặc một từ đã có sẵn (nhưng thường là từ mới), miễn là nó tiêu biểu cho một xu thế, được nhắc nhở rất nhiều trên toàn thế giới trong năm đó. Như mọi người đã biết, năm 2013 thì Word of The Year Selfie.

Đã gọi Word of The Year rồi thì khỏi cần dịch, nói là hiểu liền, bởi vì nó là xu thế thời đại mà. Nhưng nếu cần diễn giải thì ta diễn giải rằng selfie là chụp hình tự sướng, mình chụp hình cho chính mình. Tui cá là bất kỳ ai có smartphone cũng đều đã có lần tự sướng (mà số người có smartphone là vô cùng nhiều).


9 thg 3, 2016

Biểu tượng của Nha Trang

1.

Ảnh này chụp lâu rồi, khoảng năm 2001, từ khách sạn Lodge Nha Trang nhìn ra bãi biển. phía xa là Đài Liệt Sĩ.

Cuối năm 2008, chỗ bãi biển này xuất hiện một công trình kiến trúc khá bự. Vì bự và dễ thấy cho nên mấy ngày đầu năm 2016 rong ruổi bằng xe máy ở Nha Trang, cha con tui lấy đó làm mốc để xác định vị trí, khỏi... đi lạc.

5 thg 3, 2016

Đền thờ Trương Định ở Gò Công

Quê quán Trương Định không phải ở Gò Công, ông sinh ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi năm 1820. Ông theo cha vào Nam năm 24 tuổi. Thế nhưng ông có công khai phá đất Gò Công, chiến đấu chống giặc Pháp và hy sinh tại Gò Công nên người dân nơi đây tôn kính và xem ông như người con của vùng đất này.

Thời Tự Đức, ông làm quản cơ, thi đậu cử nhân võ. Ông từng giữ chức Chánh quản cơ, chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ đại đồn Chí Hòa chống Pháp. Sau thăng chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định.

Lực lượng của ông giải phóng Gò Công ngày 1/3/1862.

Mộ và đền thờ Trương Định