20 thg 11, 2019

Chùa Đèn cầy, có 3 ngôi chùa Đèn cầy

1. Chùa Đèn cầy ở Sóc Trăng

Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).

Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.


Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2002

12 thg 11, 2019

Hai ngôi tháp cổ ở chùa Quốc Ân Kim Cang

Phật tử, du khách ngày nay có thể đến viếng thăm ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang - một ngôi chùa đã từng được khai sơn hơn 300 năm trước - tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tuy nhiên đó là ngôi chùa mới được xây dựng lại cách đây 10 năm trên nền chùa cũ, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ năm 1946. Di tích quan trọng nhất ở đây chính là ngôi tháp mộ của Tổ sư Nguyên Thiều, vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong.


Tháp mộ Tổ sư Nguyên Thiều

Xưa kia ngôi chùa này gọi là Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Đồng Nai, tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Ngày nay chùa thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo lời kể của trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Đức (là đệ tử của vị trụ trì Tổ đình Quốc Ân Kim Cang thời điểm 1946) và các bô lão ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại thì người dân nơi đây vẫn thường gọi đây là “Chùa Tháp” vì chùa này có ngôi tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang.

Chính nhờ ngôi tháp này mà sau nhiều năm quên lãng, người ta mới xác định lại được vị trí ngôi Tổ đình. Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Thông tin về 2 ngôi tháp cổ như sau (ghi lại theo bài viết của Pháp Tuệ, trên báo Giác Ngộ online ngày 14/11/2008):

11 thg 11, 2019

Chuyện về ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang

Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1728) là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Ngài là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Sau vài thập kỷ hoằng hóa ở Bình Định và Thuận Hóa, Ngài cùng một số đệ tử vượt núi băng ngàn vào phương Nam, dừng chân tại vùng đất Đồng Nai. Tại đây, vào cuối thế kỷ 17, Ngài cùng các đệ tử là Ngài Minh Vật Nhất Tri kiến lập ngôi tổ đình Quốc Ân Kim Cang, Ngài Thành Nhạc khai sơn chùa Long Thiền, Ngài Thành Đẳng khai sơn chùa Đại Giác, Ngài Thành Ý khai sơn chùa Bửu Phong. Ngày nay, các ngôi Long Thiền, Đại Giác, Bửu Phong vẫn tồn tại ở Biên Hòa, Đồng Nai và là những ngôi cổ tự danh tiếng. Thế nhưng ngôi Tổ đình Kim Cang ở đâu?

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang hiện ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, cách trung tâm TP Biên Hòa khoảng 12 km. Đây là ngôi Tổ đình:

7 thg 11, 2019

Tơ hồng ai bán, ai mua?

Đi chợ đêm Phú Quốc vui lắm! Ngoài chuyện bán đủ thứ đồ ăn và hàng hóa lưu niệm, các xe đẩy bán quà vặt tạo nên những hoạt cảnh sinh động, vui mắt. 

Kẹo tơ hồng/kẹo chỉ

Thí dụ như một món mà họ gọi là kem cuộn Thái Lan. Không chỉ bán kem, người bán còn... biểu diễn múa dao. Âm thanh băm gõ cạch cạch đều đặn tạo sự chú ý. Tui hỏi con tui đang cùng đi: Gõ chi vậy? Trả lời: họ băm cho kem tán đều ra để dễ cuộn lại. Hỏi: Sao con biết? Trả lời: Ở Sài Gòn cũng có mà ba!

5 thg 11, 2019

Mê Linh biệt khúc và Mưa lạnh trên đèo

Trong vở cải lương nổi tiếng Tiếng trống Mê Linh có một đoạn ca diễn mà hầu như ai cũng biết, được đặt tên thành một khúc ca riêng. Đó là Mê Linh biệt khúc, lớp ca diễn giữa Trưng Trắc (Thanh Nga) và Thi Sách (Thanh Sang).




MÊ LINH BIỆT KHÚC


(Trưng Trắc) Trong giây phút chia tay, 
Tim nguyện ghi lời thề. 

(Thi Sách) Tuy xa nhau muôn dặm dài, 
Nhưng có nhau kề vai trong chinh chiến, 
Dẫu muôn đắng cay chi sờn 

(Trưng Trắc) Bầu trời Nam u tối. 
Quân thù gieo bạo tàn. 
Ta vui riêng đâu đành lòng. 
Đem máu xương cùng muôn dân son sắt 
Nhớ nhau chớ quên câu thề. 

(Thi Sách) Đêm nay có xa nhau 
Cho ngày mai ta lại gần.

(Trưng Trắc) Ôi trăng sao trên bầu trời, 
Như sáng soi đường ra biên ải 
Có em dõi theo chân chàng. 

(Thi Sách) Kìa hồn thiêng sông núi!
Nghe từ xa vọng về.
Ta chung lo ngăn giặc thù.
Mai mốt đây nhìn non sông tươi thắm.
Ngày về vinh quang!


4 thg 11, 2019

Đường chiều sơn cước

Nhạc sĩ Lê Dinh có một loạt bài hát  lấy bối cảnh là miền cao nguyên, sáng tác vào khoảng giữa thập niên 196x. Đó là những bài hát ông sáng tác riêng một mình, như: Mưa lạnh trên đèo, Chiều lên bản Thượng, Thương về xứ Thượng, Nỗi buồn Châu Pha... Và những bài viết chung với Minh Kỳ, như: Đường chiều sơn cước, Người em xứ Thượng, Tiếng hát Mường Luông... Hầu hết những bài này đều được yêu thích, trong đó phổ biến nhất có lẽ là Chiều lên bản Thượng Nỗi buồn Châu Pha

Bộ ba nhạc sĩ Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng, thường sáng tác chung với nhau và dùng nghệ danh Lê Minh Bằng