29 thg 12, 2012

Cù lao Rùa - ngàn năm lênh đênh

Người xưa nói rằng Đồng Nai là vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng. Con sông Đồng Nai là con rồng uốn lượn, mà đầu rồng là núi Bửu Long, đuôi rồng là núi Châu Thới. Ở ngay bên cạnh đầu rồng Bửu Long, dòng sông Đồng Nai chẻ làm 2 nhánh ôm lấy một cù lao, đó chính là cù lao Rùa, hay còn gọi là cồn Quy.

Cù lao Rùa chập chờn giữa dòng Đồng Nai như linh quy đang giỡn nước, ngẩng nhìn đầu rồng hùng vỹ ở Bửu Long.

Oái oăm thay, theo địa giới hành chánh hiện nay thì cù lao Rùa không thuộc Đồng Nai, mà là thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tên gọi bây giờ của cù lao Rùa là xã Thạnh Hội.


28 thg 12, 2012

Bay đi đâu?


Bạn đã nhiều lần ngồi bên khung cửa máy bay, ngắm mây trôi? Chắc cũng đã có lần bạn hồi tưởng: Chuyến bay đầu tiên của mình là khi nào? Bay về đâu?

Tôi đã từng hồi tưởng như vậy. Và lạ lùng thay, nơi tôi bay đến đầu tiên trong đời là... Biên Hòa, năm 16 tuổi!

27 thg 12, 2012

Thác Ràng trong rừng chiến khu Đ

Con suối Ràng bắt nguồn từ đâu đó trong vùng rừng Tà Lài, chảy ngoằn ngoèo qua vùng rừng xã Phú Lý rồi đổ ra hồ Trị An. Điều trớ trêu là trong thời kỳ chiến tranh, con suối này là nguồn nước hậu cần cho cả hai phía đối đầu nhau: ở đầu nguồn, trong vùng chiến khu Đ, suối là nguồn nước cho các chiến sĩ cách mạng - ở cuối nguồn, đó là nguồn nước cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ở đầu nguồn, trong vùng rừng chiến khu Đ, con suối chảy qua ghềnh đá tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp: thác Ràng! Đẹp thì đẹp, nhưng trong thời chiến tranh, đây không phải là... chỗ đi chơi!

Năm 2004, tỉnh Đồng Nai thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, thác Ràng thuộc địa bàn xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu Bảo tồn này.

Là một nơi chưa được biết đến nhiều, cảnh quan còn hoang sơ nhưng tuyệt đẹp, thác Ràng là địa điểm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch sinh thái, thích khám phá.


22 thg 12, 2012

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên năm 2003.


Rể cây tung

Vô chùa thăm cò

Chùa chính tên là Kompong Chrây, nhưng người Khmer gọi là chùa Mông Rầy (nghĩa là cây đa). Cổng chùa giống cái hang nên người Việt gọi là chùa Hang. Trong chùa có nhiều chim cò nên còn gọi là Chùa Cò. Hai Ẩu chỉ post lên đây hình chim cò ở chùa, nên ghi là chùa Cò cho tiện!

18 thg 12, 2012

Được tặng lịch



Mình được các bạn ở NXB Đồng Nai biếu một bộ sách - lịch rất trang trọng, ghi là Sách Lịch - Hồ Chí Minh/Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Lui cui khui hộp với Bùm, hỏi nó: Hoành tráng hông con?




Bùm nói: Dạ có. Ba tính đem cuốn lịch này cho ai?

16 thg 12, 2012

Tản mạn Xẻo Quýt

Xẻo Quýt là khu rừng tràm rộng khoảng 200.000 m2, thuộc huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Nơi này xưa kia là căn cứ của tỉnh ủy Kiến Phong (Đồng Tháp). Đến đây vừa thưởng thức vẻ đẹp của rừng tràm, vừa là tham quan những di tích cách mạng: hầm trú ẩn, chòi làm việc...

Nhưng thôi, chuyện kể về Xẻo Quýt xin dành cho một dịp khác, hôm nay chỉ kể chuyện đàm đạo của cha con Hai Ẩu về địa danh Xẻo Quýt thôi.



15 thg 12, 2012

Tà Lài

Tà Lài thuở xưa là một chốn rừng thiêng nước độc, nằm ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai, giáp với rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên. Nơi này hiểm trở đến nỗi thực dân Pháp dựng nên một nhà ngục gọi là trại Tà Lài (camp Tà Lài) để giam giữ tù chính trị. Tù nhân được đưa vào đây là xem như vô phương thoát ra, vượt ngục chỉ có chết mà thôi. Năm 1941, giáo sư Trần văn Giàu, tướng Tô Ký bị giam ở đây và đã vượt ngục thành công.

Nhà sàn truyền thống của người Mạ ở Tà Lài. Ảnh: CA TPHCM online.

14 thg 12, 2012

Rối bòng bong

Từ nhỏ tới lớn, tôi cũng như nhiều người khác thường xài cụm từ rối bòng bong, hoặc là rối như mớ bòng bong để diễn tả một sự rối rắm quá xá.

Nói, và hiểu rằng cái mớ bòng bong ấy là cái sự rắc rối lắm lắm, chứ còn ai hỏi lại bòng bong là cái gì mà rối vậy thì... pó tay.com!

Cho mãi đến khi đi Xẻo Quít, Đồng Tháp tôi mới được tận mắt thấy dây bòng bong. À, té ra bòng bong là một thứ dây leo mọc hoang, và thường quấn quít quanh những cây lớn. Nó sinh sôi nhanh, nhiều và quấn quít chằng chịt đến mức chẳng biết đâu mà lần. Bởi vậy người ta mới gọi là rối như dây bòng bong.

Nó là vầy đây (ảnh chụp ở Xẻo Quít):


13 thg 12, 2012

Nỗi uất hận của Hai Ẩu


  • Tại sao ngươi lại có tên là Hai Ẩu? 
Tui thứ hai, tính tình ẩu tả, nên mọi người kêu là Hai Ẩu!
  • Có vậy thôi mà cũng xưng là Hai Ẩu à? Ẩu là ấu thế nào? Nghe nè: Hôm lễ Quốc khánh 2/9, có tờ báo mạng đưa tin nhân dân nô nức mừng lễ, phóng viên ảnh đưa lên một số ảnh chứng tỏ mình đã đi thực tế. Rủi thay, nhìn kỹ background của các bức ảnh người ta thấy lòi ra mấy chữ trong bandrole là mừng Quốc khánh năm… 2009! Nghĩa là mấy thằng cu phóng viên này chả có đi đâu hết, chỉ ngồi nhà lượm ảnh cũ post lên mạng thôi. Đã lười mà còn ẩu nữa, chả thèm để ý chi tiết gì hết! Vậy mới là ẩu chớ!
Hi hi, chuyện đó bình thường mà. Thật ra năm nào mà chả có lễ 2/9, nhân dân chả nô nức reo mừng, vì thế cứ ngồi nhà đưa tin là… đúng thôi! Chuyện này đâu có ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới, miễn là ta có bài đăng, có tiền nhuận bút. Sá chi ba cái chữ lẻ tẻ lòi ra tố cáo ta lượm lại hình cũ!

12 thg 12, 2012

10 thg 12, 2012

Có đôi khi...

Có đôi khi, một buổi sáng Chủ Nhật nào đó bạn muốn gặp bạn bè ở một quán cà phê quen thuộc, nhưng tự nhiên hôm ấy bạn bè không ai đến. Chỉ là ngẫu nhiên thôi, nhưng lúc ấy bạn sẽ thấy trống không, một nỗi trống không mênh mông đến lặng lẽ...
Có đôi khi, trong cơn trống vắng, bạn bấm điện thoại gọi ai đó. Những người bạn mới gặp đây, hoặc những người bạn đã bao lâu rồi không gặp. Ngẫu nhiên thôi, có thể bạn bè bỏ quên điện thoại ở đâu đó, cũng có thể không muốn trả lời bạn, nhưng lúc ấy bạn sẽ thấy bơ vơ, cô đơn đến lặng người...

6 thg 12, 2012

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt...

Bãi biển Cổ thạch thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết gần 100km về hướng Bắc. Đây là nơi lý tưởng cho những ai yêu vẻ hoang sơ thanh bình. Bờ biển đầy những khối đá cổ tạo hình kỳ thú, nước biển trong xanh...

Xem hình cũ, nhớ lại ngày nào, cả gia đình cùng đi tắm biển...



Hoàng hôn trên bãi Cổ thạch

5 thg 12, 2012

Ao Bà Om - Trà Vinh

Ao Bà Om thuộc xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nằm dọc theo quốc lộ 53, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7km.

Gọi là ao, nhưng cái ao này hơi bị lớn! Ao Bà Om gần như hình vuông, mỗi cạnh khoảng 200 met (nên còn gọi là Ao Vuông). Bạn tính coi, như vậy diện tích mặt ao là 200 m x 200 m, bằng 4 ha! Hic, vậy mà kêu là cái ao!


3 thg 12, 2012

Thích Ca Phật đài ở Vũng Tàu

Khi tôi còn nhỏ, khoảng cuối thập niên 60, đầu 70, Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu là điểm đến không thể thiếu khi đến thành phố biển này. Hồi ấy, dưới mắt một cậu bé lên mười và thời ấy những tượng lớn chưa có, tượng Phật nhập Niết bàn, kim thân Đức Phật ở đây thật là vĩ đại...

Năm tháng trôi qua, chú bé ngày xưa giờ đã thành người đàn ông qua tuổi tri thiên mệnh. Biết bao chùa lớn, tượng to đã được dựng lên, tôi đã đến nhiều chùa, và cũng đã đến Vũng Tàu không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa hề viếng thăm lại Thích Ca Phật Đài.

Rồi một ngày, tôi đến viếng Thích Ca Phật Đài cùng một người thân yêu.


Kim thân Đức Phật

Vô chùa tắm biển (Tịnh xá Ngọc Hải)

Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?

T
ôi
 chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.

Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...

Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.

Cách đó vài trăm met là M
 Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.

2 thg 12, 2012

Đi Vũng Tàu tắm... suối!

Đi Vũng Tàu là để tắm biển. Nhưng nếu sau khi tắm biển xong, trên đường về bạn ghé Suối Tiên - Suối Đá để tắm thì cũng thú vị lắm phải không?

Suối Tiên, suối Đá là tên 2 con suối ở núi Dinh, thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Suối Tiên ở trên cao, suối Đá ở dưới thấp.

Nếu bạn trên đường về từ Vũng Tàu và chỉ có ít thời gian để ngoạn cảnh, tắm suối thì bạn nên ghé suối Đá. Từ hướng Vũng Tàu trở về, qua khỏi Bà Rịa khoảng 8km, nhìn bên phải thấy giáo xứ Chu Hội, có con đường nhỏ rẽ vào, bạn sẽ đến suối Đá. Đường nhỏ, nhưng xe hơi đi được. Gần đến suối có bãi gửi xe, đi bộ khoảng vài trăm met.

Cảnh quan ở đây đẹp hoang sơ. Lá cây rừng xanh mướt, nước trong veo róc rách qua khe đá. 

Suối Đá - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

28 thg 11, 2012

Về đình Tân An... đóng phim!

Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ, đó là đình Tân An tọa lạc tại ấp 1, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế (nên còn gọi là đình Bến Thế). Đình được lập vào năm 1820 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành, một công thần triều Nguyễn.


Ngôi đình gần 200 tuổi có 40 cột, làm toàn bằng gỗ sao.

27 thg 11, 2012

Nhớ người xưa, từng ở nơi này...

Trong ảnh là cầu Gành, chiếc cầu sắt cũ kỹ bắc ngang sông Đồng Nai, nối liền cù lao Phố và Bửu Hòa. Ở đầu cầu phía bên kia, tả ngạn sông Đồng Nai là đền thờ thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh - xây đã hơn 3 trăm năm. Ở đầu cầu phía bên này, hữu ngạn sông Đồng Nai là đền thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương - xây đã hơn trăm năm. Trớ trêu thay, chiếc cầu nối 2 đền thờ của 2 bậc danh nhân Việt Nam lại là sản phẩm thiết kế bởi một danh nhân Pháp: kiến trúc sư Gustave Eiffel! Chiếc cầu này cũng đã hơn trăm năm tuổi.



Nguyễn Tri Phương là đại danh thần triều Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800) tại Phong Điền, Thừa Thiên, tuẫn tiết ngày 20 tháng 12 năm Quý Dậu (1873) khi thất thủ thành Hà Nội.

26 thg 11, 2012

Lang thang triền núi

Núi Long Ẩn nằm trong khu du lịch Bửu Long. Muốn lên núi phải vào cổng khu du lịch, phải mua vé. 



Ở đó bạn có thể leo những bậc thang bám rêu để lên chùa Long Ẩn, từ trên cao ngắm thành phố Biên Hòa.

20 thg 11, 2012

Thầy!

Tui không phải thầy giáo thứ thiệt. Vậy mà ai cũng kêu tui bằng thầy, có thích không? (thầy giáo, chớ không phải… thầy bói hay thầy chùa đâu à nghen!). Chẳng là vì hồi nẳm, thuở tin học còn là thứ xa lạ với mọi người, tui đã hăng lên, bằng chút kiến thức của mình tui đã mở lớp dạy tin học căn bản cho mọi người, từ quan lớn đến dân đen, từ thằng cu đến ông già, từ Chí Phèo đến Hằng Nga…

Thuở ấy chưa có nhiều nơi dạy, chưa có mấy ai biết tới máy tính nên tui trở thành người thầy đầu tiên của nhiều người. Vậy là tui được kêu bằng thầy!



18 thg 11, 2012

Đi làm ì-ven

Hồi xưa á, tui hay đi lông nhông dự hoặc tổ chức các sự kiện về IT. Có lần tui tham gia cùng Intel tổ chức một event (triển lãm - hội thảo về máy tính) ở Cần Thơ.

Xôm tụ lắm, ở ngoài cổng vô là vầy nè:



Ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất ở Đồng Nai

Đồng Nai có một ngôi chùa được rất nhiều người ghé thăm. Không dám chắc lắm, nhưng tôi nghĩ rằng đây là ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất của tỉnh Đồng Nai.

Ngôi chùa đó đây nè:




15 thg 11, 2012

Tui muốn đi tu!

Tui buồn quá, vì nhiều biến cố xảy ra trong đời. Người ta nói buồn đời thì đi tu đi!

Đi tu tức là nương nhờ cửa Phật. Để chắc cú, tui nương nhờ đức Phật luôn, tui dựa lưng ông Phật.



Phật quở: Ngươi hỗn! Không được dựa hơi ta, đứng dậy mau!

Chảy đi sông ơi!

Năm 1982, tôi có một quyết định quan trọng trong cuộc đời mình: giã từ bục giảng trường đại học Bách khoa TPHCM để về làm việc tại Biên Hòa.

Hồi đó, tôi không biết gì về Biên Hòa và cũng không quen bất kỳ ai ở đó – trừ anh, một người bạn học cùng trường.

Ngày đầu tiên về Biên Hòa để… nộp đơn xin việc, anh đèo tôi đi bằng xe đạp, rồi chở tôi về nhà một người bà con ở bên sông Đồng Nai.

Anh nói: đây là cù lao. Tôi nghe vậy, và biết vậy (mãi sau này, tôi biết đó là cù lao Phố).

Lòng bâng khuâng vì sắp giã từ giảng đường, giã từ thành phố SG, ưu tư vì không biết có xin được việc làm nơi đất lạ hay không, tôi ngồi miên man suy tư bên dòng sông.

Dòng nước vẫn chảy xuôi…

Nhưng rồi tôi có cảm giác dòng sông đang đứng yên, còn tôi đang trôi đi, trôi đi… đến một nơi nào vô định.

Tôi nhớ mãi cảm giác đầu tiên khi đến Biên Hòa ấy: mình trôi đi bên dòng sông Đồng Nai, đến phương trời vô định.

11 thg 11, 2012

Pad nào cũng là pad!



Thuở xa xưa, trên đời có cái desktop -  nói cho đầy đủ là desktop PC, tức là cái máy tính cá nhân để trên mặt bàn. Khi người ta văn minh hơn, người ta tạo nên cái laptop - nói cho đầy đủ là laptop PC, tức là cái máy tính cá nhân để trên đùi (lap = đùi). Cứ theo cái đà ấy, ta có cái palmtop là cái máy tính để trên lòng bàn tay. Rồi đến nettop, là cái máy tính để ở trên… net! À, đến chú này thì các nhà sản xuất đặt tên hơi gượng rồi. Nettop là một cái máy tính cấu hình thấp, kích thước nhỏ gọn chủ yếu để lướt net. Chẳng qua là muốn dùng chữ top cho nó “đúng hệ”!

Trong các anh top ấy, có những anh tàn tạ, tan biến dần theo thời gian, như anh palmtop, nettop. Giờ còn lại desktop laptop. Desktop có vẻ như đang sống nốt quãng đời còn lại, chỉ còn laptop là vẫn mạnh mẽ và sống khỏe. Thôi thì top nào cũng là top!

7 thg 11, 2012

Anh Nhiên ơi, em hiền như ma soeur!

Xin nhắc ngay, anh Nhiên là Nguyễn Tất Nhiên, chứ không phải anh Nhân đâu nhé!

Sinh thời, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bài thơ nhắc đến Chúa, linh mục, ma soeur..., mà bài Em hiền như ma soeur nhắc ở tựa đề bài này là một thí dụ. Thế nhưng anh nhắc đến Chúa, đến linh mục không phải với sự tôn kính tín ngưỡng, mà nó có chút gì đó nghịch ngợm, chút gì đó giận dỗi, và nếu khắt khe hơn có thể gọi là sự báng bổ.

Trong bài Em hiền như ma soeur

vai em tròn dưới mưa
ướt bao nhiêu cũng vừa
cũng chưa hơn tình rụng
thấm linh hồn ma soeur 


Má ơi, tình rụng thấm linh hồn ma soeur, có quá đáng không chứ?

6 thg 11, 2012

Bụt chùa nhà thiêng không?

Bụt chùa nhà không thiêng!

Ở Bangkok, Thái lan, ngay trong lòng thành phố, có một ngôi chùa mang tên chùa Wat Pho, trong chùa có một gian phòng đồ sộ, trong đó có một tượng Phật nằm dài 45 met, cao 10 met. Đây là một điểm tham quan mà hầu như không du khách nào đến Thái lan có thể bỏ qua, nhất là theo lời của hướng dẫn viên du lịch đây là tượng Phật nằm dài nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật nằm Wat Pho. Ảnh: bangkok.com


3 thg 11, 2012

Vĩnh biệt Ama Kông!

Rạng sáng nay, 3/11/2012 Ama Kông - huyền thoại săn voi - đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 102.

Ama Kông không chỉ là huyền thoại săn voi, ông vua săn voi cuối cùng của thế kỷ, mà còn là huyền thoại trên nhiều chuyện nữa.

Ông là một nghệ nhân, chơi giỏi nhiều nhạc cụ. Ông đã từng được mời ra Hà Nội để biểu diễn điệu tù và săn voi gồm 3 điệu: khởi hành, bắt voi và quay về. Thời điểm đó, ông là người duy nhất trên đời còn thổi được điệu tù và ấy. Bây giờ, khi ông đã ra đi, điều ấy thất truyền.

Ông là một tay chơi bạt mạng, không kém gì công tử Bạc Liêu. Khoảng năm 1959 - 1960, ông từng bán voi lấy tiền, đi máy bay từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn để... đánh bài! Trong 3 ngày, thua sạch một con voi!

1 thg 11, 2012

Hai Ẩu tìm hiểu y khoa

Một trong những điều dại dột của tui là không chịu tìm hiểu về y học và không quan tâm đến sức khỏe. Chỉ đến khi bị nhồi máu cơ tim, bị bịnh nặng rồi mới hoảng lên. Dù sao muộn cũng còn hơn không!

Vậy là nhờ bị bịnh mà tui có dịp tìm hiểu về y khoa chút chút. Xin kể lại đây 2 điều mà tui tìm hiểu được và tâm đắc.


28 thg 10, 2012

Trên trời - dưới biển

 Tôi là một người ủng hộ điện toán đám mây (cloud computing).

Tại một hội nghị mới đây, diễn giả đã nêu lên những lợi ích vô cùng to lớn khi ứng dụng điện toán đám mây. Cụ thể, ông tính toán rằng nếu áp dụng mô hình này cho các cơ quan nhà nước thì từ nay đến 2015 sẽ tiết kiệm được một số tiền lên đến gần 1,5 tỷ đô la Mỹ! Đó là những chi phí dành cho mua sắm trang thiết bị và chi phí trả lương cho nhân viên vận hành hệ thống công nghệ thông tin!

25 thg 10, 2012

Chạy doanh số


1.
Từ hồi còn nhỏ, chưa biết đến kế hoạch kinh doanh là gì thì Văn Tèo đã vô tình chạy doanh số. Ấy là hồi Văn Tèo còn vác cái thùng mốp đi bán cà rem. Bán đến chiều tối mà cà rem vẫn còn nhiều, chỉ có nước ăn cho hết. Nhưng mà ăn thì làm sao hoàn thành chỉ tiêu bán hàng, về nhà sợ bị má la, Văn Tèo ngồi khóc hu hu.

Lúc đó Văn Tèo gặp Văn Tí mếu máo ôm thùng cà rem đi tới. Văn Tí cũng bán ế nhệ và không dám về nhà. Văn Tèo bèn nghĩ ra một sáng kiến: Văn Tèo mua cà rem của Văn Tí, Văn Tí mua cà rem của Văn Tèo. Hai bên mua qua mua lại, mua bao nhiêu… ăn bấy nhiêu. Chẳng mấy chốc mà 2 thùng cà rem hết sạch. Thế là cả Tí và Tèo đều đã bán hết hàng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Cả hai cùng thơ thới ra về !

Chuyện chạy doanh số đầu tiên trong đời Văn Tèo là như thế đó!

Hoa lá về đâu?

Những bức ảnh nghệ thuật này do nghệ sĩ Dương Quốc Định chụp năm 2007, chủ đề là Nghề trồng hoa.

24 thg 10, 2012

22 thg 10, 2012

Hai Ẩu cao tới đâu của Mai Phương Thúy?

Sau đây là trích một đoạn chat trao đổi giữa Đại gia XHai Ẩu, mời các bạn nghiên kíu:
 

X: Hi, anh Hai, anh nhận lời làm PR cho công ty tụi tui nhe?

Hai Ẩu: Hi hi, chiện này lạ à nhen. Vì cớ làm sao?
 

X: Anh Hai ưa viết báo chọc quê tụi tui quá. Mời anh làm PR cho... chắc ăn. Cái này gọi là đề phòng hậu họa! 

Hai Ẩu: E hèm! Phải “xi-nghĩ” cái đã. Nhưng PR là nhiều chiện lắm, đâu phải chỉ chiện đó. Thí dụ: Phải có đại sứ thương hiệu chẳng hạn. 

X: Anh Hai khỏi lo! Có rùi! 

Hai Ẩu: He he, người đẹp hả? Mai Phương Thúy hả? 

X: Đúng rùi! Sao anh Hai biết hay dzậy? 

Hai Ẩu: Thiệt hả? Chết mẹ! Hư hư hư hừ hừ...  

21 thg 10, 2012

Tình sử thằn lằn

Bạn có từng ngồi trong văn phòng nhìn miên man lên trần nhà ngó thằn lằn bò qua bò lại?

Chắc là có. Thế nhưng bạn đã từng nghe kể về chuyện tình yêu của đôi thằn lằn, đã từng tự hỏi chúng đưa nhau về đâu để yêu nhau khi không còn bò trên trần nhà cho bạn ngó? Nếu chưa, hãy nghe tôi kể nhé!



Cô hái mơ

Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.


Hỡi cô con gái hái mơ già!
Cô chửa về ư? Ðường thì xa
Mà ánh trời hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?

20 thg 10, 2012

Sông dài con cá lội biệt tăm...


Cớ sao người phụ nữ Việt Nam trong ca dao lại cam chịu nhiều như thế nhỉ?

Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
thì xin thiếp gọi đò ngang thiếp về

nghe đầy nổi chịu đựng và tình yêu tha thiết. Lại nhớ má ngày xưa thường hát ru con bài này. Có lẽ ngày xưa má đã nói với ba như thế, và đã đói no, lạnh lùng cùng ba đến cả cuộc đời...

19 thg 10, 2012

Lễ hội Bà

1.
Theo Tổng cục Du lịch, 3 lễ hội có lượng người tham dự đông nhất nước là:

  • Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc)
  • Lễ hội Chùa Bà Bình Dương
  • Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh
Đông tới cỡ nào? Có thể lấy một con số minh họa: Dịp lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm, số lượng người đến chùa Bà Bình Dương là 1,5 triệu người! Còn ở miếu Bà Chúa Xứ là 2 triệu người nhân dịp vía bà (23 đến 27/4 âm lịch)! Thật là một con số mà những nhà tổ chức sự kiện, tổ chức lễ hội không mơ thấy nổi!

  Lễ vía Bà Chúa X

18 thg 10, 2012

Uống trà Chi Lê

Hôm nay Hai Ẩu đã chia tay vùng đất Hà Nam - Nam Định của Mẹ Bụ được gần 1 tháng rồi, nhưng có một chuyện này làm Hai Ẩu mắc cỡ (tức là xấu hổ, nói theo miền Bắc) lắm, giấu kỹ, giờ mới kể.


Làng quê Vụ Bản, Nam Định

Hôm ấy Mẹ Bụ và bạn đưa Hai Ẩu ghé thăm trang trại xinh xắn của gia đình bạn ấy. Trang trại đẹp lắm, hoa này, cây cảnh này, ao cá này... nói chung là rất sướng để phiêu diêu.

Hai nàng ấy chiêu đãi hai anh em Hai Ẩu món trà huỳnh mai, nghe nói là ở Chi Nê mang về. Và hình như còn giới thiệu vài thứ hoa cảnh gì đó xuất xứ từ Chi Nê.

Thiệt là ác nhơn thất đức!


Hồi còn nhỏ, cu Tèo thỉnh thoảng lại nghe má chép miệng nói: Thiệt là cái lũ ác nhơn thất đức, có ngày Trời hại. Đó là mỗi khi có chuyện chi đó xảy ra trong làng, trong xóm về ai đó ác ôn làm khổ cho người khác, mà mấy bà nghe được. Chỉ là ngồi lê đôi mách tám chuyện với nhau giữa những người phụ nữ, ngồi nghe lỏm là mấy đứa con nít, chớ chẳng phải chửi rủa đình đám chi hết.

Lớn lên, câu chửi lũ ác nhơn thất đức đi theo cu Tèo. Là đàn ông, cu Tèo không ngồi lê đôi mách, nhưng trong bàn nhậu cái chuyện lôi ai đó ra để chửi là một điều cực sướng. Cứ lè nhè, lè nhè, cu Tèo và những cu Tí, cu Tửng khác tha hồ mà chửi mọi người với phong phú ngôn ngữ chửi: Ác nhơn thất đức, mất dạy, ngu ngốc, khốn nạn….

17 thg 10, 2012

Refresh buổi sáng

Mấy ngày nay tình hình sức khỏe Hai Ẩu không tốt, huyết áp tăng thất thường. Ngồi bên máy tính hơi lâu là 2 bên thái dương phừng phừng, đo huyết áp thì thấy vọt lên đáng ngại.

Sáng nay cũng vậy, buổi sáng mà không thấy sảng khoái chút nào, đầu óc cứ ong ong, người khó thở.

Sách y học dạy rằng phải vệ sinh tinh thần và thể chất. À, cũng gần giống như... vệ sinh buổi sáng. Phải vận động nhẹ chứ không được ngồi ù lì một chỗ, cho thân thể thoải mái. Phải thư giãn chứ không được suy nghĩ lung tung, cho đầu óc được dễ chịu.

Vậy nên Hai Ẩu quyết định refresh chính mình trong buổi sáng nay bằng cách... lên núi, vô chùa!

Hai Ẩu đi ngẫu hứng, quyết không đi theo những đường cũ đã đi, không vô chùa đã từng đến. Thế rồi Hai Ẩu đã đến Linh Sơn tự, một ngôi chùa ở lưng chừng núi.



Đi tìm iPad của Đức Phật

Tiểu thuyết khoa học giả tưởng - huyền bí, ly kỳ hơn Mật mã Da Vinci, hấp dẫn hơn Mật mã Tây Tạng. (Dĩ nhiên hay như thế thì tác giả phải là Hai Ẩu rồi!)




Năm 2012, khi nghiên cứu Phật điển, học giả Hai Ẩu chợt phát hiện ra một điều: 2.600 năm trước, Đức Phật đã sử dụng iPad! Khi Ngài nhập Niết bàn, iPad này được truyền lại cho đời sau, cứ thế đến 33 đời. Đến năm 713 sau công nguyên, iPad của Đức Phật biến mất, đến nay là 1.299 năm.

Vì sao 2.600 năm trước Đức Phật đã có iPad để xài? Điều quan trọng hơn nữa, là: nội dung chứa trong iPad của Đức Phật là những gì? Tìm ra được chiếc iPad này và đọc nội dung chứa trong đó sẽ mở ra cho chúng ta những bí ẩn ngàn đời của lịch sử. Thế là học giả Hai Ẩu dấn thân vào cuộc hành trình ly kỳ: Đi tìm iPad của Đức Phật.

14 thg 10, 2012

Ngày sau sỏi đá...


Đây là bãi Đá Trứng ở Ghềnh Ráng - Quy Nhơn. Gọi là bãi Đá Trứng vì sỏi ở đây to như quả trứng (chắc không phải trứng gà, vì nó to lắm - có lẽ cỡ trứng đà điểu hoặc trứng... khủng long). Bãi này còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu vì tương truyền rằng nơi đây được dùng làm chỗ tắm biển cho hoàng hậu Nam Phương.



Năm 2003, tôi và Ba cùng về thăm quê Bình Định - quê nội mà cả 2 cha con đã xa cách mấy mươi năm trời. Ba đi nhặt sỏi (gọi là trộm cũng được), vì sỏi đẹp lắm, và vì muốn mang về chút gì đó của quê hương xa xưa...


Những viên sỏi ấy theo về ngôi nhà tôi ở Biên Hòa. Chúng nằm trong những chậu kiểng, hoa sứ, xương rồng...

Rồi phải giã từ ngôi nhà cũ với khu vườn đầy hoa. Nhà mới là chung cư, ở trên cao, không trồng hoa được.

Buổi chiều giao nhà cho chủ mới. Ba tôi đi thơ thẩn trong vườn, rồi ông nhặt viên đá trứng này mang về nhà mới. Dù sao nó cũng là viên đá được mang về từ Bình Định, quê ông mà.


Viên đá nằm trên căn hộ chung cư có vẻ lạc lõng. Nhưng mỗi lần nhìn ra cũng thấy ấm lòng, nhớ quê nội, nhớ ngôi nhà cũ với bao kỷ niệm...


Rồi Ba không còn nữa. Bây giờ nhìn viên sỏi lại thêm nhớ Ba...
Làm sao quên được ngày xưa? Vì ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau kia mà...

Phạm Hoài Nhân
10/2012

11 thg 10, 2012

Bá Nha gặp Tử Kỳ như thế nào?

Bá Nha đang thất tình, thất nghiệp – nói chung là thất bại. Hết ngày dài lại đêm thâu, chàng trăn trở, quằn quại trong nỗi niềm riêng nào ai có thấu. Người xưa có nói: Tiền hết, tình cũng chết, Bá Nha đang rơi vào cảnh đoạn trường ấy. Chàng mòn mỏi ngóng trông một lời nhắn gửi theo gió ngàn của người tình đã bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Chàng miệt mài mong đợi một lời đề nghị của bậc quân tử nào đó gọi chàng đi làm việc. Tất cả chỉ là hư không, vắng lặng như tờ. Đêm đêm, Bá Nha cuộn mình rên rỉ hát: Người về soi bóng mình. Giữa tường trắng lặng câm…

Rồi một đêm kia, khi Bá Nha đang chìm sâu trong giấc mộng ưu tư thì có tin nhắn. Chàng choàng tỉnh giấc, lòng rộn ràng niềm vui. Ôi, nửa đêm khuya khoắt như thế này mà nhắn tin đến ta thì chỉ có thể là người tình bé bỏng. Nàng đã hết giận ta rồi. Bá Nha lim dim mắt, áp môi hôn lên chiếc điện thoại trước khi đọc tin nhắn. Rồi chàng đọc: Đất nền khu dân cư xxx, giá chỉ từ… Liên hệ số điện thoại: yyyyy. Bá Nha suýt lịm đi trước khi lên tiếng… chửi thề!

8 thg 10, 2012

Gỏi cá Tân Mai - Biên Hòa

Món gỏi cá có lẽ không phải xuất xứ từ Biên Hòa, mà là từ miền Tây sông nước, nơi có nhiều cá tôm. Thế nhưng khi du nhập vào Biên Hòa, nó được chế biến theo một kiểu cách riêng, thành một đặc sản của Biên Hòa.
 

Con sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tạo nên một làng nghề ở phường Tân Mai: làng cá bè, chuyên nuôi cá bè trên sông. Từ chỗ nuôi cá, ngư dân Tân Mai chế ra món gỏi cá để... lai rai, rồi trở thành món ăn khoái khẩu của cả thành phố Biên Hòa và khách phương xa.

Làng cá bè Tân Mai

4 thg 10, 2012

Biên Hòa ở Phủ Lý, Hà Nam

Chuyện là vầy: Đi chơi rong ruổi suốt ngày ở Hà Nam, Nam Định, đến tối về tui cùng Mẹ Bụ lại đi cà phê trong thành phố Phủ Lý. Đi tới một con đường rộng rãi, sáng rực ánh đèn, tui bỗng dụi mắt, tưởng mình ngủ gục: các bảng hiệu hai bên đường cho thấy đây đang là... Biên Hòa.

Tui hỏi Mẹ Bụ: Đây là đường Biên Hòa à? (đường (road) Biên Hòa, không phải đường (sugar) Biên Hòa). Mẹ Bụ cười hì hì: Thế đấy, nên mới đưa anh tới đây cho biết!

Chẳng những ở Phủ Lý có một con đường mang tên Biên Hòa, mà đó là con đường lớn nữa. Coi bản đồ Google thì biết:

1 thg 10, 2012

Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.

Đây là hai cây duy nhất ở Nam Định được công nhận là Cây di sản Việt Nam.


Hai cây muỗm này có tên khoa học là Mangifera Foetida Lour hay còn được gọi là cây quéo có hình dáng bề thế, thân tròn đều, đường kính của cây ở độ cao 1m là 143cm và 114cm, chiều cao vút ngọn là 18,5 và 19m, có nhiều cành lớn tán xoè rộng, đường kính của tán là 19,7 và 25,9m. Lá đơn nguyên thuôn dài đầu nhọn mọc cách, thường mọc chụm lại ở đầu cành. Phiến lá rộng 4,5-5,8cm dài 13-19cm.

Cành cây đưa ngang mái chùa

 Nhánh của cây bên trái và bên phải giao nhau trước mái chùa

Qua nghiên cứu thực tế, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam giám định khoa học. Kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam xác định hai cây muỗm của chùa Phổ Minh có niên đại 316 năm và 317 năm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh cho biết, thời gian tới, Ban quản lý và nhà chùa sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo tồn hai cây muỗm cổ thụ. Tuy nhiên, do nhiều năm trở lại đây hai cây muỗm thường bị sâu, bọ xít ăn lá, hút nhựa. Đáng lo ngại hơn là thân chính của cây muỗm bên trái tháp Phổ Minh (theo hướng chùa) bị rỗng ruột từ gốc đến độ cao 7,9m.


Cây bị ăn rỗng từ gốc 

Uống nước vối bên gốc muỗm cổ thụ

Ông Hoạt cũng đề nghị các cấp, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo cho hai cây muỗm được tồn tại lâu dài hơn.

Trước mắt là các giải pháp cấp bách nhằm chống cho cây không bị gió bão làm đổ, đồng thời ngăn chặn không để cho sâu bệnh và các sinh vật sâu bệnh gây hại cho cây.

 
Tin của TTX Việt Nam
Ảnh: Phạm Hoài Nhân