31 thg 1, 2014

Chùa Xuân Hòa

Thuở ấy ở Long Khánh, nhà gia đình tui nằm trên đường Cộng Hòa (giờ là đường Cách mạng Tháng Tám), nhà ông bà ngoại nằm trên đường Thích Quảng Đức. Hai nhà chỉ cách nhau 500 met, tui thường đi bộ tới nhà ông bà ngoại. Gần như giữa đoạn đường ấy là chùa Xuân Hòa. Đi qua đi lại cổng chùa không biết bao nhiêu lần. Có khi đi vô chùa nhưng là vô chơi trong sân chùa chứ không phải đi lễ Phật (trẻ con mà). Thường thì đêm giao thừa hay ngày mồng Một Tết mới lon ton theo bà ngoại và má vô chùa lễ Phật. Dù là đi lễ chùa, đi chơi hay đi ngang qua thì ngôi chùa ấy cũng là hình ảnh quá thân quen, gần gũi của những ngày thơ ấu.


Tam quan chùa Xuân Hòa. Ảnh: Võ văn Tường

29 thg 1, 2014

Ngã ba - ngã tư

Đồng Nai có 2 cái ngã ba quen tên với mọi người, đó là Ngã Ba Vũng Tàu rẽ qua quốc lộ 51 để đi Vũng Tàu và Ngã Ba Dầu Giây rẽ qua quốc lộ 20 đi Đà Lạt.

Không ảnh Ngã tư Vũng Tàu

Kỳ thật, 2 chỗ ấy đã thành ngã tư lâu lắm rồi (trên nhiều bản đồ cũng đã ghi tên là ngã tư) nhưng mỗi lần mình nói Ngã Tư Vũng Tàu hay Ngã Tư Dầu Giây mọi người đều trố mắt nhìn mình như thằng ngốc chẳng biết gì, nói trật lất.

28 thg 1, 2014

Xin gọi nhau là cố nhân

Tuổi thơ tôi gắn trọn với Long Khánh - tỉnh Long Khánh.

Hồi đó, mỗi lần Tết đến, đêm giao thừa ngồi quanh nồi bánh tét như vầy:


23 thg 1, 2014

Những chiếc cầu ở miền Tây

Hai Ẩu làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan miền Tây Nam bộ. Chỉ những chiếc cầu tre lắc lẻo, Hai Ẩu nói:

Cầu tre là nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Đó là những thân tre được bắc qua kinh, qua rạch để làm cầu. Hình ảnh chiếc cầu tre thân thương đã đi vào ca dao, lời ru của má, như:


Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Cầu tre còn đi vào lời ca, như

Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê.


17 thg 1, 2014

Chuyện kể của Thạch Sanh

Tui đi hớt tóc! Anh chàng hớt tóc cho tui là Thạch Sanh. Tui hỏi ảnh:
  • Nghe nói Thạch Sanh làm nghề đốn củi mà, sao lại hớt tóc?
  • Đốn củi là chuyện xưa rồi. Giờ đâu còn rừng nữa nên chuyển sang nghề hớt tóc.
Tui hỏi tiếp:
  • Nghe nói ông anh kết nghĩa của anh là Lý Thông. Ổng giờ sao rồi?
Thạch Sanh vừa kéo tông đơ trên đầu tui, vừa lắc đầu:
  • Hông có anh kết nghĩa Lý Thông nào hết, chỉ có anh ruột tui là… Thạch Sùng thôi. Ảnh là chủ cái siêu thị điện máy to đùng bên kia đường kìa!

  • Vậy ha? Nay tui mới biết Thạch Sùng và Thạch Sanh là hai anh em đó. Sao ổng giàu vậy mà anh lại nghèo, đi hớt tóc?

Người từ trăm năm, về qua sông rộng

Hơn bốn mươi năm trước, mỗi buổi tan trường có một cậu học sinh trường Ngô Quyền (Biên Hòa) cùng cô bạn gái tên Duyên tản bộ về nhà. Nhà cô gái ở đường Lê văn Duyệt (Hoàng Minh Châu bây giờ), còn nhà cậu trai thì ở đường Phan Đình Phùng (cạnh tiệm phở Tứ Hải).

Thay vì về nhà mình trước (gần hơn), chàng trai đưa cô gái về nhà trước. Và thay vì đưa cô gái về thẳng nhà, hai người lại đi xuống mé sông, ngắm sông Đồng Nai rồi quay ngược lên đến nhà cô gái. Sau đó chàng trai đi một mình về nhà mình.

Lộ trình đi bộ của đôi trai gái: A, trường Trung học Ngô Quyền. B, bờ sông Đồng Nai. C, nhà cô Duyên. D, nhà Nguyễn Tất Nhiên.

5 thg 1, 2014

Ăn mày dĩ vãng

Có những khi ta xách bị đi ăn mày