Ảnh fake có nhiều dạng khác nhau. Đó có thể là một bức ảnh được chỉnh sửa và/hoặc lắp ghép bằng các phần mềm đồ họa. Đó có thể là bức ảnh thật 100%, không chỉnh sửa hay lắp ghép, nhưng không phải chụp tại địa điểm xảy ra nguồn tin nêu trong bài báo. Cũng có thể đó là ảnh thật 100%, chụp đúng tại địa điểm xảy ra sự kiện nhưng chụp tại một thời điểm khác. Và phức tạp hơn nữa, khi ảnh fake được tạo nên bằng cách kết hợp các thứ giả tạo nêu trên với nhau.
Đã có công cụ gì để phát hiện ảnh fake chưa?
Hiện nay đã có một số công cụ mà các nhà báo châu Á có thể sử dụng để khám phá nguồn gốc và độ tin cậy của hình ảnh đi kèm tin tức, nhưng chúng lại tương đối cũ, không chuẩn mực và phần lớn đó là các phần mềm chạy trên máy tính để bàn. Một ứng dụng chạy ngay trên điện thoại di động là điều cần có đối với nhà báo.
Storyful kết hợp cùng Google tạo nên ứng dụng kiểm tra hình ảnh
Tại Hội nghị thượng đỉnh về Truyền thông đáng tin cậy năm 2018 tại Singapore, một nhóm các chuyên gia từ Google, Storyful cùng các đơn vị trong ngành công nghiệp tin tức đã cùng nỗ lực thiết kế để phát triển một công cụ mới phát hiện ảnh fake. Đặc điểm nổi bật của ứng dụng này là tận dụng trí thông minh nhân tạo (AI) và tối ưu hóa cho thiết bị di động. Với sự hỗ trợ từ Google News Initiative (GNI), Chương trình Đám mây GNI và các kỹ sư tình nguyện của Google, đầu năm 2020 công trình này đã được phát triển thành một ứng dụng mang tên Source, do Storyful cung cấp.
Hiện nay, ứng dụng Source đang được một số nhà báo ở châu Á sử dụng. Dưới đây là phỏng vấn của Google với Eamonn Kennedy, Giám đốc sản phẩm Storyful, để rõ hơn về ứng dụng này.
Ông có thể cho chúng tôi biết một chút về quy trình phát triển ứng dụng Source và AI đã giúp giải quyết một số vấn đề như thế nào không?
[EK] Tại Storyful, chúng tôi thấy những hình ảnh cũ (không đúng thời gian), không chính xác (không đúng địa điểm hay tình huống) hoặc được sửa đổi (không đúng sự thật) đang được định hình lại để đẩy một câu chuyện sai lệch phát triển lên.
Cách phổ biến để giải quyết vấn đề này cho các nhà báo là sử dụng tìm kiếm hình ảnh ngược để chứng minh rằng hình ảnh đó đã cũ và đã được sử dụng lại nhưng điều đó có một vài thách thức. Đầu tiên, những hình ảnh được sử dụng lại này thường xuyên bị chỉnh sửa và nhà báo cần có khả năng xác định thao tác để họ có cơ hội tìm thấy bản gốc tốt nhất. Thứ hai, các kết quả tìm kiếm được hiện ra theo thứ tự cái nào mới nhất sẽ hiện lên trước, trong khi các nhà báo lại quan tâm đến kết quả cũ nhất, bởi vì cái cũ nhất mới đúng là bản gốc. Như vậy phải thao tác cuộn màn hình rất nhiều lần để tìm bản gốc.
Ứng dụng Source sử dụng công nghệ AI của Google để cấp quyền truy cập tức thì vào lịch sử công khai của hình ảnh, cho phép bạn sắp xếp, phân tích và hiểu nguồn gốc của nó, bao gồm mọi thao tác. Điều đó đã hữu ích nhưng nó còn làm được hơn như thế. Source còn giúp phát hiện và dịch văn bản trong hình ảnh, điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà báo lập danh mục hoặc phân tích các memes trực tuyến. Ứng dụng Source cải thiện khả năng của các nhà báo trong việc xác minh nguồn gốc hoặc tính xác thực của một hình ảnh cụ thể và nguồn gốc của một meme phát triển như thế nào.
Minh họa sử dụng app Source. Ảnh động của Google
Ông có thể cho chúng tôi biết một chút về quy trình phát triển ứng dụng Source và AI đã giúp giải quyết một số vấn đề như thế nào không?
[EK] Tại Storyful, chúng tôi thấy những hình ảnh cũ (không đúng thời gian), không chính xác (không đúng địa điểm hay tình huống) hoặc được sửa đổi (không đúng sự thật) đang được định hình lại để đẩy một câu chuyện sai lệch phát triển lên.
Cách phổ biến để giải quyết vấn đề này cho các nhà báo là sử dụng tìm kiếm hình ảnh ngược để chứng minh rằng hình ảnh đó đã cũ và đã được sử dụng lại nhưng điều đó có một vài thách thức. Đầu tiên, những hình ảnh được sử dụng lại này thường xuyên bị chỉnh sửa và nhà báo cần có khả năng xác định thao tác để họ có cơ hội tìm thấy bản gốc tốt nhất. Thứ hai, các kết quả tìm kiếm được hiện ra theo thứ tự cái nào mới nhất sẽ hiện lên trước, trong khi các nhà báo lại quan tâm đến kết quả cũ nhất, bởi vì cái cũ nhất mới đúng là bản gốc. Như vậy phải thao tác cuộn màn hình rất nhiều lần để tìm bản gốc.
Ứng dụng Source sử dụng công nghệ AI của Google để cấp quyền truy cập tức thì vào lịch sử công khai của hình ảnh, cho phép bạn sắp xếp, phân tích và hiểu nguồn gốc của nó, bao gồm mọi thao tác. Điều đó đã hữu ích nhưng nó còn làm được hơn như thế. Source còn giúp phát hiện và dịch văn bản trong hình ảnh, điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà báo lập danh mục hoặc phân tích các memes trực tuyến. Ứng dụng Source cải thiện khả năng của các nhà báo trong việc xác minh nguồn gốc hoặc tính xác thực của một hình ảnh cụ thể và nguồn gốc của một meme phát triển như thế nào.
Minh họa sử dụng app Source. Ảnh động của Google
Các phòng tin tức sử dụng Source như thế nào và kế hoạch cho nó vào năm 2020 là gì?
[EK] Cho đến nay, 130 người từ 17 quốc gia khác nhau đã sử dụng ứng dụng này để kiểm tra nguồn gốc hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng nhắn tin và trang web tin tức. Có 30% người dùng Source đang truy cập web trên điện thoại di động của họ và lượng người dùng lớn nhất của chúng tôi là ở Ấn Độ.
Hướng sắp tới, chúng tôi lắng nghe những người sử dụng để tiếp tục xây dựng phiên bản 2 của ứng dụng. Source đã được sử dụng để kiểm tra các khung hình từ một video, điều này cho thấy tiềm năng của Source vượt ra ngoài văn bản và hình ảnh. Mục đích cuối cùng sẽ là xây dựng một hộp công cụ của Google, bao gồm các công cụ kiểm tra thực tế được phổ biến công cộng, với Source ở trung tâm, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo của Google để hỗ trợ các nhà báo trên toàn thế giới.
[EK] Cho đến nay, 130 người từ 17 quốc gia khác nhau đã sử dụng ứng dụng này để kiểm tra nguồn gốc hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng nhắn tin và trang web tin tức. Có 30% người dùng Source đang truy cập web trên điện thoại di động của họ và lượng người dùng lớn nhất của chúng tôi là ở Ấn Độ.
Hướng sắp tới, chúng tôi lắng nghe những người sử dụng để tiếp tục xây dựng phiên bản 2 của ứng dụng. Source đã được sử dụng để kiểm tra các khung hình từ một video, điều này cho thấy tiềm năng của Source vượt ra ngoài văn bản và hình ảnh. Mục đích cuối cùng sẽ là xây dựng một hộp công cụ của Google, bao gồm các công cụ kiểm tra thực tế được phổ biến công cộng, với Source ở trung tâm, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo của Google để hỗ trợ các nhà báo trên toàn thế giới.
Đầu tháng 3/2020, một số báo điện tử Việt Nam đăng tin Nhà Trắng gặp các công ty công nghệ lớn để bàn về việc kiểm soát dịch coronavirus. Tin đăng kèm với ảnh này và chú thích là ảnh chụp cuộc gặp, với lần lượt từ trái qua phải là: CEO Tim Cook của Apple, Tổng thống Donald Trump, CEO Satya Nadella của Microsoft và CEO Jeff Bezos của Amazon. Ảnh chụp là thật và đúng là chụp ở Nhà Trắng, nhưng không phải trong cuộc họp nói trên mà là cuộc gặp ngày 19-6-2017
--oOo--
Trên đây là một số thông tin mà tui góp nhặt được và tổng hợp lại để đăng cho mọi người coi chơi. Riêng tui, sau khi đọc xong có chút thắc mắc bèn chat để hỏi thêm giám đốc sản phẩm của Storyful Eamonn Kennedy
Ông nói là ứng dụng kiểm tra ảnh dỏm này đã được 130 người tại 17 quốc gia xài, vậy trong đó có Việt Nam không?
[EK] Không! Việt Nam không thèm xài và không cần xài!
Ủa, sao không thèm xài?
[EK] Thì ông coi thí dụ bằng 2 cặp ảnh này đi. Ở Việt Nam, người ta vô tư xài ảnh cũ để đăng trong tin mới. Nếu có cái app này, nó phát hiện ra hổng lẽ bỏ ảnh à? Lấy gì để phục vụ ý đồ chính trị cao siêu? Mấy tay phóng viên ngồi nhà làm sao có ảnh cho bài báo của mình?
[EK] Bời vì dân mạng có cần tới cái app này đâu, vẫn phát hiện ra mấy vụ ảnh lụi đó thôi!
Sau khi nghe Eamonn Kennedy trả lời xong tui cảm thấy thỏa mãn vô cùng. Đất nước có bao giờ được thế này không? Một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan rộng khắp cả nước!
Hai bức ảnh giống y chang nhau dù theo chú thích (của 2 trang báo điện tử khác nhau) là được chụp trong 2 sự kiện cách nhau cả tháng.
Cũng vậy, hai hình ảnh y chang nhau dù 2 nội dung bài báo khác nhau xa lắc
Rồi, hiểu! Nhưng sao không cần xài?
[EK] Bời vì dân mạng có cần tới cái app này đâu, vẫn phát hiện ra mấy vụ ảnh lụi đó thôi!
Sau khi nghe Eamonn Kennedy trả lời xong tui cảm thấy thỏa mãn vô cùng. Đất nước có bao giờ được thế này không? Một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan rộng khắp cả nước!
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét