31 thg 5, 2011

Có bi nhiêu chơi bấy nhiêu!

Năm ngoái, (cái gọi là) ca khúc Da nâu do Phi Thanh Vân trình bày được vinh danh là Thảm họa V-Pop. (Cái gọi là) Ca khúc này chỉ vỏn vẹn có mấy câu, mấy từ như sau:



Em có một ước ao
Em có một khát khao
Làn da nâu
Làn da nâu

Thành lộc: Em có một ước ao! Em có một khát khao! Da trâu! Da trâu! Làn da em đẹp như con trấu!

Năm nay chưa tới giữa năm mà Phương My đã được vinh danh là Thảm họa V-Pop 2011 với (cái gọi là) ca khúc Nói dối. Xin lỗi, tui không đủ dũng cảm nghe lại lần nữa để ghi lại lyric của bài hát, chỉ nhớ mỗi từ Nói dối lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần.



30 thg 5, 2011

Kangaroo! Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam!

Đêm, chàng và nàng say sưa giấc nồng bên nhau.

Đột nhiên, nàng quơ gối, đập lên đầu chàng một phát: Ầm!

rồi hét lên: Em yêu Anh! Mối tình ấy hàng đầu Việt Nam!

Chàng giật mình, ôm lấy nàng, nói: Ừa, anh biết rồi.


Rồi chàng ngủ tiếp.

Hai phút sau, nàng lại vung gối lên, đập vào đầu chàng cái Ầm và reo lên:


Em yêu Anh! Mối tình ấy hàng đầu Việt Nam!

Chàng ôm nàng, rên rỉ: Anh biết rồi cưng, ngủ đi!


Một phút sau, lại một cú đập gối lên đầu chàng: Ầm. Và:

Em yêu Anh! Mối tình ấy hàng đầu Việt Nam!

Chàng mếu máo: Chết anh rồi cưng ơi!


Nàng vẫn không dừng lại, cứ cách một hai phút nàng lại đập gối lên đầu chàng và điệp khúc Ầm! Em yêu Anh! Mối tình ấy hàng đầu Việt Nam.

Suốt đêm!


Chàng không ngủ được. Theo ý bạn chàng sẽ làm gì?


Chàng trằn trọc suy nghĩ, và rồi chàng nghĩ ra một ý tưởng quảng cáo mà ta đã được thưởng thức:
 

Ầm! Kangaroo! Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam!

Dân gian gọi tên chùa (2)

Dân gian gọi tên chùa ngoài việc gọi theo tên... loài vật (chùa Dơi, chùa Cò, chùa Khỉ) hay tên đồ ăn (chùa Bún Riêu, chùa Bánh Xèo, chùa Rau Má), còn gọi tên theo các nguyên tắc sau đây:

Miễn sao dễ đọc:


Ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang có rất nhiều chùa Khmer, tên Khmer thì dài và khó nhớ. Dân gian đâu sá chi chuyện khó đọc, khó nhớ đó, cứ đọc đại là xong. Có thể kể ra vài thí dụ:

1. Chùa Sà-lôn: Ngôi chùa này có tên đầy đủ là
Seraysockhum sănkummiênchay Sà Lôn (xin thưa là Hai Ẩu copy và paste chớ cũng không gõ nổi cái tên chùa này!). Hai chữ cuối dễ đọc nhất, nên dân gian gọi là chùa Sà Lôn. Ngoài ra chùa trang trí hầu hết bằng miểng chén đĩa, nên dân gian bèn chế thêm cho chùa một cái tên còn dễ nhớ hơn tên Sà Lôn nữa: Chùa Chén Kiểu.

Chùa ở
ấp Đại Thành, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (trên quốc lộ 01, đường đi từ Sóc Trăng tới Bạc Liêu).


Một góc chùa Sà Lôn

29 thg 5, 2011

Dân gian gọi tên chùa

Chùa bao giờ cũng có một cái tên. Tên nghiêm trang, thành kính. Ấy vậy mà nhiều khi dân gian không chịu gọi (thậm chí không nhớ, không biết) tên chính thức của chùa, mà chỉ thích gọi tên do mình... tự đặt, nhiều cái tên nghe mà giật mình.

Nhiều nhất có lẽ là... tên loài vật: Chùa có nhiều con gì thì đặt tên con đó cho chùa. Như chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Cò ở Trà Vinh, chùa Khỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Hic, như cái chùa Khỉ chẳng hạn, Hai Ẩu vô chùa lạy Phật đàng hoàng mà... hổng biết chùa tên gì.. Hỏi cả đoàn người đang khấn vái sì sụp thì ai cũng nói tên chùa này là... chùa Khỉ, vì khỉ nó giỡn chơi đầy ở chùa. Mãi 2 năm sau, tình cờ đọc tài liệu mới biết tên chùa là chùa Chơn Nguyên.


Chùa Chơn Nguyên ở chân núi Kỳ Vân, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt tiền chùa đơn sơ thế này, không có tên, làm sao biết là chùa Chơn Nguyên?

28 thg 5, 2011

Nude trong chùa

Ở Trà Vinh có một ngôi chùa Nam tông Khmer rất nổi tiếng, đó là chùa Samrông Ek.

Chùa Samrông Ek nổi tiếng vì đó là một ngôi chùa cổ, nghe nói là được xây dựng từ năm 1373 (gần 650 năm rồi!).
 

Nhìn tam quan chùa là thấy ấn tượng ngay nè:


25 thg 5, 2011

Tại sao dân Biên Hòa kỵ màu đỏ?

Bây giờ thì điều kiêng kỵ này đã giảm bớt rồi, đi ra đường ở Biên Hòa bạn vẫn thấy những chiếc xe máy màu đỏ chạy tung tăng.Thế nhưng cách đây chưa lâu lắm dân Biên Hòa tuyệt đối không mua xe màu đỏ.

Người ta nói rằng sắm xe màu đỏ thì chắc chắn 100% chủ xe sẽ bị tai nạn bể đầu vỡ óc, chết bất đắc kỳ tử, có nhẹ hơn thì cũng bị gãy tay, gãy chân, gãy xương sườn. Nếu như phước đức ông bà để lại thì nhẹ nhất là... bị mất xe!

Nghe nói rằng những năm 90 thế kỷ trước, khi xe máy bắt đầu thịnh hành lại tại Việt Nam, các hãng xe mang xe tới chào bán tại Biên Hòa đều đau đầu không giải thích được tại sao xe màu nào cũng bán được, chỉ riêng xe màu đỏ là đố bán được chiếc nào tại Biên Hòa!

Dân Biên Hòa còn kỵ mặc quần áo màu đỏ. Người lớn nói rằng mặc đồ đỏ sẽ bị ốm đau bệnh tật, bị tai nạn bất ngờ (có thể dẫn đến tử vong). Người trẻ hơn thì dẫn chứng hùng hồn rằng cứ xem đội bóng Đồng Nai đá banh, trận nào mặc áo đỏ thì chưa đá đã cầm chắc thua rồi, chẳng những thua mà còn thua đậm, thua te tua, thẻ vàng thẻ đỏ tùm lum (lại đỏ!)


24 thg 5, 2011

Tại sao dân Biên Hòa không ăn tân gia?

Nếu bạn là một người dân cố cựu ở Biên Hòa, chắc chắn bạn đã được ông bà, cha mẹ dạy rằng: Đã là dân Biên Hòa, thì khi có nhà mới không được ăn tân gia. Còn nếu bạn là người từ nơi khác đến đây lập nghiệp, chắt chiu xây được một căn nhà, thì trước khi xây xong bạn sẽ được người quen can ngăn: Cất nhà thì cất, nhưng chớ có ăn tân gia!

Nếu ăn tân gia thì sao?

Người lớn bảo rằng: Nếu ăn tân gia thì cơ ngơi sẽ lụi tàn, sẽ phá sản, sẽ... đủ thứ xui xẻo...

Hic, tin hay không tin thì bạn cũng chả dám tổ chức ăn tân gia, vì... cũng sợ chứ!

Khổ nỗi, cất được cái nhà mới thì mừng lắm, muốn mời người thân, bạn bè tới để khao và khoe. Vậy phải làm sao?

Dân Biên Hòa lách luật bằng cách khi xây nhà xong, cố chọn một ngày kỷ niệm nào đó như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, hoặc mừng thọ chẳng hạn, tổ chức buổi tiệc mời mọi người tới chung vui. Mọi người cũng đều biết tỏng là hắn mời mình tới để ăn tân gia, mừng nhà mới nên đến chung vui, trầm trồ khen nhà đẹp... nhưng cứ giả vờ như là ăn sinh nhật vậy! Hi hi!


23 thg 5, 2011

Thì ra là cây sa la

Trong Phật điển, 2 loại cây được xem là linh thiêng và được nhắc đến nhiều nhất là cây bồ đềcây sa la.
 
Đức Phật sinh ở dưới gốc cây sa la trong vườn Lâm-Tì-Ni, và nhập diệt giữa 2 cây sa la tại Câu-Thi-Na.

Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Cây bồ đề thì Hai Ẩu thấy rồi, biết rồi vì nhiều chùa có, vả lại hình ảnh lá bồ đề rất quen thuộc qua nhiều tranh ảnh của nhà Phật. Còn cây sa la? Không biết, không thấy.
 

Mới cách đây mấy hôm, Hai Ẩu còn hỏi han rằng cây sa la nó ra làm sao? Có ở Việt Nam không? Làm sao thấy được?

Ấy, vậy mà hôm nay tìm trên mạng, nhìn thấy hình Hai Ẩu mới chưng hửng, hóa ra mình đã thấy rồi. Chẳng những thấy mà còn thấy ở nhiều nơi, đã chụp nhiều hình nữa chứ!


20 thg 5, 2011

Trạm chờ xe buýt

Chiều nay Hai Ẩu ngồi chờ xe buýt ở một trạm trên đường Nguyễn thị Minh Khai.

Vốn không phải nhà thơ, nhưng chờ lâu quá nên Hai Ẩu tức cảnh sinh tình. Nhớ hồi nhỏ học văn thường thấy các nhà thơ vịnh cái này cái nọ, Hai Ẩu bèn Vịnh trạm chờ xe buýt như sau:

Bao nhiêu mông đít đã ngồi đây
Láng coóng những thanh i-nốc này
Phảng phất đâu đây mùi ngây ngấy
Thảo nào, đường Nguyễn thị Minh "Khai"


Làm thơ xong sung sướng quá. Tự hào biết mấy Việt Nam ơi!

Hai Ẩu

10 thg 5, 2011

Đền thờ Nguyễn Tri Phương ở Biên Hòa


Nguyễn Tri Phương là đại danh thần triều Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800) tại Phong Điền, Thừa Thiên, tuẫn tiết ngày 20 tháng 12 năm Quý Dậu (1873) khi thất thủ thành Hà Nội.

Nơi sinh, nơi mất của ông đều không phải ở Đồng Nai. Thế nhưng ở Biên Hòa, Đồng Nai có ngôi đền thờ ông rất trang trọng. Đền thờ ông nằm bên bờ hữu ngạn sông Đồng Nai. Đi trên cầu Gành từ hướng Biên Hòa về Sài Gòn (chính là cây cầu xảy ra tai nạn đường sắt hôm Tết vừa rồi), nhìn xuống bờ sông ta thấy ngôi đền thấp thoáng sau những lùm cây xanh, bên cạnh sông nước hữu tình. Cảnh trí rất đẹp.


6 thg 5, 2011

Có một con đường mang tên Phạm Phú Quốc?

Các bạn trẻ ngày nay có thể không biết đến tên ông: Phạm Phú Quốc, nhưng chắc những người cùng lứa với tôi hoặc lớn hơn đều nhớ đến tên này, đặc biệt là một nhạc phẩm rất hay viết về ông của nhạc sĩ Phạm Duy: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.

Phạm Phú Quốc là trung tá phi công nổi tiếng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sinh năm 1935 tại Quảng Nam. Sự kiện khiến ông được nhiều người biết tới là vụ đánh bom dinh Độc lập vào năm 1962 (thời Ngô Đình Diệm). Phi vụ bất thành, dinh bị sập một góc nhưng Ngô Đình Diệm thoát chết, ông bị bắt cầm tù cho đến ngày đảo chính 1/11/1963.

Ngày 19/4/1965, Phạm Phú Quốc từ Đà Nẵng cất cánh bay đi đánh phá trục lộ giao thông miền Bắc ở khu vực Vinh. Trên đường về ông bị cao xạ miền Bắc bắn hạ, rơi tại Hà Tĩnh.


1 thg 5, 2011

Tại sao Trịnh Công Sơn viết Một cõi đi về?

Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về...

Em đi. Trịnh Công Sơn nhớ và buồn da diết. Nhớ mênh mông như biển..

Em về hãy về đi
Ta phiêu du một đời...

Em về. Trịnh Công Sơn cô đơn một mình. Một đời phiêu du...

Tóm lại là em đi hay em về thì Trịnh cũng buồn, chịu hổng nổi. Bởi vì chịu hổng nổi nên Trịnh Công Sơn mới ngân nga lên: Một cõi đi về...

(Kết luận về mặt logic: Not đi, Not về, please stay here with me!)