29 thg 4, 2018

Ngôi chùa nhỏ bên sườn núi

Đường Huỳnh văn Nghệ, rẽ vào Võ Trường Toản ở cổng chào Văn miếu Trấn Biên độ 200 met thì bên tay phải ta thấy một lối mòn lên núi. Đầu lối mòn có bảng chỉ đường lên chùa Long Sơn Thạch Động, chùa Linh Sơn. Chùa Long Sơn Thạch Động khá nổi tiếng, được nhiều du khách biết tới (còn bị gọi nhầm tên là chùa Bửu Long, vì ngoài con đường lên chùa theo sườn núi này thì khi vô Khu du lịch Bửu Long còn có thể lên chùa theo sườn núi bên trong khu du lịch!), nhưng chùa Linh Sơn thì hầu như không ai biết.

Cũng xin nói thêm một chút về núi Bửu Long, đúng ra phải gọi là núi Long Ẩn. Gọi là núi theo đúng cách gọi tên của cha ông ta từ thuở xa xưa, và vì đây là nơi cao hơn hẳn so với địa thế chung quanh, chớ thật ra núi này chỉ cao khoảng 60 met, không là gì so với địa thế chập chùng miền Trung, miền Bắc với những dãy núi cao hàng ngàn met.

Ở con đường mòn lên núi mà ta vừa kể ở trên, có một đoạn rất dốc (nhưng ngắn thôi, dưới 100 met), khi vừa dứt đoạn dốc ấy thấp thoáng một ngôi chùa, mang tên Linh Sơn tự. Chùa đơn sơ, nhỏ bé lắm khiến bạn có thể không để ý rằng nơi đây có một ngôi chùa nếu không dừng bước. May thay, có 2 điều khiến bạn dừng bước. Một là nơi đây có khoảng triền núi khá rộng, có thể dừng chân ngắm cảnh hồ nước long lanh phía dưới, xa xa là thành phố Biên Hòa, xung quanh là cây rừng xào xạc. Hai là trước mặt bạn có tượng Phật Bà Quan Âm lộ thiên uy nghiêm và hiền từ, bên cạnh đó là cây bồ đề cổ thụ cao to, phủ bóng mát.

Tượng Phật Quan Âm và cây bồ đề

25 thg 4, 2018

Ngôi chùa xưa trên mu rùa

Cù lao Rùa là một cù lao có hình dạng con rùa đang bơi trên sông Đồng Nai, hiện nay theo tên gọi hành chánh nó là xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thế nhưng ngày xưa Cù lao Rùa thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa, và điều này phù hợp với truyền thuyết của ông bà ta ngày xưa, rằng Đồng Nai là vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, với Long là dòng sông Đồng Nai (tên cũ là Phước Long giang, con rồng mang phước), đầu rồng là núi Long Ẩn (Bửu Long), còn Quy chính là cù lao Rùa, còn gọi là Cồn Quy. Từ Long (Bửu Long) qua Quy (cù lao Rùa) chỉ mất vài phút với một chuyến đò ngang.

Ở Cù lao Rùa, có một gò đất cao 15 met (cao nhất nơi đây) được coi như mu rùa. Chính tại nơi này đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại cách nay 3.500 - 3.000 năm, cho thấy cộng đồng dân cư đã tồn tại ở đây hơn 3.000 năm. Vì thế Cù lao Rùa đã được công nhận Di tích Khảo cổ cấp Quốc gia. Cũng trên mu rùa này có một ngôi chùa cổ, ngày xưa có tên là chùa Gò Rùa, còn tên chính thức của chùa là Chùa Khánh Sơn.


Đường lên chùa Khánh Sơn

24 thg 4, 2018

Chợ Xã Tây

Thiệt ra tui đâu có quan tâm tới việc đi chợ Xã Tây, vì... có biết đi chợ đâu, hơn nữa chợ này ở Sài Gòn - Chợ Lớn lận, đâu phải ở Biên Hòa. Điều làm tui tò mò là cái tên chợ: Xã Tây.



Nhiều người đều biết rằng Dinh Xã Tây ngày xưa là tòa nhà UBND TPHCM bây giờ, trong cụm từ đó nghĩa là thị xã, còn Tây ý chỉ người Pháp. Dinh Xã Tây dinh thự thị xã của người Pháp. Và ai cũng biết là Dinh Xã Tây (thời Pháp) hay Tòa Đô chánh (thời VNCH) hay UBND TPHCM (thời nay) nằm ở đường Lê Thánh Tôn, quận 1. Nhưng cái chợ Xã Tây thì nằm tuốt ở quận 5, Chợ Lớn lận. Chợ Xã Tây phải nằm gần dinh Xã Tây chớ, lẽ nào xa như vậy?

23 thg 4, 2018

Chùa Bà Chợ Lớn - Tuệ Thành hội quán

Hội quán Tuệ Thành (hiện tọa lạc tại 710 Nguyễn Trãi, quận 5) do người Hoa gốc Tuệ Thành (tức phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) đến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn làm ăn xây dựng nên để thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu phù hộ cho họ đi biển được an toàn. Ước hội quán được xây dựng nên khoảng 1760. Với đa số người dân, tên gọi Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn hay miếu Thiên Hậu quen thuộc hơn, nhưng tên chính thức nơi đây - và được ghi trong bằng chứng nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia là Hội quán Tuệ Thành.

Chính diện Chùa Bà

19 thg 4, 2018

Ghi chép tản mạn nơi Hà Chương hội quán

Hà Chương hội quán tọa lạc tại 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tương truyền rằng xưa kia người Hoa thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu của tỉnh Phúc Kiến sang Việt Nam đã lập nên Hội quán Nhị Phủ (tức Miếu Nhị Phủ - năm 1730) làm nơi thờ cúng. Sau đó từ đây lại tách ra làm Hội quán Ôn Lăng (phủ Tuyền Châu - năm 1740)Hội quán Hà Chương (phủ Chương Châu - năm 1809).



16 thg 4, 2018

Thăm Hội quán Ôn Lăng

Đã tới Hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn) thì lại thêm tò mò một chút, vì người dân nhị phủ Chương Châu và Tuyền Châu (nghe nói rằng) đã tách ra để lập nên hai hội quán cho riêng mình, là Hà Chương và Ôn Lăng. Vậy nên tui lại lò dò tới thăm hội quán Ôn Lăng.

Hội quán Ôn Lăng là hội quán do cộng đồng người Hoa sống tại phủ Tuyền Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến di cư sang Việt Nam lập nên. Hiện nay, hội quán tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5.

Về tên gọi và địa điểm của Hội quán Ôn Lăng có những điều thú vị. Nhìn vào cổng hội quán, ta thấy như sau:




10 thg 4, 2018

Từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2

Hi hi, đặt cái tựa như vậy để câu view thôi, chớ không có gì ghê gớm đâu!

Chuyện là vầy:

Ở Cù lao Phố, Biên Hòa có ngôi miếu cổ là Thất Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông, và bây giờ miếu đã cổ rồi nên còn gọi là Thất Phủ cổ miếu). Ở Chợ Lớn có ngôi miếu cổ là Nhị Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông Bổn). Vậy là... từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2.

Cuối thế kỷ 17, di dân người Hoa đến lập nghiệp miền Nam nước ta. Để tương trợ lẫn nhau và để có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh, họ lập ra những hội quán và đồng thời là miếu. Thất Phủ Miếu ở Biên Hòa ra đời năm 1684 trong hoàn cảnh ấy, và là ngôi miếu thờ - hội quán đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ.

Miếu Nhị phủ

9 thg 4, 2018

Tháng Tư, nhớ khổ qua rừng...

Không phải nhớ khổ qua rứng vì tháng Tư mới "tới mùa" khổ qua rừng đâu, mà vì chuyện khác...

Tháng Tư 1975, toàn dân (miền Nam) đồng lòng... bị ghẻ ngứa! Thôi miễn bàn cái câu hỏi "Ai đem ghẻ ngứa sang sông/Để cho ghẻ ngứa xổ lồng nó bay" đi nghen, chỉ nhắc lại câu hỏi "Làm sao trị ghẻ ngứa?"

Thời đó, sau chiến thắng vẻ vang, miền Nam làm gì có thuốc men để trị ghẻ ngứa, mà có đi nữa cũng chẳng có tiền để mua. Ở Long Khánh, người lớn tuổi biểu người nhỏ vô rẫy, vô rừng hái lá khổ qua rừng về nấu nước tắm. Khổ qua rừng mọc hoang dại đầy trong rẩy, tha hồ mà hái lá. Kể ra cũng công hiệu lắm, ông bà ta tài thiệt! Kể lại chuyện hồi xưa rằng người ta đi hái cả bao lá khổ qua rừng, đem về tắm trị ghẻ để thấy rằng nó chả có giá trị gì ráo, chả ai thèm ăn cả trái lẫn đọt.


Lẩu khổ qua rừng. Ảnh Doanh nhân SG

3 thg 4, 2018

Cù lao Phố có chùa Bà Trầu

Ở Cù lao Phố (Biên Hòa) có một ngôi chùa mà người dân nơi đây gọi là chùa Bà Trầu. Đây là một ngôi chùa khá lớn, tọa lạc trên một khu đất rộng 5.000 met vuông nhiều cây cao, bóng mát. Chùa nằm nơi vắng vẻ, ít dân cư, lại sát bờ sông nên phong cảnh gần gũi với thiên nhiên, mang nét thôn dã hiền hòa.