31 thg 7, 2020

Dinh Bà ở Phú Quốc

Ở Phú Quốc có tới 4 Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, trong đó Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông là một trong 2 dinh lớn nhất (còn lại là Dinh Bà ở Hàm Ninh). Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông chỉ nằm cách Dinh Cậu vài chục mét.

Mặt tiền Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thủy Long Thánh Mẫu là thần Nước (Bà chớ không phải Ông, tất nhiên rồi). Bà còn được gọi với nhiều tên khác nhau: Thủy Long Thần nữ, Bà Thủy, Bà Thủy Tề, Thủy Đức Thánh Phi...

30 thg 7, 2020

Dinh Cậu ở Phú Quốc

Ở Long Hải có Dinh Cô. Ở Phú Quốc có Dinh Cậu.

Dinh Cậu ở biển Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Giống nhau ở chỗ đều gọi là Dinh, đều ở ven biển, đều được gọi bằng những danh xưng gần gũi với người dân Nam bộ (cô, cậu), đều có tiếng là linh thiêng được nhiều người tới cúng kiếng.

Khác nhau ở chỗ ở Dinh Cô có vẻ như là một nhân vật có thật, một người thiếu nữ trẻ, sau khi mất đi mới hiển linh giúp đỡ dân làng, còn là nhân vật không đụng hàng, tức là chỉ có ở Long Hải chớ không ở nơi khác. Cậu ở Phú Quốc thuần túy là một nhân vật truyền thuyết, là con của Bà chúa Ngọc, và vì Bà Chúa Ngọc là nhân vật linh thiêng được thờ cúng ở nhiều nơi nên Cậu cũng được thờ cúng ở nhiều nơi chớ không chỉ là Phú Quốc (thí dụ: ở Tịnh Biên, An Giang có Núi Cậu).

13 thg 7, 2020

Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm

Trong một dịp dạo chợ đêm Cần Thơ, tui tình cờ thấy một tòa nhà lớn, có kiến trúc khá lạ: hơi cổ và mang dáng vẻ Trung Hoa. Bảng tên trên tòa nhà ghi là Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, và phía trên bảng tên ấy là dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vậy đây là một ngôi chùa Phật giáo? Rất lạ, vì nhìn đây không hề giống một ngôi chùa. Vì đang bận... đi chợ đêm, nên tui chỉ chụp vội một tấm hình để ghi nhớ, như dưới đây.



Ngay cả cái tên chùa cũng lạ, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, không phải thiền viện, tịnh xá, tu viện... như thường thấy. Tui có dự định tìm hiểu, nhưng rồi... quên luôn.

11 thg 7, 2020

Ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ

Hồi xưa (trước 1975) có những bài hát ngắn được gọi là nhạc hướng đạo, có lẽ được sáng tác cho hướng đạo sinh để hát trong những buổi họp mặt. Có khi cũng những bài hát đó lại được gọi là nhạc gia đình Phật tử được phổ biến rộng rãi trong các buổi sinh hoạt gia đình Phật tử. Xuất xứ từ đâu cũng được, nhưng tui nghĩ gọi chính xác nhứt thì đó là những bài hát sinh hoạt tập thể, bởi vì như tui đây chẳng hạn, không phải hướng đạo sinh cũng chẳng nằm trong gia đình Phật tử mà vẫn thường hát những bài đó trong các buổi sinh hoạt kia mà!

Những bài hát ngắn, dễ hát, dễ thuộc, dễ nhớ và đặc biệt là rất hợp với những tình huống sinh hoạt. Tui xin ôn lại vài bài trong số đó, để nhớ lại kỷ niệm một thời.

9 thg 7, 2020

Nì nì chao há

Hồi xưa, tui có nghe các anh hướng đạo hát bài này, nó hay hay và ngộ ngộ. Nửa tiếng Việt, nửa tiếng gì đó, mà chắc là tiếng Tàu. Hát thì cứ hát nhưng hỏi ý nghĩa lời bài hát và xuất xứ của nó thì không ai biết (hay biết mà không nói?). 

Vậy tui cóp nhật và đăng lại để ai biết thì nói dùm nhe.

Clip coi cho vui, cho nó có tiếng có hình, không liên quan bài hát.


NÌ NÌ CHAO HÁ

Nì nì chao há, nì chí chi.
Gió đưa cành đào, nhìn thấy lá rơi bờ ao.
Nao tin ta về, ta chào Nuchi.
Xin cái xin là hù, là hầy. 
Này gió ơi dừng chân. 
Nhìn thấy lá rơi đau lòng tuổi xanh.

Phạm Hoài Nhân