Đây là một bài hát sinh hoạt (bài hát cộng đồng) được hát lên trong những dịp sinh hoạt tập thể - thời điểm hát là lúc chia tay nhau.
Bài ca tạm biệt
Gặp nhau đây rồi chia tay.
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say còn chưa phai.
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Còn trong ta, tình bao la
Cuộc tình chinh chiến bừng lên muôn ước mơ
Lòi suy tư, lời đêm qua,
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
(Nghe nhạc tại đây)
Tác giả bài hát là nhạc sĩ Viết Chung (1938 - 1996). Ông là một nhạc sĩ công giáo, tên thật là Giuse Đỗ Quang Trung, trước 1975 ông là Giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Huế. Sau 1975, ông... làm công nhân lò gạch và lê lết bán sách cũ.
May thay, đến năm 1979, ông quay lại với âm nhạc và chuyên sáng tác thánh ca (rất quen thuộc và nổi tiếng).
...
Kỳ thật, người ta thường hát Bài ca tạm biệt với 1 hoặc 2 lời, trong khi bài hát có đến 3 lời. Lời bị bỏ qua là lời 2, lời 1 được hát nhiều nhất, hoặc hát cả 2 lời: 1 và 3.
Toàn bộ bài hát như sau:
Xuất xứ của bài hát này từ đâu? Và vì sao lời 2 thường bị bỏ qua?
Tôi từng có trong tay một tập bài hát của Trung tâm huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn (Việt Nam Cộng Hòa), trong đó có in bài hát này.
(Chương trình Xây dựng nông thôn là một nỗ lực trong cuộc Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa hầu củng cố miền quê và tranh thủ niềm tin của dân chúng trong cuộc tranh chấp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì chính sách Ấp chiến lược để đối phó với lực lượng Cộng sản cũng phải thay đổi. Chính quyền Đệ nhị Cộng hòa đề ra Chương trình Xây dựng nông thôn để thay thế. Hai mục đích chính là đem lại an ninh ở miền quê và phát triển tiện nghi cho đời sống người dân nông thôn.
Chương trình này chính thức ra đời vào Tháng Hai năm 1966 thuộc Bộ Xây dựng Nông thôn. Chính phủ đã đào tạo 23.000 cán bộ tuyển từ dân quê để theo học khóa huấn luyện 13 tuần. Cơ sở huấn luyện đặt ở Vũng Tàu - Theo wikipedia)
Trung tâm huấn luyện CB XDNT này đặt tại rừng Chí Linh - Vũng Tàu, đó là lý do tại sao lời 2 của bài hát có đoạn: Rừng trầm lên tiếng ngàn cây xanh Chí Linh.
Tôi nghĩ rằng ban đầu nhạc sĩ Viết Chung đã viết bài này để phục vụ cho Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn. Sau đó, vì bài hát quá hay nên được phổ biến ra cộng đồng. Để phù hợp với cộng đồng, mang tính tổng quan hơn, người ta chỉ sử dụng lời 1 và 3.
May thay, đến năm 1979, ông quay lại với âm nhạc và chuyên sáng tác thánh ca (rất quen thuộc và nổi tiếng).
...
Kỳ thật, người ta thường hát Bài ca tạm biệt với 1 hoặc 2 lời, trong khi bài hát có đến 3 lời. Lời bị bỏ qua là lời 2, lời 1 được hát nhiều nhất, hoặc hát cả 2 lời: 1 và 3.
Toàn bộ bài hát như sau:
Gặp nhau đây rồi chia tay.
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say còn chưa phai.
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Rừng linh thiêng, rừng Lam Sơn
Rừng trầm lên tiếng ngàn cây xanh Chí Linh.
Về quê hương, về Chi Lăng
Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
Còn trong ta, tình bao la
Cuộc tình chinh chiến bừng lên muôn ước mơ
Lòi suy tư, lời đêm qua,
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
(Nếu nghe bài hát được post kèm theo bài này, các bạn sẽ thấy ngoài lời 2 bị bỏ qua, lời 3 được sửa từ Cuộc tình chinh chiến bừng lên muôn ước mơ thành Cuộc tình tươi thắm bừng lên muôn ước mơ. Chắc tại hòa bình rồi nên không xài chữ chinh chiến nữa).
...Xuất xứ của bài hát này từ đâu? Và vì sao lời 2 thường bị bỏ qua?
Tôi từng có trong tay một tập bài hát của Trung tâm huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn (Việt Nam Cộng Hòa), trong đó có in bài hát này.
(Chương trình Xây dựng nông thôn là một nỗ lực trong cuộc Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa hầu củng cố miền quê và tranh thủ niềm tin của dân chúng trong cuộc tranh chấp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì chính sách Ấp chiến lược để đối phó với lực lượng Cộng sản cũng phải thay đổi. Chính quyền Đệ nhị Cộng hòa đề ra Chương trình Xây dựng nông thôn để thay thế. Hai mục đích chính là đem lại an ninh ở miền quê và phát triển tiện nghi cho đời sống người dân nông thôn.
Chương trình này chính thức ra đời vào Tháng Hai năm 1966 thuộc Bộ Xây dựng Nông thôn. Chính phủ đã đào tạo 23.000 cán bộ tuyển từ dân quê để theo học khóa huấn luyện 13 tuần. Cơ sở huấn luyện đặt ở Vũng Tàu - Theo wikipedia)
Trung tâm huấn luyện CB XDNT này đặt tại rừng Chí Linh - Vũng Tàu, đó là lý do tại sao lời 2 của bài hát có đoạn: Rừng trầm lên tiếng ngàn cây xanh Chí Linh.
Tôi nghĩ rằng ban đầu nhạc sĩ Viết Chung đã viết bài này để phục vụ cho Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn. Sau đó, vì bài hát quá hay nên được phổ biến ra cộng đồng. Để phù hợp với cộng đồng, mang tính tổng quan hơn, người ta chỉ sử dụng lời 1 và 3.
...
Dù xuất xứ là gì đi nữa, nhạc và lời của Bài ca tạm biệt rất hay, phù hợp với sinh hoạt tập thể (kể cả lời 2). Nếu được nghe và hát lại bài này trong những buổi gặp gỡ (và chia tay) thì cũng gợi lại cho bọn già như mình những ký ức một thời, phải không các bạn già?
Dù xuất xứ là gì đi nữa, nhạc và lời của Bài ca tạm biệt rất hay, phù hợp với sinh hoạt tập thể (kể cả lời 2). Nếu được nghe và hát lại bài này trong những buổi gặp gỡ (và chia tay) thì cũng gợi lại cho bọn già như mình những ký ức một thời, phải không các bạn già?
Có một điều đáng nói là trong danh mục các bài hát trước 1975 được phép lưu hành, tôi không hề thấy tên bài hát này. Ơ, vậy không được phép hát nơi công cộng à?
Phạm Hoài Nhân
Anh Nguyễn Yên Sơn (http://nguyenyenson.multiply.com) đã góp ý:
Trả lờiXóaAnh đã đúng khi nhận định theo giả thiết 1.
Tôi đoan chắc điều này vì bác Trung là bạn của ba tôi, và ba tôi cũng là 1 giảng huấn viên cán bộ XDNT. Nên tôi có dịp được nghe (và hóng chuyện) về việc này. :)
Cảm ơn anh Sơn,
ô co trong tay tâp nhac này không?
Trả lờiXóaxin ô cho xem vài trang,
cam on ông
tôi
Trả lờiXóaTình cờ đọc được bài viết này, nhớ về kỷ niệm dưới mái trường xưa. Thầy Viết Chung 1 tuần dạy chúng tôi 1g về môn: Nhạc. Nhạc của thầy có phát trên Tivi lúc bấy giờ. Tôi nhớ bài sinh hoạt đoàn thể có bài BÁNH BÈO, BÀI CA TẠM BIỆT, BÀI CA HÒA BÌNH...những bài này rất hay và có ý nghĩ. Tuy nhiên, cả lớp chúng tôi khg quý thày. Thày rất dữ và đánh học sinh. Nếu tình cờ đọc lại những dòng chữ này, có lẽ thày cũng nhớ. Thuở ấy tôi là một nữ sinh trường Trần Nguyên Hãn Vũng Tàu. Vào một buổi chiều, thày tra hỏi 1 học sinh nam ai là người quậy phá trong lớp. Bạn ấy nói không biết. Thầy đã dùng 1 cây thước dài và to bản quật mạnh liên tục vào cánh tay, bắp tay bạn ấy. Cả lớp bàng hoàng, trời ơi ngần ấy năm. Tôi khg sao quên được nét mặt thầy hôm ấy. Cao Hữu Trí bức xúc lên tiếng "vừa phải thôi ". Thầy hét lên, ai nói đấy. Trí lẳng lặng đi lên đứng cạnh bạn. Thày như nguôi giận, bảo cả 2 về chỗ rồi phạt cả lớp ở lại đến 17g30 mới cho về. Sau năm 1975, tôi khg gặp lại thầy.
Trả lờiXóacam on tac gia
Trả lờiXóahttps://sites.google.com/site/xaydungnongthon/b%C3%A0icat%E1%BA%A1mbi%E1%BB%87t
Trả lờiXóaViết Chung còn viết rất nhiều bài hát cho tuổi thơ. Có ai nhớ làm ơn đăng cho cho chúng tôi học và dạy lại cho con trẻ. Tôi chỉ còn nhớ lõm bõm vài câu như: "Trường làng em, mái trường làng em, mẹ cha đắp nền xây móng. Đã bao năm, ôi đã bao năm...(?"
Trả lờiXóaGiặc về đây, lũ giặc về đây...(?) Đốt cây xanh, thiêu dốt cây xanh thiêu đốt cả tuổi xanh..."
https://www.youtube.com/playlist?list=PLJmCpJ97FzoBJ-2Ta8n_ZS_IB9gmALHD_
Trả lờiXóa1. Bài Ca Tam Biêt - Viet Chung
Trả lờiXóa2. Bài Ca Xanh - Viet Chung
3. Con Cho Con - Viet Chung
4. Con Chuon Chuon - Viet Chung
5. Em muon den choi - Viet Chung
6. Nuoc Viet Em - Viet Chung
7. Nha Ruong Làng - Viet Chung
8. O O O - Viet Chung
9. O Tron - VietChung
10. Truong Lang Em - VietChung
Bài Ca Tam Biêt - Viet Chung
Gặp nhau đây, rồi chia tay.
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say còn chưa phai.
Đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy.
Đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy. ...
Tập bài hát Trung tâm huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn, 1972, Cộng đồng ca
Bài Ca Xanh - Viet Chung
Con chim xanh
bay vút trời xanh
cây cành trong vườn
cây cũng màu xanh
Con sông xanh
đôi mắt màu xanh
đâu ngày thanh bình
ôi giấc mộng xanh
L'oiseau bleu
S'envole dans le ciel bleu
Les arbres dans le jardin
Sont également bleus, également bleus.
La rivière est bleue
Et les yeux sont bleus, couleur de l'espoir
Quand arriveront-ils les jours de paix?
Oh mon rêve bleu, oh mon rêve bleu ...
Con Cho Con - Viet Chung
con chó con
nó chơi một mình
nó nhìn cái đuôi của nó
nó thấy xinh xinh, í thật là xinh
nên chó con
cứ nheo mát nhìn,
thế rồi đuổi theo cái đuôi
nên cứ chạy vòng quanh, cú chạy vòng quanh, cứ chạy vòng quanh
em bé Nam
nó chơi một mình
nó nhìn bóng đen của nó
nó thấy hay hay, í thật là hay
nên bé Nam
cứ nheo mắt nhìn
thế rồi đuổi theo bóng đen, nên cứ chạy triền miên, cứ chạy triền miên, cứ chạy triền miên
.....
Con Chuon Chuon - Viet Chung
Con chuôn chuôn, cai con chuôn chuôn, no vân bay xa,
em dung buôn, hoi em dung buôn , voi nhung khi xa nhà.
em ra truong làng, em luôn luôn ngoan,
ôi , má ba thuong nhiêu thuong lam
Khi chiều tà đến khi chiều tà
Nắng tắt non xa
Em trở về bước em trở về
Nỗi sướng vui chan hòa
Trăng lên ngập ngừng
Quanh mâm cơm ngon
Em nhớ ơn ai trồng ai cấy
La libellule, elle vole , elle s'envole au loin,
petit frere, ne sois pas triste quand tu es loin de la maison,
à l'école du village, sois toujours sage en classe
maman et papa, nous t'aimons beaucoup
Em muon den choi - Viet Chung
Em muốn đến chơi với biển chiều muà hạ
Bãi cát dài trắng' xoá
Làn mây bay xa xa,
Oi cánh tay của bà thơm mát bao la
Em muốn thiếp di , muốn chìm vào biển cả
Mấy chú sò trong đó
Triền miên trong cơn mơ
Ôi trái tim của bà chưa hết ngâm thơ...
J'aimerai venir jouer avec la mer, les après-midis d'été,
La plage blanche est immense,
Des nuages planent au loin,
Madame la mer, comme vos bras sont doux...
J'aimerai m'endormir, me fondre dans l'océan
Là où les coquillages
Continuent à rêver
Madame la mer, votre cœur n'a pas fini de clamer des poèmes...
Nuoc Viet Em - Viet Chung
Nuoc day nuoc Viet em ,
la tu cua ai Nam Quan , cho den Ca Mau,
chu khong la tu Ben Hai
day nuoc Viet dep xinh, day nuoc Viet thanh binh
em thuong mai yeu hoai khong thoi (2)
6. Nha Ruong Làng - Viet Chung
Nhà của ta, ta làm thì ta ở
Nhà của ta, công khó mà làm ra
Nhà của ta, đây nhà từ muôn thuở
Qua bao đời , nhà vẫn là nhà ta.
Ruộng của ta, ta nhọc nhằn cấy cày
Ruộng của ta, nước mắt và mồ hôi
Ruộng của ta đây ruộng đồng màu mỡ
Qua bao thơì ruộng vẫn là ruộng ta.
Làng của ta, (thieu 5 chu²)...
Làng của ta... (thieu 5 chu²)...
Làng của ta đây làng từ nguyên thủy
Qua bao thời làng vẫn là làng ta.
7. O O - Viet Chung
ò ó o, ò ó o
đàn gà con chui ra ngoài ngõ
ò ó o, ò ó o
đàn gà con chui ra khỏi chuồng
gà dục em nhanh chân đến trường
ò o..
ì í i, ì í i
mình là chi sao nay nhỏ tí
ì í i, ì í i
mình là chi sao chua biết gì
ì i
là lá la, là lá la...
(thieu doan này)
O Tron - Viet Chung
o tròn như ông trăng thu
o tròn như ông trăng thu
mẹ ơi mua bánh trăng thu o tròn
mẹ ơi mua bánh trăng thu o tròn
i dài như ô đi mưa
i dài như ô đi mưa
....(thieu doan này)
Truong Lang Em - Viet Chung
Trường làng em, mái trưòng làng em, đã bao năm , ội đã bao năm
pha sắc màu nắng sương
....
..(thiếu đoạn này)
....
Rồi một hôm, thế rồi một hôm, đẹp sao mái trường tươi mới
Em hát vang, em vui hát vang, bên mái trường làng em
Cảm ơn admin.4 rất nhiều vì đã bổ sung những thông tin thật quý giá.
Trả lờiXóaxin phép add. vì không biết xưng hô thế nào cho phải phép...em là con trai út của cố Ns Viết chung. Nếu add có bản gốc thì xho e xin bản photo cũng ok. e xin chân thành cảm ơn vì tất cả những gì mà các bác các chú và các anh đã làm cho bố e. số đt của e 0966619044 ĐỖ QUANG BÌNH CA
Trả lờiXóaRất vui được biết em. Tiếc rằng những thông tin tôi biết chỉ có chừng ấy. Tôi đã đăng những mong muốn của em lên trang Facebook của tôi để nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người. Em theo dõi trên ấy xem có thông tin gì mới không nhé. (https://www.facebook.com/phnhan)
XóaThân ái,